Vì sao ngón chân, lòng bàn chân bị tê như kim châm?

Chân bị tê như kim châm là một triệu chứng phổ biến, thường xảy ra khi bạn ngồi hoặc đứng quá lâu.  Ngoài ra đây cũng là triệu chứng thường được biết đến trong các bệnh lý về thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh tọa.Nếu xảy ra tình trạng này, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân, cũng như can thiệp sớm để phòng tránh biến chứng xảy ra.

ngón chân, lòng bàn chân bị tê như kim châm
Ngón chân và lòng bàn chân tê như bị kim châm là một triệu chứng phổ biến xảy ra ở mọi đối tượng

Đầu ngón chân và lòng bàn chân bị tê như kim châm là do đâu?

Tình trạng chân bị tê như kim châm là một trong những dấu hiệu của các căn bệnh cột sống và thần kinh. Đối tượng  thường gặp phải tình trang này là thanh thiếu niên, người làm việc văn phòng, người vận động nặng, người cao tuổi. Dấu hiệu ban đầu là tình trạng tê bì ở các đầu ngón chân, lan rộng xuống lòng bàn chân, cảm giác như kiến cắn, kim chích rất khó chịu. Đôi khi cảm giác tại các ngón chân bị giảm hoặc mất hẳn,  cảm thấy tê rần hay cảm giác nóng ran ở các đầu ngón chân. Tình trạng này có thể biến mất sau vài phút, đây là những biểu hiện tê bì thông thường nên không cần phải điều trị.

Triệu chứng tê buốt này có thể diễn biến trong chốc lát hoặc tái diễn trong thời gian dài. Người bệnh nên cảnh giác trước dấu hiệu bệnh lý hoặc hội chứng tê buốt chân mãn tính đối với một số người. Thông thường cảm giác tê chân thường xảy ra khi bạn ngồi sai tư thế, chèn ép lên các động mạch ở chân hoặc không thay đổi tư thế khiến mạch máu tắc nghẽn.

Tê buốt đầu ngón chân cũng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại, do mất cảm giác nên khi di chuyển không tránh khỏi va quẹt  mà không hề hay biết.  Tình trạng tê tay chân chủ yếu do nguyên nhân cơ học gây ra. Nếu như triệu chứng này liên tục xuất hiện thì có thể là nhiều biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế nếu như dấu hiệu này liên tục lặp đi lặp lại, người bệnh nên tiến hành thăm khám ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.

Triệu chứng tê chân là gì?

ngón chân, lòng bàn chân bị tê như kim châm
Tê chân như bị kim châm thường xảy ra khi bạn ngồi trong một tư thế không đổ khiến mạch máu tắc nghẽn

Hầu hết mỗi người đều có ít nhất 1 lần trải qua cảm giác tê chân khi ngồi, thực tế đây là một biểu hiện phổ biến. Tuy nhiên có nhiều dạng tê chân khác nhau mà bạn cần phân biệt rõ. Cụ thể dạng tê chân thường gặp là:

Tê chân và ngón chân kèm theo cứng cơ và chuột rút

Tình trạng tê chân tay kèm theo cứng cơ, chuột rút cũng thường gặp phải ở những vận động viên khi vận động nhiều. Ngoài ra đây cũng là biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường. Thông thường, bệnh nhân tiểu đường có chỉ số đường huyết bất ổn, điều này khiến các mạch máu bị thương tổn. Tiểu đường cũng là nguyên nhân gây tắc giảm lưu thông máu tới các chi gây ra tình trạng tê tay chân kèm theo chứng cứng cứng cơ và chuột rút.

