Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp vai ngày càng phổ biến và trẻ hóa gây đau cứng khớp, cản trở vận động. Nguy hiểm hơn, thoái hóa gây đau cứng khớp vai và biến chứng mất hoàn toàn khả năng vận động. Cách chữa thoái hóa khớp vai từ thảo dược dưới đây sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh hiệu quả.

Thoái hóa khớp vai là gì, có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp vai là tình trạng sụn khớp tại 5 khớp nhỏ, hệ thống gân cơ và dây chằng quanh vai bị tổn thương do sụn khớp bị lão hóa, mài mòn mỏng dần. Các đầu xương tại khớp vai cọ xát, va chạm vào nhau dẫn đến viêm đau. Bệnh thường gặp ở người trung niên do lão hóa, người vận động vùng vai nhiều và có xu hướng trẻ hóa.

Khớp vai là khớp lớn, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của con người. Thoái hóa khớp vai gây đau nhức, cứng khớp, khó khăn trong vận động, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Biến chứng của bệnh thoái hóa khớp vai
Biến chứng thoái hóa khớp vai

Trường hợp nặng, bệnh gây vôi hóa, viêm dính khớp, cứng khớp, tê liệt cột sống lưng, cổ do chèn ép dây thần kinh. Nhiều người mất hoàn toàn khả năng vận động cánh tay.

Triệu chứng thoái hóa khớp vai nhức nhối và hạn chế vận động

Khi khớp vai bị thoái hóa, người bệnh thường nhận thấy đau, nhức mỏi với các mức độ khác nhau tại vùng vai. Bệnh tiến triển nặng hơn xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Khớp vai sưng đau: Đau vai và bả vai âm ỉ hoặc dữ dội, đau nhiều hơn khi vận động, mang vác. Bệnh nặng, cơn đau có thể lan xuống ức, cổ, gáy và cánh tay, đau về đêm, tỉnh giấc vì đau khi ngủ. Đi kèm với những cơn đau là tình trạng khớp vai sưng, tấy đỏ, nóng khi sờ nắn.
  • Đau cứng khớp vai: Khớp vai co cứng, khó vận động, tê bì cánh tay, các ngón tay nhất là vào mỗi buổi sáng. Khớp vai phát ra tiếng kêu lục cục khi xoay khớp vai, vận động vùng vai.
  • Hạn chế vận động: Thoái hóa khớp vai khiến người bệnh khó khăn trong việc vòng tay ra phía sau, nâng tay cao khỏi đầu, cúi xuống, xoay và cử động khớp vai.
Biểu hiện của thoái hóa khớp vai
Triệu chứng thoái hóa khớp vai

Nguyên nhân thoái hóa khớp vai từ quá trình lão hóa sụn khớp

Tình trạng thoái hóa khớp chủ yếu xuất phát từ sự lão hóa, mài mòn và tổn thương sụn khớp do các nguyên nhân sau đây:

  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa sụn khớp làm tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp trong đó có thoái hóa khớp vai, thoái hóa khớp gối, thoái hóa đốt sống cổ, thắt lưng…
  • Thoái hóa thứ phát sau chấn thương: Các chấn thương trật khớp vai, tổn thương sụn khớp, viêm cơ, gân quanh vai là nguyên nhân khiến khớp vai bị thoái hóa.
  • Do di truyền, bẩm sinh: Người có người thân trong gia đình bị thoái hóa khớp, gặp các dị dạng xương khớp bẩm sinh là yếu tố tăng nguy cơ thoái hóa khớp vai.
  • Tính chất công việc: Người lao động mang vác nặng, vận động nhiều vùng khớp vai, vận động viên thể thao hoặc người ít vận động, giữ nguyên tư thế trong thời gian dài làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp vai.
  • Thói quen sinh hoạt gây hại cho khớp vai: Thường xuyên nằm ngủ, ngồi và làm việc sai tư thế, chế độ dinh dưỡng không khoa học gây ảnh hưởng đến sụn khớp gây thoái hóa khớp.

