Xẹp đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Xẹp đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị mất nước, nhân keo bị hao mòn dẫn đến xẹp. Bệnh hình thành với triệu chứng đau nhức và co cứng khớp. Bệnh nếu không điều trị đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Về lâu dài, bệnh nhân có thể phải đối diện với biến chứng biến dạng cột sống, nguy hiểm hơn là liệt và tàn phế.
Xẹp đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là một trong những bộ phận nằm giữa các đốt sống, thực hiện chức năng làm giảm ma sát giữa các đốt sống, từ đó giúp việc vận động trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khoa xương khớp cho biết, chức năng của đĩa đệm sau một thời gian hoạt động có thể bị suy giảm. Chưa kể đến, đĩa đệm cũng có thể bị tổn thương và hình các bệnh lý liên quan như thoát vị hoặc xẹp đĩa đệm.
Xẹp đĩa đệm là tình trạng lớp keo nhân bên trong đĩa đệm bị hao hụt dẫn đến đĩa đệm bị xẹp xuống. Hiện tượng này xảy ra là do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố nội và ngoại sinh. Xẹp đĩa đệm thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức ở vùng đốt sống và khớp bị co cứng gây khó khăn trong vận động. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt. Nguy hiểm hơn, xẹp đĩa đệm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất khả năng vận động của cơ thể, thậm chí bại liệt. Do đó, để kiểm soát tốt triệu chứng bệnh, người bệnh nên có biện pháp phòng ngừa và điều trị sớm.
Nguyên nhân xẹp đĩa đệm cột sống
Thoái hóa cột sống và loãng xương là hai bệnh lý xương khớp diễn ra đồng thời dưới tác động của thời gian. Đây cũng chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xẹp đĩa đệm cột sống. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do hệ xương khớp, đặc biệt là sụn khớp bị bào mòn và suy yếu. Theo thời gian, hai bệnh lý này sẽ khiến cột sống kém vững chắc. Khi đó, dưới tác động của các ngoại cảnh như tai nạn hoặc té ngã sẽ làm các đốt sống bị chệch và gây chèn ép đĩa đệm dẫn đến xẹp.
Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh xẹp đĩa đệm
Ngoài các yếu tố này, nguyên nhân gây bệnh xẹp đĩa đệm còn do các tác nhân sau:
- Tính chất công việc: Người thường xuyên làm việc với một tư thế đứng hoặc ngồi trong khoảng thời gian dài thường dễ bị xẹp đĩa đệm hơn những người có tư thế làm việc chuẩn và biết cách cân bằng giữa đứng, ngồi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do giữ nguyên một tư thế lâu sẽ khiến đốt sống chịu nhiều áp lực và gây đè nén đĩa đệm. Tình trạng này nếu tiếp diễn trong thời gian dài sẽ khiến nhân đĩa đệm bị hao mòn dẫn đến xẹp, thậm chí bị thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống. Những đối tượng dễ bị xẹp đĩa đệm như dân văn phòng, công nhân khuân vác vật nặng,…
- Tuổi tác: Theo một số nghiên cứu, đĩa đệm của trẻ em thường chứa nhiều nhân keo. Tuy nhiên, càng lớn tuổi, lượng nhân keo trong đĩa đệm bắt đầu giảm khiến đĩa đệm bắt đầu xẹp dần. Chưa kể đến, tuổi càng cao, chức năng của đĩa đệm giảm và dễ bị tổn thương do chịu nhiều áp lực từ cột sống nên đĩa đệm thường có xu hướng xẹp nhanh. Đây chính là lý do giải thích vì sao những người cao tuổi, đặc biệt là người bước qua độ tuổi trung niên thường có nguy cơ mắc bệnh xẹp đĩa đệm cao hơn thanh thiếu niên.