Tê bì chân và ngón chân đi kèm rối loạn vận động

Thông thường, rối loạn vận động và tê bì các chi cho thấy khả năng cao bệnh nhân mắc phải các bệnh viêm đa dây thần kinh. Bệnh nhân thường chỉ cảm thấy tê bì, ngứa ran hoặc đau nhức ở lòng bàn chân. Thời gian sau, triệu chứng sẽ lan rộng đến cẳng chân, đầu ngón tay, nếu xảy ra ở chi trên người bệnh sẽ thấy biểu hiện tương tự. Ngoài ra, người bệnh có thể thấy mỏi mệt, suy nhược cơ thể,…

Tê bì chân kèm các u nang quanh khớp

Sự xuất hiện của các u nang quanh khớp còn gọi là nang hạch. Nang hạch xảy ra khá phổ biến, các hạch này có thể xuất hiện rồi sau đó lại tự động biến mất. Đối với một vài trường hợp người bệnh hay tê tay chân do nang hạch sưng to gây chèn ép hệ tiêu hóa, từ đó gây ra đau nhức và tê bì chân tay. Lúc này các biện pháp phẫu thuật thường được áp dụng để loại bỏ chúng.

Đầu ngón chân và lòng bàn chân bị tê như kim châm không phải là bệnh, nhưng bạn không nên chủ quan nếu triệu chứng này tái diễn thường xuyên. Đến bệnh viện ngay nếu bạn cảm thấy tê buốt đầu các ngón chân đi kèm với bất kỳ một trong những triệu chứng sau đây:

  • Mắt nhìn mờ, nhìn kém ở một hoặc cả hai bên mắt
  • Khó cử động điều chỉnh cơ mặt, liệt mặt một bên
  • Suy giảm trí nhớ hoặc nói chuyện không rõ ràng, ú ớ, ngập ngừng
  • Mất khả năng tự thăng bằng, yếu cơ
  • Tê, liệt ngón chân sau khi bị chấn thương bất kỳ.
  • Đột nhiên mất cảm giác hoặc cảm thấy tê ở một bên cơ thể
  • Đau đầu đột ngột, tăng dần, kèm theo run chi hoặc co giật

Nếu như bạn chỉ cảm thấy tê buốt đầu ngón chân nhưng không kèm các triệu chứng khác thì không đáng lo ngại. Tốt hơn bạn hãy nên đi khám bác sĩ trong trường hợp các triệu chứng ngày càng gây khó chịu và không tư biến mất    như trước.

Nguyên nhân đầu ngón chân bị đau như kim châm

ngón chân, lòng bàn chân bị tê như kim châm
Khi bị tê châm chích ngón chân, lòng bàn chân , người bệnh cần cảnh giác các bệnh liên quan đến hệ thần kinh

Đầu ngón chân bị đau như kim châm thường xảy ra đột ngột và không có dấu hiệu báo trước. Nếu như là biểu hiện cơ học thông thường thì triệu chứng sẽ biến mất sau thời gian ngắn. Các đầu ngón chân và lòng bàn chân chứa hệ thống dây thần kinh nhạy cảm. Các hệ thống dây thần kinh cảm giác này rất dễ bị tổn thương, nếu cơn tê chân phát sinh từ nguyên nhân cơ học thì nguyên nhân có thể là do:

  • Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông, từ đó dẫn đến tình trạng tê bì các ngón chân. 
  • Do tư thế đứng ngồi, ngủ không thay đổi, hoặc do lao động nặng, ngồi liên tục… gây tê nhức chân tay thường xuyên.
  • Một số trường hợp tê bì chân tay do thời tiết thay đổi, phổ biến xảy ra khi chuyển mùa, trời lạnh, triệu chứng thường gây rối loạn cảm giác kèm theo.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc ảnh hưởng gây tê bì chân tay.
  • Biến chứng của bệnh đái tháo đường, kèm theo đó là các triệu chứng vận động kém, hay tê mỏi, chuột rút…
  • Tê bì chân tay ở đối tượng phụ nữ có thai 3 tháng cuối, khi thai nhi phát triển cân nặng và chèn ép hệ thống mạch máu, dây thần kinh khiến việc tuần hoàn khó khăn. 

