Rách bao xơ đĩa đệm là gì? Có lành được không?
Rách bao xơ đĩa đệm được xếp vào giai đoạn 3 của quá trình dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Lúc này, nếu sớm phát hiện và can thiệp điều trị thì các tổn thương có thể được khắc phục. Đồng thời tránh các vấn đề rủi ro và biến chứng không mong muốn phát sinh.
Rách bao xơ đĩa đệm là gì? Dấu hiệu nhận biết
Bao xơ đĩa đệm chính là phần bao bọc phía ngoài nhân keo. Thành phần cấu tạo chính của lớp bao này là các sợi collagen. Các vòng sợi collagen thường rất dẻo, có khả năng đàn hồi tốt và ôm lấy nhau thành nhiều lớp hình elip.
Lớp ngoài của bao xơ sẽ bám trực tiếp vào màng xương và gián tiếp vào viền của đốt sống. Còn lớp trong thì bám chặt lấy bề mặt của sụn thân sống lưng.
Ngoài chức năng bảo vệ nhân keo thì bao xơ còn có chức năng giúp chống lại các lực căng theo hướng ngang. Đồng thời còn chống lại các lực vặn xoắn nhằm giúp cột sống được đảm bảo giữ đúng trục.
Rách bao xơ đĩa đệm là thuật ngữ đề cập đến tình trạng lớp màng phía bên ngoài đĩa đệm bị tổn thương, thủng hay rách. Điều này khiến cho phần nhân nhầy có xu hướng tràn ra khỏi các vòng sợi. Từ đó gây chèn ép lên các rễ dây thần kinh lân cận đốt sống.
Các loại vết rách bao xơ đĩa đệm có thể gặp là:
- Rách đồng tâm (Concentric Tears): Đây là vết rách ảnh hưởng tới đĩa đệm bằng cách tạo ra sự phân cách bên trong các lớp màng bảo vệ đĩa.
- Rách ngoại vi (Peripheral Tears): Vết rách này xảy ra ở bên ngoài đĩa. Nó khiến cho các lớp màng bảo vệ bị tách ra. Đây được cho là yếu tố gây ra tình trạng thoái hóa đĩa đệm.
- Rách hình tia (Radial Tears): Đây là vết rách nằm ngang. Thường kéo dài từ trung tâm tới ngoài đĩa. Đa phần xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Vết rách hình tia cũng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Theo nhận định của các chuyên gia Xương khớp, rách bao xơ được xếp vào giai đoạn thứ 3 của quá trình thoát vị đĩa đệm. Giai đoạn này đánh dấu một mốc tiến triển tương đối nặng của bệnh lý. Các dấu hiệu nhận biết có thể sẽ khác nhau theo từng giai đoạn nhỏ.
Các giai đoạn nhỏ lần lượt dẫn tới rách bao xơ đĩa đệm bao gồm:
- Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa do các biến dạng của lớp vòng ngoài bao xơ. Lúc này dấu hiệu thường chưa rõ rệt. Người bệnh chỉ mới cảm thấy hơi đau nhức và bị tê giật chân tay.
- Giai đoạn 2: Vòng ngoài bao xơ có xu hướng biến dạng nhiều hơn. Lúc này nhân nhầy đang chực chờ để tràn ra ngoài.
- Giai đoạn 3: Tình trạng rách bao xơ đĩa đệm xảy ra hoàn toàn. Phần nhân keo lúc này đã thoát ra ngoài. Đồng thời gây áp lực lên các rễ dây thần kinh. Người bệnh có thể bị đau âm ỉ cột sống và tê bì trên diện rộng. Nhiều trường hợp còn bị rối loạn chức năng vận động.
- Giai đoạn 4: Vết rách ở bao xơ có xu hướng mở rộng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhân nhầy tràn ra nhiều hơn. Cả các rễ dây thần kinh và tủy sống đều có thể bị chèn ép. Điều này còn làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng thoát vị đĩa đệm như tê liệt hay bại liệt.
Nguyên nhân gây rách bao xơ đĩa đệm
Có nhiều nguyên nhân kiến cho phần bao xơ đĩa đệm bị tổn thương, nứt hay rách. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Quá trình lão hóa: Đây được xếp vào nguyên nhân hàng đầu. Quá trình lão hóa diễn ra khiến cho đĩa đệm bị giảm dần độ bền. Đồng thời các sợi vòng cơ cũng yếu dần đi và bắt đầu bị rách.
- Chấn thương ở vùng lưng: Chấn thương vùng lưng có thể khiến cho toàn cột sống bị tổn thương. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến các đĩa đệm. Va đập mạnh khiến lớp bao ngoài đĩa đệm bị giãn và nứt rách là chuyện dễ hiểu.
