Viêm khớp gối có dịch mủ nên uống thuốc gì?

Viêm khớp gối có dịch mủ còn được gọi là viêm khớp nhiễm khuẩn. Phương pháp điều trị chính của bệnh lý này là sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm để ức chế khuẩn gây bệnh và cải thiện triệu chứng.

viêm khớp gối có dịch nen uong thuoc gi
Viêm khớp gối có dịch mủ nên uống thuốc gì?

Viêm khớp gối có dịch mủ nên uống thuốc gì?

Viêm khớp gối có dịch mủ là tình trạng khớp gối bị sưng viêm, đi kèm với hiện tượng tụ mủ do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Không giống với các loại viêm khớp khác, viêm khớp nhiễm khuẩn có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng và gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các khuẩn gây bệnh, đặc biệt là Staphylococcus aureus có thể phá hủy hoàn toàn sụn trong 1 – 2 ngày. Vi khuẩn cũng có thể đi vào máu, gây ra áp xe, nhiễm trùng nhiễm độc,…

Điều trị viêm khớp gối có dịch mủ cần sử dụng kháng sinh ngay khi triệu chứng mới bùng phát để ức chế và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.

Trong 1 – 2 tuần đầu tiên, bác sĩ sẽ dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch để ngăn chặn sự phá hủy khớp. Sau đó người bệnh sẽ sử dụng kháng sinh và thuốc chống viêm không steroid đường uống để kìm hãm vi khuẩn và cải thiện các triệu chứng đi kèm.

1. Thuốc kháng sinh

Trong giai đoạn đầu khi chưa có kết quả nuôi cấy vi khuẩn, bác sĩ thường kê toa thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng như Cephalosporin.

Cephalosporin

Cephalosporin nhạy cảm với hầu hết các vi khuẩn gram âm và gram dương. Tuy nhiên khi sử dụng loại kháng sinh này, cần chú ý phản ứng tương tác với cồn và những loại thuốc điều trị khác.

Ngoài ra, khi sử dụng loại thuốc này bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như phát ban, tăng bạch cầu ái toan, tổn thương thận, buồn nôn, tiêu chảy,…

Sau khi xác định được vi khuẩn gây ra viêm khớp gối có mủ, bác sĩ có thể kê toa những loại thuốc kháng sinh đặc hiệu.

Vancomycin

Vancomycin là kháng sinh loại glycopeptide nhân 3 vòng phổ hẹp. Loại kháng sinh này có tác dụng diệt khuẩn nhờ cơ chế ngăn chặn quá trình tổng hợp vỏ tế bào của khuẩn gây bệnh.

Vancomycin tác dụng tốt đối với hầu hết các vi khuẩn gram dương, bao gồm khuẩn ưa khí và kỵ khí như tụ cầu, Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumonia, cầu tràng khuẩn, Streptococcus agalactiae,…

viêm khớp có dịch
Vancomycin tác dụng tốt đối với hầu hết các vi khuẩn gram dương ưa khí và kỵ khí

Hầu hết các loại vi khuẩn gram âm đều đã kháng lại Vancomycin, vì vậy rất dễ phát sinh tình trạng kháng thuốc. Khi sử dụng loại thuốc này, cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn.

Tác dụng phụ thường gặp: Phản ứng giả dị ứng, hội chứng cổ đỏ, hạ huyết áp tâm thu, viêm tắc tĩnh mạch, tăng creatinin huyết thanh,…

Oxacillin

Oxacillin là kháng sinh thuộc nhóm isoxazolyl penicillin. Kháng sinh này đặc biệt nhạy cảm với tụ cầu gây nhiễm khuẩn khớp gối.

Tuy nhiên nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin hoặc penicillin, cần thông báo với bác sĩ để được cân nhắc về phản ứng dị ứng chéo.

Oxacillin có thể gây ra một số tác dụng phụ như ỉa chảy, viêm tĩnh mạch huyết khối, buồn nôn, ngoại ban,…

Nafcillin

Nafcillin là kháng sinh thuộc nhóm penicillin, có tác dụng kháng vi khuẩn. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do Staphylococcus gây ra.