Cảnh giác ngón chân bị đau như kim châm do bệnh

Tình trạng tê mỏi tay chân thường xảy ra khi xương khớp bị tổn thương, đôi khi đó cũng là dấu hiệu của các thương tổn ở hệ thần kinh. Những căn bệnh có biểu hiện đầu ngón chân và lòng bàn chân đau như kim châm gồm có:

Bệnh Raynaud

Đầu ngón chân bị đau như kim châm do bệnh Raynaud là tình trạng hệ thống mạch máu ngoại vi có gặp phản ứng với thời tiết lạnh. Từ đó dẫn đến hiện tượng co thắt và co mạch khiến máu bị luân chuyển tới mũi, tai, chân, ngón tay bị tắc nghẽn. Thông thường bệnh có biểu hiện như tê chân do lạnh thông thường, nhưng chủ yếu triệu chứng thường xuất hiện nghiêm trọng hơn với màu sắc da thay đổi rõ.

Biểu hiện cơ bản của bệnh là tình trạng lòng bàn chân kim châm và ngón chân bị lạnh. Nếu bị stress, gặp lạnh thì màu da sẽ bị thay đổi. Ban đầu làn da có sắc tố bình thường sẽ chuyển sang màu xanh vì bên trong mạch máu bị dồn nén, và tiếp đến khi máu bắt đầu tuôn vào bên trong ồ ạt sẽ chuyển sang màu đỏ. Cơ bản bệnh Raynaud không nguy hiểm, tuy nhiên nếu bệnh nhân không cẩn thận gây thương tích thì ngón chân có thể bị loét.

ngón chân, lòng bàn chân bị tê như kim châm
Raynaud xảy ra khi hệ thống mạch máu ngoại vi đang phản ứng một cách thái quá với thời tiết lạnh.

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thông thường tình trạng tê chân tay không thường gặp khi bệnh nhân bị thoái hóa cột sống. Triệu chứng xảy ra khi bệnh đã phát triển biến chứng, nếu các gai xương chèn ép lên hoạt động hệ thống dây thần kinh chi phối cảm giác ở chi dưới sẽ gây tê mỏi chân và các ngón chân. Nếu như gặp phải tình trạng này, trước tiên bạn có thể thấy cánh tay bị tê mỏi trước tiên, kèm theo đau, mỏi cổ và vai gáy.

Những biểu hiện sau đó là tê mỏi vùng mông, chạy dọc xuống chân trong thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống lưng… Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh nguy hiểm, có thể tiến triển xấu nếu không điều trị sớm. Những tổn thương ở dây thần kinh có thể gây liệt chi, ảnh hưởng đến vận động sau này của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm cột sống

Lòng bàn chân và ngón chân bị tê mỏ là một trong những biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm. Những biểu hiện khác khi đĩa đệm thoát vị là đau lưng, giảm năng lực lao động và yếu cơ, liệt chi, nguy hiểm hơn là mất khả năng vận động. Để điều trị thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến vận động chi dưới, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để giải phóng thần kinh, đồng thời hỗ trợ các mạch máu bị chèn ép lấy vận chuyển máu bình thường.

Đối với những người bị thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, ban đầu chỉ bị tê mỏi vùng mông, chạy dọc xuống chân. Sau đó vùng bị tổn thương sẽ lan rộng và gây đau đớn, khó khăn trong lao động và vận động. Đối với các căn bệnh liên quan đến cột sống, nếu để lâu không điều trị cũng sẽ gây yếu cơ, liệt chi và tàn phế

Bệnh về thần kinh ngoại biên

Ở bệnh nhân tiểu đường có thể gặp phải biến chứng liên quan đến hệ thần kinh ngoại biên, đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tê mỏi, đầu ngón chân châm chích như kim châm. Đây có thể là dấu hiệu dây thần kinh bị thiệt hại hay tổn thương do đường huyết tăng hoặc giảm đột ngột. Biểu hiện cụ thể là tình trạng ngứa ran, tê, đau nhức thường xuất hiện ở cả bàn chân. Ngoài ra còn có triệu chứng ngứa ran như kiến bò, ngứa râm ran. Đặc biệt tình trạng tê bì có thể trở nên nhạy cảm hơn khi bệnh nhân vô tình chạm vào vật nào đó.