Cách chữa thoái hóa khớp vai, giảm đau cứng khớp

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền TW), thoái hóa xương khớp khó điều trị triệt và cần có thời gian dài để phục hồi tổn thương sụn khớp. Đa số các cách chữa thoái hóa khớp hiện nay chủ yếu tập trung kiểm soát tình trạng đau cứng khớp, cải thiện khả năng vận động. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Chữa thoái hóa khớp vai bằng thuốc dân gian

Trong dân gian có lưu truyền các bài thuốc giúp giảm nhẹ các cơn đau do thoái hóa khớp. Dưới đây là một số bài thuốc được áp dụng phổ biến nhất:

  • Chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt
  • Ngải cứu chữa thoái hóa khớp vai
  • Chữa đau khớp vai bằng rễ đinh lăng

Ưu điểm của thuốc dân gian là lành tính, dễ áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, cách chữa này còn tồn tại nhiều hạn chế khi chỉ có tác dụng giảm đau nhẹ, hầu như không có tác dụng điều trị và ngăn chặn thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị ngộ độc dược tính nếu áp dụng sai cách.

Cách chữa thoái hóa khớp vai bằng dân gian
Chữa thoái hóa khớp vai bằng dân gian

Điều trị nội khoa thoái hóa khớp vai bằng thuốc Tây

Căn cứ vào mức độ thoái hóa sụn khớp gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng trong trị liệu thoái hóa khớp vai là:

  • Thuốc giảm đau – kháng viêm: Thuốc giảm đau, kháng viêm không Steroid như Naproxen, Ibuprofen, Acetaminophen, Aspirin… Các loại thuốc nhóm DMARD có tác dụng giảm tình trạng phá hủy xương khớp, giảm sưng viêm được bác sĩ chỉ định theo liều lượng phù hợp.
  • Thuốc giúp giãn cơ: Trường hợp thoái hóa khớp vai cấp tính gây co cứng khớp vai có thể được chỉ định sử dụng thuốc giúp thư giãn cơ, hạn chế cơ chèn ép lên gân, dây thần kinh, giảm đau cứng khớp.
  • Thuốc tiêm trực tiếp vào khớp: Tình trạng thoái hóa khớp nghiêm trọng, viêm đau dữ dội bác sĩ chỉ định thuốc giảm đau và kháng viêm liều cao vào khớp như: Diprospan, Depomedrol…

Các nhóm thuốc này có thể tiềm ẩn tác dụng phụ gây hại cho gan, thận, chức năng tiêu hóa. Vì vậy, các bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc trong thời gian ngắn.

Chữa thoái hóa khớp vai bằng Thuốc tây
Chữa thoái hóa khớp vai bằng Tây y

Phẫu thuật chữa thoái hóa khớp vai

Trong một số trường hợp thoái hóa khớp dẫn đến vôi hóa, cứng khớp, dính khớp, mất khả năng vận động, các cách chữa đều thất bại, người bệnh được chỉ định phẫu thuật khớp vai. Chụp cộng hưởng từ, mổ nội soi hoặc phẫu thuật thay thế khớp vai là các biện pháp được áp dụng nhiều nhất.

Ngoài ra, các phương pháp vật lý trị liệu nhằm hỗ trợ điều trị trong việc làm giãn cơ, gân, phục hồi chức năng vận động như: sử dụng bước sóng ngắn, trị liệu bằng nhiệt, trị liệu bằng điện…

Chữa thoái hóa khớp vai bằng Đông y 

Để khắc phục tình trạng thoái hóa xương khớp, Đông y đi sâu giải quyết gốc rễ của bệnh. Kích thích cơ thể sản sinh sụn khớp, dịch khớp, bảo vệ tổ chức sụn khớp, làm chậm quá trình lão hóa. Từ đó, đẩy lùi triệu chứng thoái hóa khớp và hồi phục chức năng vận động khớp vai.

Đồng thời, để giảm đau nhanh, tăng hiệu quả điều trị, Đông y kết hợp các biện pháp trị liệu như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Thực tế việc kết hợp các bài thuốc thảo dược Đông y và trị liệu Đông y đem lại hiệu quả cao, giúp rất nhiều người bệnh phục hồi xương khớp.

Hoạt huyết Phục cốt hoàn – Thảo dược Đông y đánh bại thoái hóa khớp vai từ gốc

Ứng dụng nguyên tắc Đông y và thảo dược vào điều trị bệnh xương khớp, các bác sĩ YHCT đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã hoàn thiện giải pháp đẩy lùi thoái hóa khớp – Hoạt huyết Phục cốt hoàn. Từ khi được đưa vào ứng dụng điều trị từ năm 2008 cho đến nay, Hoạt huyết Phục cốt hoàn đã giúp hàng triệu bệnh nhân xương khớp hồi phục khả năng vận động.