Không sử dụng kháng sinh này cho người mắc bệnh hen suyễn, viêm ruột kết, tiểu đường, người có vấn đề về gan, thận,…

Ngoài ra khi sử dụng Nafcillin trong điều trị viêm khớp gối nhiễm khuẩn, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như lưỡi có màu đen, buồn nôn, tiết dịch ở âm đạo,…

Clindamycin

Clindamycin là kháng sinh họ lincosamid, có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao. Thuốc hoạt động bằng cách liên kết với tiểu phần 50S của ribosom nhằm ngăn chặn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn.

viêm khớp gối có dịch
Clindamycin chỉ được sử dụng khi các loại kháng sinh khác không có đáp ứng với khuẩn gây bệnh.

Clindamycin nhạy cảm với hầu hết các loại vi khuẩn gram dương và một số vi khuẩn gram âm. Tuy nhiên thuốc có nguy cơ cao gây viêm đại tràng giả mạc nên chỉ được sử dụng khi các loại kháng sinh khác không có đáp ứng hoặc đáp ứng kém với khuẩn gây bệnh.

Thời gian sử dụng kháng sinh đường uống thường kéo dài từ 2 – 4 tuần tùy vào loại vi khuẩn gây bệnh và mức độ nhiễm khuẩn. Khi sử dụng kháng sinh, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa tình trạng kháng thuốc và các tác dụng phụ khác.

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Viêm khớp gối có dịch mủ có thể gây ra các triệu chứng lâm sàng như nóng sốt, đau nhức cơ, mệt mỏi,… Bên cạnh việc dùng kháng sinh để tiêu diệt và kìm hãm vi khuẩn, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng thuốc kháng viêm không steroid để cải thiện những triệu chứng lâm sàng.

Một số loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị viêm khớp gối có mủ, bao gồm:

Diclofenac

Diclofenac là dẫn xuất của acid phenylacetic. Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm và giảm sốt mạnh. So với các NSAID khác, Diclofenac có tác hạ thân nhiệt tốt nên thường được sử dụng trong trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên không sử dụng loại thuốc này cho người đeo kính sát tròng, người bị suy tim ứ máu, loét dạ dày tiến triển, suy thận hoặc suy gan nặng,…

Aspirin

Tương tự như Diclofenac, Aspirin có tác dụng hạ sốt, chống viêm và giảm đau. Tuy nhiên Aspirin còn có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu nên thích hợp với những bệnh nhân có nguy cơ hoặc tiền sử nhồi máu cơ tim.

đau khớp gối có dịch
Aspirin có tác dụng hạ sốt, chống viêm và giảm đau

Cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này đối với người có nguy cơ chảy máu cao hoặc người đang sử dụng thuốc chống đông. Aspirin có thể gây chảy máu kéo dài ở những đối tượng này do tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu. Nếu bệnh nhân không có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, có thể sử dụng Paracetamol để thay thế Aspirin.

Piroxicam

Piroxicam thuộc nhóm oxicam, thường được sử dụng để giảm cơn đau do các bệnh xương khớp mãn tính.

Tương tự như các NSAID, Piroxicam có thể gây kích ứng dạ dày và các cơ quan tiêu hóa. Vì vậy chống chỉ định thuốc cho người bị viêm loét dạ dày tiến triển, suy tim và suy thận nặng.

Các NSAID có thể cải thiện cơn đau, giảm hiện tượng sưng viêm và nóng sốt do viêm khớp nhiễm khuẩn gây ra. Tuy nhiên sử dụng NSAID có thể làm phát sinh những tác dụng phụ như đau bụng, ỉa chảy, táo bón, phát ban, nhức đầu,…

Nếu sử dụng kháng sinh sớm và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, viêm khớp gối có dịch mủ sẽ được kiểm soát sau 2 – 6 tuần. Trong trường hợp phát hiện bệnh muộn, việc sử dụng kháng sinh có thể không đem lại tác dụng như mong muốn.