Viêm khớp liên cầu là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Viêm khớp liên cầu là một loại tổn thương khớp do trực trùng Gr(-) hoặc do vi khuẩn Escherichia tồn tại trong dịch khớp gây ra. So với các thể viêm khớp khác thì viêm khớp liên cầu thường ít gặp hơn. Theo một số tài liệu y khoa, viêm khớp liên cầu là bệnh có nguy cơ dẫn đến biến chứng rất cao nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.

Viêm khớp liên cầu
Viêm khớp liên cầu thường xuất hiện tại các vị trí khớp lớn trên cơ thể như khớp gối, khớp vai, khuỷu tay,…

I. Viêm khớp liên cầu là gì?

Các số liệu thống kê của Hiệp hội xương khớp Việt Nam chỉ ra, có khoảng 3% người mắc bệnh viêm khớp liên cầu được khám và điều trị tại bệnh viện. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra, khả năng biến chứng của bệnh viêm khớp liên cầu chiếm khoảng 87%. Vì vậy, việc tìm hiểu thông tin về bệnh và phương pháp khắc phục ngay từ sớm là vấn đề rất cần thiết.

Viêm khớp liên cầu là một dạng tổn thương gây viêm khớp do vi khuẩn liên cầu có trong dịch khớp gây ra. Viêm khớp liên cầu thường hiếm gặp hơn so với các thể viêm khớp khác nhờ tác dụng của một số kháng sinh trong quá trình điều trị nhiễm trùng nguyên phát. Mặc dù vậy, bệnh viêm khớp liên cầu vẫn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

II. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp liên cầu

Viêm khớp liên cầu thường xuất hiện sau các tổn thương tại khớp hoặc một số cơ quan khác. Mà nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Đa số các trường hợp bị khớp liên cầu chủ yếu là do trực trùng Gr (-) và số ít vi khuẩn escherichia tồn tại bên trong dịch khớp. Bên cạnh đó, có một số trường hợp thường xuyên sử dụng pseudomonas aeruginosa trong thời gian dài cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn liên cầu tấn công.
  • Bên cạnh đó, viêm khớp liên cầu cũng do một số tác nhân cơ giới như chấn thương khớp, rách hở bao khớp tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
  • Xuất  hiện một số ổ nhiễm khuẩn nằm cạnh khớp như viêm gân, cơ, viêm xương, mụn nhọt, viêm đường tiết niệu hoặc bộ phận sinh dục,… Đây cũng là tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển bệnh lý.
  • Do tác động của các thủ thuật chọc dò dịch khớp, tiêm khớp nhưng không thực hiện đúng kỹ thuật hoặc không đảm bảo vấn đề vô trùng.
  • Do các nhiễm trùng tại một số cơ quan khác chẳng hạn như viêm phổi, viêm các màng, viêm đa cơ,…

Đặc biệt, ở những đối tượng có đề kháng kém, dễ nhiễm khuẩn như trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ mang thai, người già, bệnh nhân tiểu đường, người bị thiếu chất, sử dụng Corticosteroid trong thời gian dài, người có tiền sử mắc bệnh về xương khớp, chấn thương khớp, viêm khớp thấp, thoái hóa khớp cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp liên cầu rất cao. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây viêm liên cầu khớp hàng đầu.

Viêm khớp liên cầu
Viêm khớp liên cầu gây đau nhức tại các khớp tổn thương

III. Triệu chứng viêm khớp liên cầu

Viêm khớp liên cầu có biểu hiện gì đặc trưng không? Theo lý giải của các chuyên gia đầu ngành thì tùy vào nguyên nhân gây viêm mà bệnh có biểu hiện hoàn toàn khác nhau. Cụ thể đó là:

1. Triệu chứng tại khớp

Bệnh nhân thường có biểu hiện đau nhức tại một khớp nhất định, đặc biệt là tại các khớp lớn như khớp háng, khớp gối, khớp cổ tay, khớp vai, khuỷu tay,… Kèm theo đó là các biểu hiện viêm, sưng đỏ, mưng mủ và bị nóng khi viêm. Ở một số trường hợp còn có dấu hiệu dịch tràn khớp gối do tăng tiết dịch trong khớp. Khớp bị viêm thường đau đớn liên tục, đau dữ dội nhất là khi vận động.

2. Triệu chứng toàn thân

Người bệnh thường có biểu hiện sốt cao từ 39 – 400C, sốt liên tục, người gầy sút, mệt mỏi, uể oải, lưỡi bẩn, da khô,…

3. Triệu chứng ngoài khớp

Biểu hiện viêm khớp liên cầu ngoài khớp có tình trạng nổi hạch ở vị trí viêm tương ứng, teo cơ, xuất hiện một vài dấu hiệu của ổ nhiễm trùng khởi điểm. 