- Cân nặng của cơ thể: Thống kê cho thấy rằng, tình trạng rách bao xơ dễ gặp ở những người bị thừa cân – béo phì. Cân nặng lớn khiến áp lực đè nén lên đĩa đệm cột sống tăng. Đặc biệt là ở phần cột sống thắt lưng.
- Nghề nghiệp: Đây được cho là một trong những yếu tố nguy cơ. Các đối tượng lao động chân tay, làm việc văn phòng ngồi yên 1 chỗ hay những người thường xuyên phải mang vác nặng đều có nguy cơ cao bị rách bao xơ đĩa đệm.
- Các nguyên nhân khác: Làm việc hay vận động quá sức, bị dị tật bẩm sinh hay mắc bệnh lý ở cột sống…
Rách bao xơ đĩa đệm có lành được không?
Tình trạng rách bao xơ đĩa đệm sẽ không thể tự lành nếu không sớm can thiệp điều trị. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình điều trị cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đặc biệt là thời gian phát hiện, vết rách lớn hay nhỏ, nhân nhầy thoát ra ngoài hết chưa?
Với trường hợp phát hiện sớm khi bao xơ chỉ mới bị tổn thương nhẹ, vết rách không lớn và nhân nhầy chưa bị thoát ra bên ngoài thì việc điều trị thường sẽ đơn giản hơn. Người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp bảo tồn. Mục tiêu là để ngăn chặn diễn tiến của bệnh và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.
Ngược lại, nếu phát hiện muộn thì bệnh thường đã diễn tiến nặng. Phần bao xơ có thể bị rách lớn, nhân nhầy thoát ra ngoài nhiều khiến dây thần kinh cột sống bị chèn ép nặng nề. Lúc này việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn. Đặc biệt cơn đau và các triệu chứng cũng trở nên dữ dội hơn.
Ngay cả khi can thiệp điều trị thì rách bao xơ đĩa đệm cũng không thể lành hoàn toàn. Tuy nhiên kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng là hoàn toàn có thể. Tốt nhất khi nhận thấy các dấu hiệu thì cần sớm thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách.
Rách bao xơ đĩa đệm có nguy hiểm không?
Rách vòng xơ đĩa đệm ở giai đoạn sớm thường không gây ra các triệu chứng nguyên trọng. Chính điều này là nguyên nhân khiến nhiều người chủ quan trong việc phát hiện cũng như chữa trị.
Tình trạng này kéo dài có thể sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bao gồm:
– Dây thần kinh bị chèn ép:
Bao xơ bị rách thì phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm sẽ có cơ hội thoát ra bên ngoài. Từ đó gây chèn ép lên các rễ dây thần kinh và tạo ra những cơn đau dữ dội. Các trường hợp nghiêm trọng, nhân nhầy có thể tạo áp lực lên các dây thần kinh kiểm soát ruột. Từ đó gây ra tình trạng tiểu tiện không tự chủ.
– Đau thần kinh tọa:
Trường hợp này xuất hiện khi các dây thần kinh tọa bị kích thích hay đè nén. Nó gây đau ở vùng hông và mông rồi lan xuống chả chi dưới. Lực chân sẽ trở nên yếu đi, có cảm giác tê bì như bị kim châm. Triệu chứng thường tồi tệ thêm nếu ngồi quá lâu, khi ho, hắt hơi hay cười lớn.
– Hội chứng Cauda Equina:
Đây là một trong những tình trạng y tế nghiêm trọng cần được điều trị sớm. Đặc trưng là cảm giác yếu hay tê 2 chân. Nếu không điều trị kịp thời, hội chứng này có thể khiến cơ thể bị mất tự chủ và gây tê liệt chân vĩnh viễn.
Các biện pháp chẩn đoán và điều trị rách bao xơ đĩa đệm
Tình trạng rách bao xơ đĩa đệm có thể được kiểm soát tốt nếu sớm can thiệp điều trị. Đây cũng là cách tốt nhất giúp giảm thiểu các vấn đề rủi ro và biến chứng phát sinh.
1. Cần chẩn đoán đúng
Nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ là bị rách bao xơ thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra về tiền sử của cơn đau. Một số câu hỏi có thể được đặt ra là:
- Cơn đau bắt đầu xuất hiện khi nào?
- Bạn đã làm gì trước khi nó xuất hiện và cảm giác đau lúc đó ra sao?
- Vị trí của vùng bị đau?
- Các hành động khiến cho tình trạng đau trở nên dữ dội hơn?
Sau đó, bác sĩ có thể thực hiện các kiểm tra thể chất. Người bệnh thường được yêu cầu vận động nhằm xác định tình trạng chỉnh hình. Cùng với đó, phạm vi chuyển động, lực ở tay – chân, phản ứng với kích thích thần kinh cũng sẽ được kiểm tra.
