Viêm khớp ngón chân và giải pháp đẩy lùi đau nhức hiệu quả từ Đông y

Viêm khớp ngón chân là gì, có chữa được không là điều rất nhiều người băn khoăn khi có triệu chứng đau nhức, sưng viêm ngón chân. Với những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân của bệnh và giải pháp đẩy lùi đau nhức hiệu quả từ dược liệu Đông y dưới đây sẽ giúp người bệnh loại bỏ những khó chịu, biến chứng do bệnh gây ra.

Viêm khớp ngón chân là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm khớp ngón chân chính là tình trạng rối loạn tại khớp xương ngón chân, gây bào mòn, tổn thương sụn khớp dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, sưng đau.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương cho biết: “Khớp ngón chân là một trong những khớp xương quan trọng. Bởi đây là nơi tập trung của nhiều dây thần kinh và là bộ phận giữ vai trò nâng đỡ cả cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng sưng viêm ở khớp ngón chân trở thành bệnh mãn tính và sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm”.

Biến chứng của viêm khớp ngón chân
Biến chứng của bệnh viêm khớp ngón chân

Một số biến chứng do bệnh viêm khớp ngón chân gây ra có thể kể đến như hạn chế chức năng vận động, thoái hóa khớp, teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế.

Triệu chứng bệnh viêm khớp ngón chân

Biểu hiện của bệnh viêm khớp ngón chân
Biểu hiện thường thấy của bệnh viêm khớp ngón chân

Đau nhức khớp ngón chân là biểu hiện thường thấy của bệnh viêm khớp ngón chân. Tuy nhiên, biểu hiện này cũng khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh đau nhức xương khớp thông thường. Vì thế, người bệnh cần hết sức lưu ý khi xuất hiện những triệu chứng bệnh viêm khớp ngón chân dưới đây để sớm có phương pháp điều trị:

  • Đau nhức khớp: Biểu hiện này thường xuất hiện về đêm và gần sáng, xương khớp ngon chân đau nhức dữ dội.
  • Sưng, nóng khớp: Khớp ngón chân bị viêm sẽ có hiện tượng sưng tấy, nóng đỏ.
  • Cứng khớp: Khớp ngón chân bị cứng dẫn đến tê bì khớp ngón chân, vận động kém linh hoạt.
  • Chân yếu, khó vận động: Tình trạng khớp ngón chân bị sưng viêm nặng sẽ không thể chống đỡ được toàn bộ cơ thể, sẽ khiến di chuyển khó khăn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp ngón chân

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp ngón chân
Nguyên nhân chính gây bệnh viêm khớp ngón chân

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan có 4 nguyên nhân chính dẫn tới bệnh viêm khớp ngón chân, có thể kể đến như:

  • Gặp các bệnh xương khớp: Viêm khớp ngón chân là biểu hiện của một số bệnh xương khớp thường thấy như gout, viêm gân, viêm đau khớp, loãng xương.
  • Di chứng của chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động tại các vùng khớp ngón chân.
  • Lười vận động: Thói quen nằm và ngồi nhiều khiến dịch khớp, sụn khớp bị rối loạn, không được điều tiết nên dễ làm tổn thương các khớp xương khi vận động.
  • Thừa cân, béo phì: gây áp lực trực tiếp tới các khớp xương ngón chân, dễ dẫn đến thương tổn gây viêm, sưng khớp.

Cách điều trị bệnh viêm khớp ngón chân

Hiện nay, có rất nhiều giải pháp trị bệnh viêm khớp ngón chân từ mẹo dân gian, Tây y, hay Đông y kết hợp. Tâm lý người bệnh viêm khớp ngón chân thường muốn giảm đau nhanh, nên thường chọn các loại thuốc có tác dụng tức thì. Tuy nhiên, khi ngưng dùng thuốc, các cơn đau lại xuất hiện và có nguy cơ tăng nặng hơn, người bệnh phải phụ thuộc vào thuốc. Vì thế, người bệnh cần tìm hiểu kỹ các phương pháp chữa viêm khớp ngón chân hiệu quả, an toàn nhất.