IV. Điều trị viêm khớp liên cầu

Nguyên tắc điều trị:

Chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm, dùng kháng sinh đường tĩnh mạch và dẫn lưu mủ khớp, bất động khớp khi cần thiết.

Thực hiện các quy trình cấy máu, cấy dịch khớp, soi dịch nhuộm gram để tìm vi khuẩn trước khi dùng kháng sinh. Việc lựa chọn kháng sinh tùy thuộc vào kết quả nhuộm gram.

– Phác đồ điều trị:

  • Điều trị nội khoa

Được khởi đầu bằng các loại kháng sinh tĩnh mạch khoảng 1-2 tuần. Tùy vào loại vi khuẩn, mức độ bệnh và khả năng kháng thuốc mà thời gian sử dụng kháng sinh có thể thay đổi.

Sau đó, bệnh nhân sẽ được chuyển sang sử dụng kháng sinh đường uống tương ứng với thời gian điều trị kéo dài khoảng từ 2 – 4 tuần.

  • Chọc hút dẫn lưu

Bên cạnh đó, có kết hợp dẫn lưu mủ khớp, bất động khớp và phục hồi chức năng vận động khi bệnh thuyên giảm.

  • Điều trị ngoại khoa

Có thể phối hợp điều trị ngoại khoa khi có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị cụ thể:

  • Trường hợp chưa có kết quả cấy máu: Bệnh nhân được chỉ định sử dụng kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 đường tĩnh mạch như ceftriaxon, mỗi ngày 1 lần, 1-2g/lần hoặc cephotaxim ngày 3 lần, mỗi lần 1g, cách 8 tiếng thực hiện 1 lần.
  • Trường hợp phát hiện vi khuẩn Gr(+) trong dịch khớp gối: clindamycin 2,4g đường tĩnh mạch/ngày, chia thành 4 lần hoặc  oxacillin, nafcillin 2g khoảng 6 giờ thực hiện 1 lần, chia thành 4 lần, mỗi lần 2g. Nếu nghi ngờ bệnh nhân có nhiễm tụ cầu vàng thì có thể  sử dụng kháng sinh vancomycin 2g/ngày, chia thành 2 lần.
  • Nhiễm khuẩn Gr (-): Sử dụng kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 tiêm tĩnh mạch 3-4 lần/tuần hoặc sử dụng thuốc uống có nhóm levofloxacin 500mg trong vòng 24h.
  • Trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh: Điều trị kết hợp kháng sinh nhóm gentamycin 3mg/kg/ngày tiêm vào bắp tay buổi sáng hoặc amikacin 15mg/kg/ngày và penicillin phổ rộng.
  • Trường hợp cấy máu, dịch khớp dương tính: Bệnh nhân sẽ được điều trị theo kháng sinh đồ của bác sĩ.
Điều trị viêm khớp liên cầu
Điều trị viêm khớp liên cầu bằng kháng sinh

Một số biện pháp phối hợp điều trị với kháng sinh:

Giảm đau, hạ sốt bằng paracetamol 1-3g/ngày khi có biểu hiện đau dữ dội, sốt cao. Nuôi dưỡng cơ thể bằng đường ăn uống qua sonde hoặc qua đường tĩnh mạch.

Trường hợp kháng sinh có tác dụng nhưng bệnh nhân vẫn có cảm giác đau thì có thể phối hợp với diclofenac 100mg/2 lần/ngày hoặc meloxicam 15mg/ngày để giảm đau.

Điều trị ngoại khoa:

  • Nội soi khớp:

Sau 3 – 5 ngày điều trị nội khoa và dẫn lưu dịch khớp nhưng không thành công thì bệnh nhân sẽ được chỉ định nội soi khớp để rửa khớp và vệ sinh bên trọng.

  • Phẫu thuật mổ hở:

Là giải pháp cuối cùng được chỉ định để loại bỏ các tổ chức viêm nhiễm bên trong như khớp háng, sụn khớp,…

V. Biến chứng của bệnh viêm khớp liên cầu

Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, viêm khớp liên cầu có nguy cơ gây ra một số biến chứng như làm tổn thương khớp lan rộng, trật khớp một phần hoặc toàn phần, sụn khớp bị phá hủy, dính khớp, mất chức năng khớp, viêm xương tủy, viêm cột sống, ảnh hưởng đến các cơ quan khác như phổi, gan, thận,…

Viêm khớp liên cầu tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hy vọng rằng, bài viết này có thể hỗ trợ cho bạn đọc trong việc tìm kiếm thông tin.