- Đĩa đệm và đốt sống yếu: Theo các chuyên gia, đĩa đệm và đốt sống yếu thường bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Khi đó, đĩa đệm rất dễ bị tổn thương, nếu người bệnh vận động mạnh hoặc thường xuyên hoạt động cũng có thể gây bào mòn nhân keo và gây xẹp đĩa đệm. Thông thường, tình trạng này thường diễn ra khi con người bước qua độ tuổi 30. Ngoài ra, nguyên nhân khiến đốt sống và đĩa đệm yếu cũng có thể là do chế độ dinh dưỡng thiếu hụt dưỡng chất cần thiết. Việc thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng như nước, vitamin và khoáng chất sẽ khiến cột sống suy yếu và làm gia tăng áp lực lên đĩa đệm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp trong đó có xẹp và thoát vị đĩa đệm.
- Chấn thương cột sống: Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương ở cột sống. Tuy nhiên, nếu tình trạng sức khỏe này không được khắc phục sớm có thể gây nên nhiều vấn đề liên quan đến cột sống như xẹp đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống.
- Thừa cân, béo phì: Béo phì, dư thừa cân nặng không chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ ngoại hình mà còn tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp. Cân nặng vượt chuẩn quy định thường khiến đốt sống và đĩa đệm chịu áp lực lớn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh xẹp đĩa đệm và các bệnh lý xương khớp khác như thoái hóa khớp gối.
Triệu chứng xẹp đĩa đệm
Bệnh xẹp đĩa đệm thường xảy ra với các biểu hiện nhận biết điển hình như:
- Đau lưng: Xẹp đĩa đệm xuất hiện với triệu chứng đau nhức ở vùng thắt lưng. Cơn đau xảy ra một cách đột ngột với mức độ đau tăng mạnh khi bệnh nhân hoạt động và giảm dần khi nghỉ ngơi. Bệnh nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời, cơn đau sẽ tăng lên mỗi ngày.
- Co cứng khớp: Xẹp đĩa đệm thường gây co cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng. Do đó, mỗi sáng thức dậy, người bệnh phải mất khoảng thời gian mới có thể vận động lại bình thường. Hiện tượng co cứng khớp thường diễn ra không rõ ràng. Do đó, để xác định đúng tình trạng bệnh, người bệnh cần thăm khám. Tuy nhiên, nếu vấn đề này không được khắc phục sớm, co khớp có thể diễn ra trong thời gian dài và trở nên tồi tệ hơn, gây khó khăn trong việc sinh hoạt. Đặc biệt là khi thực hiện các cử động cúi gập người hoặc nâng cánh tay,…
Biến chứng của bệnh xẹp đĩa đệm
Xẹp đĩa đệm không phải là hiện tượng mất nước đơn thuần xảy ra tại đĩa đệm. Bệnh nếu không phát hiện và chữa trị sớm có thể gây biến chứng thoát vị đĩa đệm. Theo thời gian, cấu trúc đĩa đệm có thể bị phá hủy hoàn toàn và làm tăng tính ma sát. Khi đó, đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh gây đau nhức dữ dội và gây khó khăn trong việc di chuyển. Nguy hiểm hơn, đĩa đệm không được phục hồi về trạng thái ban đầu có thể khiến các khớp xương bị teo nhỏ dẫn đến biến dạng, làm tăng nguy cơ tàn phế hoặc bại liệt.
Điều trị xẹp đĩa đệm
Người bệnh có thể cải thiện và khắc phục triệu chứng bệnh xẹp đĩa đệm bằng những cách sau đây:
Mẹo dân gian
Các mẹo dân gian sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên không chỉ giúp điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, các biện pháp này lại có tác dụng giảm đau nhanh, khá hữu ích trong việc kiểm soát triệu chứng đau nhức do bệnh gây nên. Đặc biệt, nguyên liệu chữa bệnh dễ kiếm, rẻ tiền, công thức chế biến đơn giản lại khá an toàn đối với sức khỏe. Người bệnh có thể chữa xẹp đĩa đệm bằng bài thuốc dân gian sau:
+ Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu:
- Vỏ bưởi: 1 quả
- Ngải cứu khô: 200 gram
- Chanh phơi khô: 1 kg
- Rượu trắng: 2 lít
- Đường phèn: 200 gram
- Bình thủy tinh
+ Cách thực hiện đơn giản và dễ dàng như sau:
- Cho tất cả các nguyên liệu vào bình thủy tinh
- Sau đó đổ ngập rượu và đậy nắp rồi ngâm
Sau thời gian ngâm 1 – 2 tháng là có thể sử dụng. Mỗi ngày, người bệnh nên uống 2 lần. Mỗi lần uống 1 ly nhỏ rượu thuốc. Kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian ngắn, triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm sau đó.
