Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Triệu chứng và cách điều trị
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ngày càng có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bệnh gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và lao động. Nếu không điều trị đúng cách còn có thể biến chứng dẫn tới tàn phế suốt đời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm này và cách điều trị hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì? Có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là tình trạng phần nhân nhầy ở các đĩa đệm thuộc vùng cột sống lưng bị thoát ra khỏi bao xơ, chèn ép vào rễ thần kinh khiến người bệnh phải chịu cơn đau nhức nhối. Nhân nhầy có thể bị thoát và xô ra phía trước hoặc lệch sang bên cạnh cột sống. Căn bệnh này xảy ra phổ biến nhất ở đốt sống L4 L5 hoặc L5 S1.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn, khó khăn khi vận động, đặc biệt là khi cúi người, đi lại. Trường hợp bệnh nặng có thể dẫn tới mất khả năng lao động, biến chứng gây rối loạn cơ thắt, hội chứng đuôi ngựa, teo cơ, bại liệt chi dưới và tàn phế suốt đời.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Căn bệnh này đặc trưng bởi những cơn đau nhức buốt tại vị trí thắt lưng, mông. Cơn đau tăng dần lên theo mức độ của bệnh và gây ra nhiều hệ lụy cho các bộ phận khác của cơ thể. Một số triệu chứng phổ biến mà bệnh nhân dễ gặp như:
- Đau ở vùng thắt lưng và mông: Khi bệnh mới bắt đầu, người bệnh có thể cảm thấy cơn đau nhức thoáng qua, cơn đau không nghiêm trọng. Nhưng khi nhân nhầy thoát hẳn ra ngoài và chèn ép các rễ thần kinh, cơn đau sẽ trở nên dữ dội và nhức nhối hơn.
- Đau dọc theo dây thần kinh: Cơn đau không chỉ cố định ở vị trí thắt lưng mà thường lan dọc theo dây thần kinh. Vì thế người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau ở cả mông, đùi, thậm chí đau xuống dưới gót chân.
- Tê bì, mất cảm giác ở chân: Thoát vị đĩa đệm khiến các dây thần kinh ở vùng cột sống bị chèn ép và tổn thương, trong đó phổ biến là dây thần kinh kết nối với chân. Do đó, người bệnh thường bị tê bì và không còn cảm giác ở vùng chân, khiến vận động khó khăn.
- Cơ bắp yếu: Sự chèn ép của nhân nhầy vào dây thần kinh kết nối với cơ bắp sẽ khiến toàn bộ các cơ bắp bị ảnh hưởng, trở nên yếu hơn.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó phổ biến nhất là:
- Sự lão hóa của cơ thể: Khi tuổi tác tăng lên, cơ thể sẽ bước vào thời kỳ lão hóa. Khi đó xương khớp không còn phát triển nữa mà bắt đầu già đi, mất nước, ít được cung cấp dinh dưỡng nên trở nên khô, dễ bị mòn và tổn thương. Điều này khiến bao xơ dễ rách ra và nhân nhầy thoát khỏi đĩa đệm.
- Vận động không đúng tư thế: Thói quen đứng, ngồi, lao động sai tư thế khiến cột sống phải chịu áp lực rất lớn. Bên cạnh đó, tính chất công việc thường xuyên phải cúi người cũng làm cột sống phải làm việc quá sức dẫn tới nhanh thoái hóa và gây ra bệnh.
- Chấn thương: Tác động lực lớn và đột ngột do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương khi tập luyện… có thể khiến bao xơ rách ra và làm nhân nhầy thoát khỏi đĩa đệm.
- Thói quen sinh hoạt không khoa học: Những thói quen xấu như hút thuốc, uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích, ăn uống thiếu chất, béo phì… cũng khiến đĩa đệm cột sống lưng dễ bị tổn thương.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bệnh cần được điều trị sớm và kịp thời để tránh dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay có nhiều phương pháp để chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Trong đó phổ biến nhất là cách chữa bằng Tây y, mẹo dân gian, Y học cổ truyền chính thống.
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng Tây y
Tây y đưa ra hai phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là điều trị bảo tồn và phẫu thuật.
Điều trị bảo tồn
Phần lớn các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ được ưu tiên điều trị bảo tồn. Phương pháp này phối hợp việc dùng thuốc với vật lý trị liệu và chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị gồm:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống viêm chứa corticosteroid
- Thuốc giãn cơ
- Vitamin nhóm B và omega 3.
Vật lý trị liệu sử dụng các bài tập, kết hợp với máy móc hiện đại giúp hỗ trợ điều trị, giảm cơn đau và tăng khả năng vận động cho bệnh nhân.
Phẫu thuật
Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nặng gây chèn ép dây thần kinh, và có nguy cơ cao biến chứng nguy hiểm. Phẫu thuật không được khuyến khích với mọi bệnh nhân, bởi phương pháp này rất tốn kém chi phí và đối mặt với di chứng nặng nề nếu không thành công.
Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Các bài thuốc dân gian sử dụng cây, lá từ tự nhiên cũng được khá nhiều người áp dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Ưu điểm của phương pháp này là khá an toàn, lành tính, lại tiết kiệm tối đa chi phí.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá hiệu quả của bài thuốc dân gian không cao. Nguyên nhân là do các bài thuốc này chỉ qua truyền miệng và thực hiện tại nhà, nên không có định lượng chính xác và cụ thể. Hơn nữa, việc sử dụng riêng lẻ một vài nguyên liệu không mang đến dược tính đủ mạnh để điều trị căn bệnh khó chữa như thoát vị đĩa đệm.
Tham khảo: Các cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Đông y
Y học cổ truyền quan niệm thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được xếp vào loại bệnh xương khớp do chứng tý gây ra. Nguyên nhân gây bệnh là do tà khí xâm nhập cơ thể, có thể là một trong ba loại tà khí như hàn tà, phong tà, thấp tà. Thêm vào đó các tạng can, thận yếu, không thực hiện được đầy đủ các chức năng khiến nội tiết cơ thể kém, khí huyết ứ đọng không thông nên gây ra bệnh.
Do đó, để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả cần phải giải quyết hai căn nguyên lớn gây ra bệnh. Đông y chú trọng sử dụng các bài thuốc Nam có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên lành tính, an toàn cho sức khỏe. Các bài thuốc trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài, có sự phối kết hợp giữa nhiều vị thuốc nhằm tăng dược lực để đẩy lùi bệnh nhanh chóng, hiệu quả.
Hoạt huyết Phục cốt hoàn thang – Giải pháp “vàng” trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Nắm rõ nguyên lý điều trị thoát vị cột sống lưng của Y học cổ truyền, các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã hợp sức nghiên cứu đề tài “Ứng dụng dược liệu quý trong điều trị thoát vị đĩa đệm”.
Để phục vụ cho đề tài này, hơn 100 bài thuốc cổ đã được mang ra khảo sát, phân tích kỹ lưỡng để chắt lọc ra những tinh hoa trong công thức và cách kết hợp vị thuốc. Đồng thời, nhiều thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện để tìm ra tỉ lệ kết hợp tối ưu nhất với các thảo dược. Kết quả đã cho ra đời Hoạt huyết Phục cốt hoàn thang. Bài thuốc đã mang đến giải pháp toàn diện, nhờ sự phối hợp 3 trong 1 đặc biệt của 3 chế phẩm.
- Phong thấp hoàn
Thành phần: hoàng cầm, quế chi,độc hoạt, phòng phong, vương cốt đằng, xuyên quy, ngưu tất, cẩu tích, hy thiêm, đỗ trọng, mộc qua, thạch cao, chi mẫu,… và một số thảo dược quý hiếm.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, hóa thấp, sơ phong, thông kinh lạc.
- Bổ thận hoàn
Thành phần: Đương quy, nhũ hương, ý dĩ, xuyên khung, bạch linh, bạch thược, thương truật, quế thanh, trạch tả,… và nhiều thảo dược quý.
Tác dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, sơ thông kinh lạc, đồng thời dưỡng âm, bổ can thận, hỗ trợ kiện tỳ, ích khí, mạnh gân cốt và bồi bổ khí huyết.
- Giải độc hoàn
Thành phần: Bồ công anh, bạc sau, hồng hoa, kim ngân cành, nhân trần, ké đầu ngựa, hồng xanh, vỏ gạo, đơn đỏ, rau má,… và nhiều thảo dược khác.
Tác dụng: Có tác dụng như loại kháng sinh đông y, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm bổ huyết, giảm phù nề.
Cơ chế tác động kép đẩy lùi bệnh từ tận căn nguyên
Sự kết hợp của Phong thấp hoàn, Bổ thận hoàn và Giải độc hoàn đã tạo ra tác động kép điều trị vào tận căn nguyên gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bài thuốc giúp giảm nhanh cơn đau nhức và chống lại tình trạng sưng, viêm tại đốt sống. Đồng thời tăng thể trạng và sức đề kháng để đẩy lùi bệnh và hạn chế tái phát cơn đau.
Khảo sát trên hơn 500 bệnh nhân đã điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cho thấy: Sau 7 đến 10 ngày sử dụng, bệnh nhân giảm hẳn cơn đau nhức. Sau 1 đến 2 tháng điều trị, cơn đau thuyên giảm đáng kể, vận động linh hoạt hơn. Sau 3 đến 5 tháng điều trị, các triệu chứng bệnh gần như biến mất hẳn, bệnh nhân có thể sinh hoạt, lao động bình thường.
Thành phần 100% các vị thuốc quý từ thảo dược
Để tạo nên Hoạt huyết Phục cốt hoàn thang các chuyên gia đã bào chế từ 100% là các vị thuốc quý có nguồn gốc thảo dược tự nhiên, an toàn lành tính. Nhằm mang đến bài thuốc hiệu quả cao và chất lượng nhất, khâu chọn lọc nguyên liệu được đặc biệt chú trọng. Toàn bộ các thảo dược trước khi sử dụng đều phải trải qua quy trình kiểm định khắt khe nhất, và chỉ những nguyên liệu đạt chuẩn GACP-WHO mới được đưa vào bào chế thuốc.