Đau thần kinh tọa

ngón chân, lòng bàn chân bị tê như kim châm là bệnh gì
Bệnh thần kinh tọa gây ra các cơ tê mỏi ở ngón chân, lòng bàn chân

Nguyên nhân gây tê chân có thể do tổn thương dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, chạy từ thắt lưng xuống mông, đùi và bắp chân. Đây được xem là hệ quả của việc đĩa đệm bị thoát vị da khỏi vị trí cấu tạo ban đầu chèn ép vào dây thần kinh, nếu là do dây thần kinh tọa thì bệnh nhân dễ nhận thấy bất thường ở vùng hông, mông đùi, lan rộng xuống bàn chân và ngón chân. Nếu như dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ gây ra đau nhức, tê bì chân hoặc tay, tại vị trí bị chèn ép sẽ bị đau và tê bì nhiều hơn những vị trí còn lại.

Viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn, với những biểu hiện đau nhức, viêm xương khớp chủ yếu. Tình trạng tê tay chân sẽ xuất hiện khi các khớp, rễ thần kinh bị thương tổn và viêm nhiễm. Đối với đa số những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, tình trạng viêm khớp thường kéo dài khi bệnh nhân ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu.

Tê tay do hội chứng ống cổ chân

Tình trạng tê mỏi chân và các ngón chân cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của hội chứng ống cổ chân. Đây được xem là một trong số nhiều nguyên nhân gây tê đầu ngón chân chủ yếu. Hội chứng xảy ra ở những người  thường làm việc nặng nhọc. Biểu hiện ban đầu là các ngón chân tê mỏi, châm chích, cơn đau thường đến về đêm.

Hẹp ống sống

Tình trạng hẹp đốt sống chủ yếu xảy ra ở những người có cột sống bị thu nhỏ ngay từ khi bẩm sinh. Khi các rễ thần kinh bị chèn ép bởi đốt sống, gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, tê tay chân ảnh hưởng đến khả năng vận động. Hẹp đốt sống không nguy hiểm nhưng thường biến chứng nguy hiểm thành các bệnh lý ảnh hưởng đến cơ, khớp nên bệnh nhân cần theo dõi và điều trị sớm.

Bệnh đa xơ cứng

ngón chân, lòng bàn chân bị tê như kim châm
Đa xơ cứng là căn bệnh nguy hiểm có thể gây mất cảm giác các chi nếu như không điều trị sớm

Đa xơ cứng cũng là căn bệnh tự miễn tương tự như viêm khớp dạng thấp. Bệnh xảy ra khi chức năng tự miễn của cơ thể bị rối loạn, tấn công nhầm vào hệ thống thần kinh trung ương gây ra tổn thương màng bọc Myelin. Từ đó gây ra các cơn co thắt cơ bắp gây ra các cơn tê chân như châm chích kéo dài.

Tê tay chân do cơ thể suy nhược

Thiếu chất và suy nhược cơ thể là một trong những nguyên nhân chính gây tê mỏi tay và chân. Khi cơ thể thiếu các nhóm vitamin và những khoáng chất quan trọng như Vitamin B1, B12, kali, canxi, axit folic,… Ngoài ra bệnh nhân thiếu máu cũng dễ gặp phải các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể và tê bì tay chân.

Một số nguyên nhân nguy hiểm khác như tổn thương dây thần kinh do uống rượu, nhiễm độc thạch tín, thủy ngân, hoặc người bệnh bị nhiễm trùng mạn tính cũng có thể là nguyên nhân gây tê chân thường xuyên.