Hoạt huyết Phục cốt hoàn lưu thông khí huyết, phục hồi và mạnh gân cốt

Kết hợp tinh hoa y học cổ truyền từ nhiều bài thuốc cổ phương quý giá, bài thuốc thang Hoạt huyết Phục cốt hoàn bao gồm 3 chế phẩm dạng cao tinh chất là: Bổ thận hoàn, Phong thấp hoàn và Giải độc hoàn. Sự kết hợp này mang lại hiệu quả toàn diện, đẩy lùi thoái hóa khớp vai từ gốc.

  • Tổng hợp dược tính Phòng phong, Hoàng cầm, Độc hoạt, Ngưu tuất… trong cao Phong thấp hoàn giúp khu phong, tán hàn, trừ thấp, loại bỏ nhiệt độc, thông kinh lạc giảm đau xương khớp.
  • Kết hợp thảo dược Cẩu tích, Đỗ trọng, Đẳng sâm, Ba kích, Đương quy… cao Bổ thận hoàn giúp bổ can thận, bổ khí huyết, thông kinh lạc, mạnh gân cốt.
  • Phối hợp nhiều dược liệu có tác dụng giải độc như: Bồ công anh, Kim ngân cành, Đơn đỏ, ké đầu ngựa… cao Giải độc hoàn là kháng sinh Đông y có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm sưng đau khớp vai.
Thuốc đông y điều trị bệnh thoái hóa khớp vai
Ưu điểm khi điều trị thoái hóa khớp vai bằng Đông y

Hoạt huyết Phục cốt hoàn kích hoạt tủy xương sản sinh và bảo vệ sụn khớp

Với phát hiện mang tính đột phá về công dụng đặc biệt của vị thuốc Hầu vĩ tóc và công thức bài thuốc chữa bệnh xương khớp của người Dao, sản phẩm Hoạt huyết Phục cốt hoàn thế hệ 2 ra đời với hiệu quả dược tính cao và nhiều ưu điểm vượt trội.

Sản phẩm kết hợp công thức cao tinh chất của bài thuốc bốc thang và bổ sung các vị thuốc mới: Hầu vĩ tóc, Hy thiêm, Gối hạc, Na rừng… Đặc biệt, Hầu vĩ tóc là vị thuốc quý chữa nhiều hoạt chất có tác dụng hỗ trợ kích hoạt tế bào gốc trong tủy xương, sản sinh nguyên bào xương, điều trị và phục hồi xương khớp.

Hoạt huyết Phục cốt hoàn thế hệ 2 dạng viên hoàn hỗ trợ sản sinh sụn khớp, hoạt dịch khớp. Đồng thời, tinh chất thảo dược giúp làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa và bảo vệ sụn khớp. Khi sụn khớp được phục hồi và bảo vệ, vận động trơn tru tình trạng thoái hóa khớp vai được đẩy lùi.

Hoạt huyết Phục cốt hoàn hết đau, phục hồi tổn thương thoái hóa khớp vai

Tinh chất thảo dược quý giúp phục hồi tổn thương gân, cốt do thoái khớp, cải thiện chức năng vận động khớp vai. Hiệu quả được kiểm chứng trong thực tế điều trị:

  • Hầu hết người bệnh cảm nhận giảm đau nhức vai ngay sau 7 – 10 ngày sử dụng.
  • Sau 15 – 20 ngày điều trị giảm rõ rệt các triệu chứng đau nhức, sưng viêm do thoái hóa khớp.
  • Phục hồi vận động khớp vai 70 – 80% sau 2 – 3 tháng điều trị.
  • Kết quả điều trị khả quan được ghi nhận trên 500 bệnh nhân xương khớp điều trị bằng Hoạt huyết Phục cốt hoàn: 84,6% hồi phục vận động sau 60 – 90 ngày, 11,2% thuyên giảm 70 – 80% sau 120 ngày, 4,2% giảm 40% triệu chứng đau khớp.

Hoạt huyết Phục cốt hoàn an toàn và tốt cho sức khỏe đã được kiểm chứng

Hoạt huyết Phục cốt hoàn dạng cao tinh chất và viên hoàn có thành phần 100% thảo dược tự nhiên. Dược liệu có nguồn gốc từ hệ thống các vườn dược liệu được nuôi trồng, thu hái theo tiêu chuẩn GACP – WHO tại các địa phương có thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp cho chất lượng dược tính cao.