Chữa viêm khớp ngón chân bằng mẹo dân gian

Các mẹo dân gian chữa viêm khớp ngón chân được áp dụng từ khá lâu trước đây. Người ta thường sử dụng các loại thảo dược, cây cỏ xung quanh đời sống hàng ngày. Đây được xem là giải pháp khá lành tính và ít tốn kém chi phí. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa thực sự tốt như mong đợi. Áp dụng mẹo dân gian chỉ có thể giải quyết được phần nào triệu chứng của bệnh, chứ không triệt tiêu được tận gốc nên bệnh dễ tái phát.

Chữa viêm khớp ngón chân bằng thuốc dân gian

Một số mẹo dân gian chữa viêm khớp ngón chân bạn có thể thực hiện tại nhà nhu:

  • Dùng rễ cỏ xước giã nát, bó vào khớp ngón chân
  • Rượu tỏi chữa viêm khớp ngón chân
  • Uống nước lá lốt chữa viêm khớp ngón chân

Điều trị viêm khớp ngón chân bằng Tây y

Chữa viêm khớp ngón chân bằng Tây y được nhiều người bệnh áp dụng vì hiệu quả nhanh chóng, tức thì. Tuy nhiên, nếu chỉ đẩy lùi triệu chứng bên ngoài thì chưa thực sự dứt điểm, mà chỉ giải quyết được phần ngọn.

Thuốc Tây chữa bệnh viêm khớp ngón chân
Thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ

Hơn nữa, việc tự ý sử dụng các loại thuốc Tây chữa viêm khớp ngón chân cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tác dụng phụ. Lạm dụng thuốc Tây không những không giải quyết triệt để tình trạng bệnh mà còn khiến tình trạng nặng hơn, khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc, gặp một số tác dụng không mong muốn như ảnh hưởng tới dạ dày, hoa mắt, chóng mặt, gây áp lực lên thận,….

Một số loại thuốc tân dược thường được bác sĩ chỉ định khi điều trị viêm khớp ngón chân bạn có thể tham khảo, như:

  • Thuốc giảm đau tại chỗ, như: Acetaminophen, Paracetamol,….
  • Thuốc chống viêm: Aspirin, Meloxicam,…

Chữa viêm khớp ngón chân hiệu quả toàn diện từ tinh hoa y học cổ truyền

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan cho biết “Theo Đông y, bệnh viêm khớp ngón chân là bệnh gây ra do bế tắc kinh mạch, khí huyết không lưu thông, khiến vùng khớp ngón chân bị sưng tấy, co cứng dẫn đến đau nhức”. Vì thế, muốn chữa viêm khớp ngón chân hiệu quả toàn diện, triệt để cần đồng thời loại bỏ triệu chứng và đánh bay căn nguyên bệnh.

Trong đó bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là một trong những giải pháp hoàn hảo. Bởi bài thuốc dựa trên nguyên tắc điều trị bệnh của Đông y, một mặt loại bỏ triệu chứng đau nhức bên ngoài, mặt khác loại bỏ hoàn toàn căn nguyên gây bệnh từ bên trong. Nhờ đó, bệnh viêm khớp ngón chân được điều trị dứt điểm, tỷ lệ tái phát rất thấp.

Điều trị viêm khớp ngón chân bằng thuốc đông y
Kết hợp 3 trong 1 tạo nên tác dụng toàn diện

Chữa viêm khớp ngón chân bằng thảo dược an toàn – lành tính – hiệu quả lâu dài

Bài thuốc là kết quả của quá trình nghiên cứu và phát triển dựa trên tinh hoa của hơn 100 bài thuốc cổ phương bí truyền. Hoạt huyết phục cốt hoàn được kết hợp khéo léo và hoàn hảo tạo nên thế kiềng 3 chân mang đến tác dụng kép, bao gồm: phong thấp hoàn, bổ thận hoàn, giải độc hoàn. Trong đó, mỗi bài thuốc lại giữ một nhiệm vụ riêng, tăng cường khả năng điều trị bệnh và loại bỏ bệnh, tránh tái phát. Cụ thể:

  • Phong thấp hoàn

Thành phần: Phòng phong, hoàng cầm, quế chi, xuyên quy, vương cốt đằng, ngưu tất, đỗ trọng, cẩu tích, hy thiêm, mộc qua, độc hoạt, thạch cao, chi mẫu,… và một số thảo dược quý hiếm.