Ngoài cách điều trị này ra, để giảm đau nhức do xẹp đĩa đệm gây ra, bệnh nhân có thể sử dụng lá lốt hoặc lá ngải cứu rang nóng với muối và đắp lên cơ quan đau. Hơi nóng và các chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên này sẽ thẩm thấu sâu và giúp cải thiện các triệu chứng bệnh liên quan.
Thuốc Tây
Ngoài các mẹo chữa trị bằng dân gian, bác sĩ cũng có thể kê cho bệnh nhân một số loại thuốc kiểm soát triệu chứng bệnh như:
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Paracetamol
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid: Bao gồm Ibuprofen, Aspirin và Meloxicam,…
- Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine (Flexeril®), Eperisone (Myonal ®) và Carisoprodol (Soma ®)
- Thuốc hỗ trợ xương khớp: Biphosphonate
Lưu ý: Các loại thuốc nêu trên có tác dụng giảm nhanh cơn đau nhức, khó chịu do bệnh gây nên. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Do đó, khi sử dụng, bệnh nhân nên hết sức lưu ý. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc để tránh những ảnh hưởng không tốt đối với tình trạng bệnh và sức khỏe. Tốt nhất, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Vật lý trị liệu
Để giảm đau và tăng khả năng vận động, hạn chế tình trạng co cứng khớp, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân áp dụng phương pháp vật lý trị liệu. Biện pháp này giúp thúc đẩy quá trình sản sinh nhân nhầy ở đĩa đệm, từ đó làm giảm tình trạng ma sát gây đau nhức. Chưa kể đến, vật lý trị liệu còn giúp phục hồi khả năng vận động ở người bệnh bằng cách kéo giãn cột sống, làm giảm áp lực chèn ép lên đĩa đệm.
Vật lý trị liệu là biện pháp sử dụng các tác động vật lý. Do đó, để đem lại kết quả điều trị như mong muốn, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Đặc biệt, để tránh những ảnh hưởng không tốt đến cột sống khiến bệnh thêm nặng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trị liệu trước khi bắt đầu tập luyện.
Phẫu thuật
Phẫu thuật đĩa đệm được chỉ định thực hiện khi các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại kết quả sau thời gian dài áp dụng. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ đề nghị biện pháp phẫu thuật khác nhau.
Mặc dù giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh nhưng biện pháp chữa trị này luôn tìm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện. Tốt nhất chỉ nên phẫu thuật khi được bác sĩ yêu cầu. Bên cạnh đó, bệnh có thể tái phát trở lại sau phẫu thuật. Do đó, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc và tập luyện hợp lý để kích thích tái tạo đĩa đệm mới và làm tăng tính linh hoạt cho đốt sống.
Phòng ngừa xẹp đĩa đệm như thế nào?
Người bệnh có thể phòng ngừa và kiểm soát xẹp đĩa đệm theo những cách sau đây để ngăn ngừa bệnh hình thành và tiến triển xấu.
- Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định
- Tránh duy trì tư thế ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, đi lại sau 30 – 45 phút đứng hoặc ngồi
- Hạn chế bưng hoặc khuân vác vật nặng để tránh gây tổn thương cho cột sống và đĩa đệm
- Có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất như canxi vitamin A, D,… Một số loại thực phẩm nên ăn như cua, hàu, tôm,…
- Bổ sung thức uống chứa canxi hoặc thực phẩm chức năng tốt cho hệ xương khớp
- Tập luyện một số môn thể thao giúp xương khớp linh hoạt và giảm đau nhức, căng cứng khớp như bơi lội, yoga,… Tuy nhiên, trong quá trình tập nên chú ý tần suất và cường độ. Không nên tập quá sức nhằm tránh làm tăng áp lực lên cột sống
- Tái khám bệnh theo yêu cầu từ bác sĩ
Xẹp đĩa đệm nếu không khắc phục ngay có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện, người bệnh nên thăm khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ xương khớp.