Từng vị thuốc được chọn lọc kỹ lưỡng, chắt lọc dược tính qua quy trình bào chế khép kín, nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP. Hoạt huyết Phục cốt hoàn an toàn, không tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng, trong đó có người giá yếu, người có chức năng gan thận suy giảm, mắc bệnh dạ dày…

Vượt qua nhiều bước kiểm định khắt khe, Hoạt huyết Phục cốt hoàn được Cục An toàn Thực phẩm cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc, là sản phẩm phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. (Theo quyết định số 3812/2018/ATTP-XNCB).

Hoạt huyết Phục cốt hoàn điều trị bệnh thoái hóa khớp vai
Hoạt huyết Phục cốt hoàn điều trị và phục hồi tổn thương xương khớp

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp vai toàn diện

Tại Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh được kết hợp sử dụng Hoạt huyết Phục cốt hoàn cao tinh chất và viên hoàn với công thức gia giảm theo tỷ lệ vàng phù hợp với tình trạng thoái hóa khớp.

Đồng thời, để tăng hiệu quả điều trị, các bác sĩ kết hợp trị liệu Đông y châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, thủy châm… Các biện pháp này giúp giảm đau nhanh khi kích thích sản sinh morphine nội sinh, thư giãn cơ, gân.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp vai tại Trung tâm còn bao gồm cả tài liệu hướng dẫn các bài tập hỗ trợ và chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị, cải thiện chức năng vận động.

Các bài tập hỗ trợ giảm đau thoái hóa khớp vai

Để giảm bớt những cơn đau nhức khớp vai người bệnh có thể áp dụng 1 số bài tập tác động đến vùng vai dưới đây:

  • Bài tập với gậy: Sử dụng 1 đoạn gậy tầm ½ m, ngồi tư thẳng người, 2 tay cầm gậy phía trước và thực hiện các động tác đưa tay từ trong ra ngoài, từ phải sang trái, từ dưới lên trên.
  • Bài tập với khăn: Dùng 1 chiếc khăn dài, 2 tay nắm lấy 2 đầu khăn và đưa ra phía sau lưng, tay có vai bị đau ở dưới và tay không đau kéo khăn lên cao, lặp lại nhiều lần.
  • Bài tập xoay khớp vai: Đứng thẳng 2 chân rộng bằng vai, thực hiện động tác nâng khớp vai lên xuống, xoay khớp vai. Hoặc bắt chéo tay bị đau sang bên đối diện, tay không đau giữ lấy khuỷu tay của tay đau và kéo khi thấy đau thì ngưng lại.

>>Tìm hiểu thêm: 5 bài tập chữa đau khớp vai giúp giảm đau hiệu quả

Thoái hóa khớp vai nên ăn gì và kiêng gì?

Để hỗ trợ giảm triệu chứng và ngăn chặn thoái hóa xương khớp, người bệnh nên xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp. Danh sách các thực phẩm nên ăn và không nên ăn cho người bị thoái hóa khớp gồm:

  • Nên ăn: Thực phẩm giàu canxi, omega 3, vitamin D, C và khoáng chất có nhiều trong sữa, đậu nành, xương ống và sụn động vật, ngũ cốc nguyên hạt, cá ngừ, cá hồi, các loại rau xanh và trái cây…
  • Không nên ăn: Nội tạng động vật, rượu, bia, chất kích thích, nước có ga, chất béo bão hòa, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, hạn chế muối…
chế độ ăn uống cho người bị thoái hóa khớp vai
Thoái hóa khớp vai nên ăn gì và kiêng gì?

Tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, người bệnh được bác sĩ trực tiếp tư vấn và cung cấp tài liệu, hướng dẫn chi tiết các bài tập, chế độ dinh dưỡng chuẩn khoa học. Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành, giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm:

  • Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện YHCT TW
  • Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện YHCT TW
  • Thầy thuốc ưu tú Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện YHCTTW

Với dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao và không ngừng đổi mới đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, Trung tâm Thuốc dân tộc – đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu được vinh danh bằng nhiều giải thưởng danh giá:

  • Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam 2019
  • Top 50 thương hiệu – nhãn hiệu nổi tiếng 2017 và 2018
  • Chứng nhận chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng 2018…

Để được bác sĩ YHCT đầu ngành trực tiếp tư vấn và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp vai hiệu quả, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.