Tác dụng: Thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, giảm đau, hóa thấp, sơ phong, thông kinh lạc.

  • Bổ thận hoàn

Thành phần: Đương quy, xuyên khung, nhũ hương, ý dĩ, quế thanh, bạch linh, bạch thược, thương truật, trạch tả,… và nhiều thảo dược quý.

Tác dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, sơ thông kinh lạc, đồng thời dưỡng âm, bổ can thận, hỗ trợ kiện tỳ, ích khí, mạnh gân cốt và bồi bổ khí huyết.

  • Giải độc hoàn

Thành phần: Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, hồng xanh, vỏ gạo, bạc sau, nhân trần, rau má,… và nhiều thảo dược khác.

Tác dụng: Có tác dụng như loại kháng sinh đông y, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm bổ huyết, giảm phù nề.

Có nhiều dạng chế phẩm phù hợp với nhu cầu của từng người

Ba bài thuốc trong Hoạt huyết phục cốt hoàn được sử dụng đồng thời, giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh tối ưu. Sau thời gian áp dụng điều trị viêm khớp ngón chân bằng Hoạt huyết phục cốt hoàn, các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc nhận thấy hiệu quả điều trị rất khả quan.

Tuy nhiên, với mong muốn mang đến giải pháp điều trị hiệu quả, lại tiện dụng, các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Hoạt huyết phục cốt hoàn dạng viên hoàn cứng. Sản phẩm được chắt lọc những tinh túy của dược liệu quý, sản xuất trên dây chuyền khép kín hiện đại nên giữ được nguyên vẹn tinh chất của dược liệu. Đặc biệt Hoạt huyết phục cốt hoàn viên hoàn cứng được bổ sung thêm chủ dược là Hầu vĩ tóc – loại dược liệu quý có khả năng tái tạo sụn khớp, tăng cường chức năng cơ xương khớp nên mang đến hiệu quả tối ưu hơn.

Hoạt huyết phục cốt hoàn chữa viêm khớp ngón chân

Nếu Hoạt huyết phục cốt hoàn dạng thang sắc có thể dễ dàng điều chỉnh tỷ lệ dược liệu phù hợp cơ địa từng người bệnh, thì Hoạt huyết phục cốt hoàn dạng viên hoàn cứng thành phần dược liệu được sử dụng theo tỷ lệ vàng mang đến hiệu quả toàn diện. Với Hoạt huyết phục cốt hoàn dạng viên nang cứng, bạn có thể mang theo sử dụng bất cứ khi nào, kể cả khi đi du lịch hay công tác mà không cần tốn thời gian đun sắc.

Sử dụng 100% dược liệu sạch, an toàn, không tác dụng phụ

Hoạt huyết phục cốt hoàn của Trung tâm Thuốc dân tộc sử dụng 100% dược liệu sạch được thu hái trực tiếp tại các vườn dược liệu ở Hòa Bình, Tam Đảo, Hải Dương, Hà Giang,…. Những loại dược liệu này được nuôi trồng và thu hái theo đúng chuẩn GACP – WHO, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Theo khảo sát của Trung tâm Thuốc dân tộc trên 500 người bệnh viêm khớp ngón chân sử dụng Hoạt huyết phục cốt hoàn cho thấy chỉ sau khoảng 90 ngày sử dụng thuốc kết hợp với tập luyện và chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ có thể loại bỏ hoàn toàn triệu chứng cũng như căn nguyên bệnh. Đặc biệt, không có ghi nhận về tác dụng phụ khi sử dụng Hoạt huyết phục cốt hoàn.