Để đảm bảo nguồn cung thảo dược sạch ổn định, Trung tâm Thuốc dân tộc đã tự phát triển hàng trăm hecta vườn dược liệu tại các tỉnh, thành phố có thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho cây thuốc và phát triển. Đến nay, Trung tâm đã hoàn thành mục tiêu tự cung ứng hoàn toàn nguyên liệu sạch cho các bài thuốc. Đồng thời, việc mở rộng vườn dược liệu đã tạo ra rất nhiều việc làm cho người dân tại các tỉnh thành như Hà Giang, Hải Dương, Hòa Bình…
Hầu vĩ tóc – Vị thuốc quý tạo bước đột phá cho Hoạt huyết Phục cốt hoàn
Nhằm cải tiến bài thuốc Hoạt huyết Phục cốt hoàn thang để rút ngắn thời gian điều trị và tiện lợi hơn cho bệnh nhân, các chuyên gia đã nỗ lực nghiên cứu và tìm kiếm thêm vị thuốc quý. Sau nhiều chuyến khảo sát tại những vùng núi cao Tây Bắc, các chuyên gia của Trung tâm Thuốc dân tộc đã tìm ra Hầu vĩ tóc, một dược liệu quý của người Dao cổ.
Đây là vị thuốc có chứa tới 12 hoạt chất có khả năng kích thích sản sinh nguyên bào xương ở người. Ngoài ra, Hầu vĩ tóc còn giúp sản sinh dịch khớp, hỗ trợ phục hồi xương sụn khớp rất hiệu quả.
Nhờ sự phát hiện mang tính đột phá này, Hoạt huyết Phục cốt hoàn thế hệ 2 đã ra đời. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên hoàn cứng giúp bệnh nhân không phải mất công đun sắc. Ngoài Hầu vĩ tóc, Hoạt huyết Phục cốt hoàn còn được bổ sung thêm nhiều dược liệu khác như Na rừng, Hy thiêm, Phòng phong, Gối hạc… giúp tăng hiệu quả rõ rệt trong đẩy lùi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Đội ngũ bác sĩ uy tín hàng đầu, nòng cốt tạo nên thương hiệu Thuốc dân tộc
Luôn coi con người là yếu tố nòng cốt của sự phát triển, Trung tâm Thuốc dân tộc rất chú trọng vấn đề nhân lực. Trung tâm là nơi hội tụ của hàng chục bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực YHCT. Họ là những tiến sĩ, thạc sĩ đã có hàng chục năm kinh nghiệm công tác tại những bệnh viện YHCT hàng đầu.
Không chỉ khám chữa bệnh, Trung tâm Thuốc dân tộc còn là nơi lưu giữ hàng trăm bài thuốc cổ phương quý giá, tạo nên kho tàng tư liệu lớn cho các nghiên cứu khoa học.
Với những cống hiến không ngừng nghỉ cho nền YHCT nước nhà, Trung tâm Thuốc dân tộc đã vinh dự được trao tặng nhiều giải thưởng và danh hiệu.
Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Tập luyện yoga là cách hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được rất nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyến khích. Tuy nhiên, tập luyện vẫn cần phải phối hợp với các phương pháp điều trị khác mới có thể đẩy lùi bệnh.
Một số tư thế tập yoga có hiệu quả tốt trong việc giảm đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và giúp hỗ trợ việc điều trị nhanh chóng hơn như: Tư thế em bé, tư thế châu chấu, tư thế rắn hổ mang, tư thế cây cầu, tư thế nâng chân và cánh tay…
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Việc ăn uống không hợp lý có thể khiến bệnh chuyển biến xấu hơn và gây khó khăn trong điều trị.
Những nhóm thực phẩm người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên hạn chế bao gồm:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.
- Thực phẩm nhiều gia vị cay nóng.
- Thực phẩm muối chua.
- Thực phẩm đông lạnh.
Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm sau:
- Trái cây giàu vitamin C, A, D như cam, bưởi, đu đủ, chuối…
- Rau lá xanh giàu canxi như cải xoăn, rau bina, súp lơ xanh…
- Thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ…
- Các loại ngũ cốc.
Bên cạnh việc điều trị cho bệnh nhân bằng bài thuốc Hoạt huyết Phục cốt hoàn thang, Trung tâm Thuốc dân tộc còn kết hợp các phương pháp trị liệu Đông y như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, cấy chỉ… Các liệu pháp này đều được thực hiện trực tiếp bởi các kỹ thuật viên, chuyên gia hàng đầu với hàng chục năm kinh nghiệm. Bệnh nhân nên tới trực tiếp các chi nhánh của Trung tâm Thuốc dân tộc để được các chuyên gia chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi và thông tin cần biết