Chẩn đoán và phòng ngừa tê bì chân tay thường xuyên

Bàn chân và các đầu ngón chân bị tê như châm chích có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước tiên bệnh nhân cần thăm khám và nhận chẩn đoán đúng bệnh mới tiến hành điều trị. Trong trường hợp tê chân do các bệnh lý liên quan đến xương khớp gây ra, bệnh nhân được hướng dẫn điều trị theo các phương pháp sau:

Điều trị bệnh bằng phương pháp Tây Y

ngón chân, lòng bàn chân bị tê như kim châm
Bệnh nhân điều trị tê mỏi chân bằng thuốc sau khi thăm khám và được bác sĩ kê đơn phù hợp
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm,… sử dụng cho người bệnh bị tê bì tay chân do co cứng cơ bắp, giúp giải phóng ức chế hoạt động lưu thông máu đến cơ.
  • Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau: Bao gồm các loại thuốc như Arcoxia, Paracetamol, Bonlutin, Ibuprofen,… có tác dụng kháng viêm, giảm đau và kiểm soát tình trạng tê tay chân nhanh chóng và vô cùng hiệu quả.
  • Vitamin và dưỡng chất: Bệnh nhân được chỉ định bổ sung thêm các loại vitamin B cùng nhiều dưỡng chất cần thiết giúp cải thiện tình trạng thiếu chất, suy nhược, đồng thời cải thiện hoạt động hệ thần kinh trung ương.

Bài thuốc dân gian giảm tê chân

  • Chữa tê tay chân nhờ cây hương thảo: Công dụng của tinh dầu cây hương thảo rất có hiệu quả trong điều trị các vấn đề xương khớp. Vì thế bạn có thể sử dụng tinh dầu để xoa bóp đều lên vùng tay chân bị tê. Bạn cũng có thể pha trà hương thảo dùng để uống mỗi ngày để góp phần cải thiện tình trạng tê bì tay chân vô cùng hiệu quả.
  • Chữa tê tay chân bằng quế: Sử dụng quế để cải thiện chứng tê bì được đánh giá cao, phương pháp có thể mang lại những tác dụng nhất định. Nếu bị tê chân tay, bạn dùng một muỗng canh bột quế cùng với một ly sữa ấm và uống đều đặn mỗi ngày. Bột quế có tác dụng thải độc, tăng cường hoạt huyết có thể cải thiện được chứng tê bì tay chân tại nhà.
  • Chữa tê chân bằng bột nghệ: Khi dùng bột nghệ, để dễ uống người bệnh có thể kết hợp cùng mật ong trộn và sữa ấm, dùng hỗn hợp này uống mỗi ngày. Một cách khác là người bệnh dùng mật ong trộn cùng với nghệ và nước ấm xoa bóp nhẹ nhàng tại khu vực tay, chân bị tê mỏi để giảm cơn đau nhức.
  • Dầu dừa: Các dưỡng chất chống viêm của dầu dừa có hiệu quả đáng kể trong điều trị chứng đau nhức khớp, đồng thời giúp tăng cường cơ bắp và lưu thông máu. Người bệnh có thể sử dụng dầu dừa để xoa bóp xung quanh vùng bị tê mỏi trong khoảng 20 phút. Cơn đau mỏi có thể cải thiện dần theo thời gian.

Cách phòng chứng tê chân hiệu quả

Tình trạng tê chân tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Ngoài ra, nếu nguyên nhân gây tê chân là do bệnh lý thì bệnh phải được đối phó bằng phác đồ cụ thể. Người bệnh nên biết các biện pháp để phòng ngừa bệnh tê bì chân tay thường xuyên như:

  • Tăng cường hoạt động vận động cơ thể, tập thể dục thường xuyên.
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, tăng cường bổ sung đầy đủ vi chất.
  • Người bệnh nên hạn chế ngồi một tư thế quá lâu, không vận động…
  • Hạn chế rượu bia, các chất kích thích, không nên hút thuốc lá.
  • Giữ ấm cho tay chân khi chuyển mùa, đặc biệt là vào mùa đông.

Với những đối tượng có nguy cơ như người bị bệnh đái tháo đường, phụ nữ mang thai, người bệnh tim mạch… Bệnh nhân nên lưu ý khám sức khỏe ngay khi có triệu chứng tê bì chân tay thường xuyên.

Ngón chân, lòng bàn chân bị tê như kim châm là một biểu hiện của nhiều vấn đề khác nhau. Vì thế bệnh nhân cần tiến hành thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng để tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Sau đó người bệnh được định hướng điều trị đúng phương pháp, hiệu quả và kịp thời để phục hồi vận động.