Bệnh viêm khớp ngón chân nên ăn gì, kiêng gì?

Quá trình điều trị bệnh viêm khớp ngón chân muốn hiệu quả bạn không nên bỏ qua chế độ dinh dưỡng. Bị viêm khớp ngón chân nên ăn gì, kiêng gì góp phần rất lớn trong việc tăng cường hiệu quả trị bệnh. Theo đó, nếu kết hợp dùng Hoạt huyết phục cốt hoàn cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị, hiệu quả tối ưu hơn.

Viêm khớp ngón chân nên ăn gì?

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tạo tiền đề giúp quá trình điều trị bệnh trở nên dễ dàng và ngắn hơn. Vậy bị bệnh viêm khớp ngón chân nên ăn gì? Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh viêm khớp dưới đây:

  • Tăng cường rau xanh, trái cây tươi mọng nước như: súp lơ, dâu tây, cherry, việt quất,…
  • Các loại ngũ cốc và hạt như: hạt họ đậu, yến mạch, hạnh nhân, óc chó,….
  • Các loại cá béo chứa nhiều omega 3 như: cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu, cá mòi,….
  • Nước hầm xương giúp xương chắc khỏe,…

Viêm khớp ngón chân nên kiêng gì?

Trong quá trình bị viêm khớp ngón chân, nếu bổ sung thêm nhiều thực phẩm có hại sẽ gây áp lực lên cơ thể, khiến tình trạng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, bạn cần tránh những thực phẩm sau nếu không muốn bệnh viêm khớp ngón chân trở nên mãn tính, khó điều trị:

  • Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như: xúc xích, gà rán, khoai tây chiên,…. Những loại đồ ăn này chứa nhiều chất béo sẽ gia tăng tình trạng sưng viêm.
  • Nội tạng động vật: Đây là thực phẩm giàu phốt pho, khiến xương khớp khó hấp thụ canxi và trở nên yếu dần.
  • Muối: gia tăng tình trạng tích nước làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Các loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia,… sẽ làm sụn khớp dễ bị bào mòn theo thời gian.

Bài tập hỗ trợ điều trị viêm khớp ngón chân đơn giản tại nhà

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh nên áp dụng các bài tập hỗ trợ giúp các khớp xương linh hoạt hơn, tránh tình trạng co cứng khớp. Những bài tập này, bạn có thể áp dụng đều đặn mỗi ngày để kết quả điều trị bệnh tốt hơn.

  • Bài tập xoa ngón chân, cổ chân

Dùng ngón tay cái ấn vào vùng khớp ngón chân và xoa day đều theo chiều kim đồng hồ, nên thực hiện đến khi cảm thấy vùng khớp ngón chân nóng lên, trong khoảng 15 phút.

  • Bài tập quay khớp ngón chân

Thực hiện xoay khớp ngón chân theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 10 phút. Mỗi ngày nên thực hiện từ 2 – 3 lần.

  • Bài tập nhặt bi

Đặt các viên bi nhỏ đặt trên mặt sàn, dùng các ngón chân kẹp viên bi và đặt chúng vào tô. Bài tập này giúp tăng cường sự linh hoạt cho khớp ngón chân.

  • Bài tập gập và co ngón chân

Ấn ngón chân cái vào bề mặt cứng, sau đó gập và kéo căng ngón chân, giữ nguyên vị trí trong khoảng 10 giây và lặp lại 4 lần mỗi bên.

Để được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp tư vấn, hỗ trợ điều trị viêm khớp ngón chân hiệu quả, nhanh chóng và toàn diện, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp tới Trung tâm Thuốc dân tộc.

Có thể bạn quan tâm:

  • Cây gối hạc trị thấp khớp, viêm khớp rất tốt – Bạn có biết?
  • Bị viêm khớp có nên uống kháng sinh?