Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh và những điều cần lưu ý
Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh là một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh thoái hóa cột sống thường gặp ở người gia và đang có xu hướng gia tăng nhiều ở người trẻ.
Nguyên nhân của bệnh thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh
Có thể hiểu, thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh là tình trạng phần cột sống bị tổn thương lệch khỏi vị trí ban đầu vì viêm sưng gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh cột sống. Khi dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa, mất đi chức năng truyền dẫn điện tích khiến sợi thần kinh chết tạo nên các cơn đau dữ dội cho người bệnh, làm rối loạn hoạt động của các chi và cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh nhưng căn nguyên chính hình thành bệnh là do quy luật lão hóa của cơ thể. Có thể do các bệnh về cột sống như thoái hóa và gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thấp khớp, ít vận động hoặc do thiếu hụt canxi. Ngoài ra, việc thường xuyên lao động nặng nhọc, chơi thể thao với cường độ cao, vận động mạnh đột ngột, nghỉ ngơi sai tư thế, thừa cân cũng là nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh.
Biểu hiện bệnh của thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh
Tùy vào từng vị trí khác nhau mà thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh cũng sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Chèn dây thần kinh cổ
Có rất nhiều mạch máu và hệ thống dây thần kinh phân bố ở khu vực cột sống cổ. Vai trò của chúng là cung cấp oxy, dưỡng chất và truyền đạt thông tin, tín hiệu đến não. Khi bị chèn ép dây thần kinh cổ, quá trình cung cấp máu đến não không đủ sẽ gây ra hiện tượng rối loạn tuần hoàn não.
Những biểu hiện của thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh cổ thường gặp như sau:
- Thường xuất hiện tình trạng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, dễ ngất xỉu do huyết áp không ổn định.
- Vị trí vai gáy hay nhức mỏi, đau khi cử động cổ.
- Thường bị ù tai, thỉnh thoảng mắt bị mờ, tầm nhìn bị hạn chế.
- Cơ thể mất cân bằng, đi đứng không vững.
- Thỉnh thoảng giọng nói bị thay đổi, khó nghe, hay sâu răng hoặc rối loạn nha khoa.
- Cánh tay đau nhức, tê mỏi, khó khăn khi cử động.
- Ngủ ngáy.
Chèn dây thần kinh ngực
Thoái hóa cột sống chèn ép dây thần kinh ngực thường gây ra những cơn đau liên sườn. Các biểu hiện bệnh ở vị trí này thường khiến người bệnh dễ nhầm lẫn sang các vấn đề như bệnh tim, bệnh dạ dày, bệnh phổi. Cụ thể, chèn ép dây thần kinh ngực sẽ gây ra những biểu hiện như sau:
- Ngực thường xuyên đau nhói nhất là khi bệnh nhân vận động xóc nảy cơ thể, ho, cười hay thậm chí là hít thở mạnh.
- Xuất hiện những cơn đau bất thường ở khu vực bụng và lưng.
Chèn dây thần kinh lưng
Người ít vận động, ngồi nhiều, người bệnh đau thần kinh tọa hoặc người lao động nặng nhọc là những đối tượng thường mắc phải thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh lưng. Một số biểu hiện nhận biết bệnh thường là:
- Các cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên ở vùng thắt lưng rồi lan đến các vị trí khác như mông, đùi, chân.
- Các ngón chân hoặc cả bàn chân thường bị tê ngứa, co cứng.
- Thường hay có cảm giác mệt mỏi, khó chịu , ăn ngủ không ngon nhất là khi thay đổi thời tiết.
- Rối loạn hoặc không kiểm soát được chức năng tiểu tiện.
Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?
Nhiều người cho rằng thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh chỉ là căn bệnh nhỏ hoặc xem đây là bệnh tuổi già. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Gây rối loạn tiền đình ở người bệnh do thiếu máu lên não dẫn đến tình trạng thiểu năng tuần hoàn não khiến người bệnh luôn ở trong trạng thái mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn. Nếu kéo dài sẽ gây trầm cảm, sụt cân nghiêm trọng.
- Nếu chèn ép hạch thần kinh giao cảm ở cổ, người bệnh sẽ thường bị co giật, cảm giác đau khó thở vì cảm giác vùng tim và xương ức bị đè nén.
- Có thể gây thoát vị đĩa đệm dẫn đến hiện tượng chèn ép tủy sống gây tình trạng tứ chi rối loạn, thậm chí có thể khiến người bệnh liệt nửa người hoặc liệt 2 chân.
- Thoái hóa cột sống chèn ép dây thần kinh lưng sẽ làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Các cơn đau xuất hiện thường xuyên, lan rộng từ thắt lưng xuống hông rồi đến hai chân khiến việc di chuyển trở nên khó khăn. Không chỉ vậy, người bệnh còn có nguy cơ bại liệt nửa chân dưới hoặc teo cơ hai chân nếu không được kịp thời điều trị.
Điều trị thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ bệnh mà sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau. Thông thường, thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh sẽ được áp dụng các phương pháp như: Điều trị nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu kết hợp với luyện tập và điều chỉnh chế độ ăn uống để ngăn ngừa biến chứng, cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị, bạn có thể áp dụng một số phương pháp giúp giảm triệu chứng bệnh như:
- Chườm nóng: Vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, dùng khăn mặt sạch, ngâm vào nước nóng rồi đắp lên vùng bị đau nhức. Áp dụng cho trường hợp đau nhức vai gáy vào mỗi buổi sáng khi thời tiết lạnh và hanh khô. Thời điểm này, các mạch máu dễ bị đông lại, vì vậy việc chườm nóng sẽ giúp mạch máu được giãn nở và lưu thông tốt, cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức ở người bệnh.
- Mát-xa: Thường xuyên xoa bóp ở vị trí bị chèn dây thần kinh và cột sống toàn thân nhằm giúp khắc phục tình trạng căng cứng cơ, giảm đau, tăng tuần hoàn máu đến các chi.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Với người bệnh thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh, cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, kali, magie, kẽm, vitamin… Các dưỡng chất này sẽ giúp xương khớp được dẻo dai, chắc khỏe mà việc hồi phục các thương tổn cũng nhanh chóng hơn.
Những lưu ý cho người bệnh thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh
Như đã nói, đây là bệnh có thể gây các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến hệ vận động của người bệnh. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, không nên tự ý sử dụng thuốc mà nên chủ động tìm đến các bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn, tham khám và điều trị. Sau đây là một số lưu ý mà người bệnh thoái hóa cột sốt chèn dây thần kinh không nên bỏ qua:
- Khi phát hiện bệnh, cần nghỉ ngơi, thư giãn, điều chỉnh tư thế ngồi , đứng, nằm hợp lý kết hợp với các liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt châm cứu và các bài tập riêng dành cho người thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng, tuyệt đối không sử dụng rượu bia, các chất kích thích. Nên loại bỏ những đồ ăn cay mặn, giàu béo, giàu đạm như thịt chó, xúc xích, thức ăn sẵn… ra khỏi khẩu phần ăn của mình.
- Nên nằm nệm cứng, không vận động thể thao cao độ hay lao động quá sức để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
- Hạn chế đi giày dép cao gót.
- Tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh nếu được kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp sẽ được cải thiện và không xuất hiện các biến chứng làm mất khả năng vận động ở người bệnh. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn hiểu hơn về căn bệnh này.
Bài viết bạn có thể tham khảo:
- Bệnh thoái hóa cột sống m47 là gì? Biểu hiện và cách điều trị
- Thoái hóa cột sống tập thể dục như thế nào cho an toàn và cải thiện bệnh?
- Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng các bài thuốc nam