Cuối cùng để xác định chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng:
- Chụp X-quang: Giúp quan sát và loại trừ các tình trạng không phải do rách bao xơ đĩa đệm.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp chẩn đoán chính xác vết rách và khẳng định mức độ nghiêm trọng của nó.
Khi chẩn đoán đã được xác định thì việc điều trị có thể bắt đầu. Bác sĩ sẽ căn cứ vào độ rộng của vết rách cùng các vấn đề ảnh hưởng để đưa ra phác đồ phù hợp nhất.
2. Sử dụng thuốc Tây
Dùng thuốc Tây là một trong những giải pháp được dùng phổ biến khi bị rách bao xơ đĩa đệm. Mục tiêu chính của việc điều trị lúc này là hỗ trợ khắc phục các triệu chứng.
Một số thuốc được dùng có thể là:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống viêm
- Thuốc tiêm corticoid
- Thuốc kháng viêm không steroid
Bất cứ loại thuốc nào cũng cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp gặp phải các tác dụng ngoại ý, hãy thông báo cho bác sĩ ngay để được điều chỉnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay điều chỉnh liều lượng sử dụng.
3. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là giải pháp rất hữu ích với điều trị rách bao xơ đĩa đệm. Các phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp làm giảm đau, giải phóng các rễ dây thần kinh bị chèn ép. Hơn nữa còn giúp tăng cường khả năng vận động cho vùng cột sống đang có bao xơ đĩa đệm bị tổn thương.
Người bệnh có thể áp dụng một số giải pháp thông dụng như:
- Tác dụng nhiệt
- Tập vận động trị liệu
- Massage trị liệu
4. Chữa rách bao xơ bằng Đông y
Ngoài việc dùng thuốc Tây thì có thể áp dụng các giải pháp Đông y để hỗ trợ thêm. Đây là cách đơn giản, dễ thực hiện. Đặc biệt là lành tính nên phù hợp với nhiều đối tượng.
- Dùng thảo dược tự nhiên: Một số loại thảo dược được dùng phổ biến là lá lốt, cây cỏ xước, xương rồi, ngải cứu… Chúng giúp hỗ trợ giảm đau, ngừa viêm rất hữu hiệu.
- Xoa bóp, bấm huyệt: Cách này có thể hỗ trợ khắc phục nhanh cơn đau. Ngay cả khi vết rách lớn, phần nhân nhầy chèn ép lên các dây thần kinh quanh cột sống. Đồng thời làm giảm áp lực lên các đốt sống có bao xơ đĩa đệm bị tổn thương.
- Châm cứu: Phương pháp này dùng kim nhỏ để châm vào các vị trí huyệt đạo xung quanh cột sống tổn thương. Từ đó giúp thông kinh lạc, tăng lưu thông khí huyết và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở bao xơ.
5. Can thiệp phẫu thuật
Với các trường hợp bị rách bao xơ đĩa đệm thì phẫu thuật thường không cần thiết. Bởi các phương pháp điều trị nội khoa thường sẽ mang lại kết quả khả quan.
Tuy nhiên nếu tình trạng không cải thiện sau khoảng 6 – 8 tuần điều trị thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Đây là giải pháp giúp loại bỏ đĩa đệm có bao xơ bị rách nặng.
Các phương pháp phẫu thuật rách bao xơ đĩa đệm được dùng có thể là:
- Mổ hở truyền thống
- Mổ nội soi
Tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như điều kiện tài chính mà có thể lựa chọn phương án thích hợp nhất. Hãy nghe theo lời khuyên từ bác sĩ để nhận được kết quả tốt khi thực hiện phẫu thuật. Chú ý chăm sóc hậu phẫu tốt để giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề rủi ro và biến chứng.
Phòng ngừa rách bao xơ đĩa đệm
Để ngăn ngừa tình trạng rách bao xơ đĩa đệm, bạn được khuyên là nên hoạt động lành mạnh và ăn uống hợp lý. Các biện pháp phòng tránh có thể bao gồm:
– Thay đổi thói quen làm việc:
Tuyệt đối tránh tình trạng ngồi làm việc ở một tư thế quá lâu. Nên vận động cũng như thay đổi tư thế thường xuyên. Tránh làm việc nặng nhọc khiến cho cột sống phải chịu quá nhiều áp lực. Điều này dễ khiến cho bao xơ đĩa đệm bị rách. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
– Dành thời gian cho hoạt động thể chất:
Việc rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày sẽ khiến cho cơ thể dẻo dai. Đồng thời giúp cột sống được thu giãn, tránh gây áp lực nặng nề lên đĩa đệm và giúp xương khớp phát triển khỏe mạnh. Mỗi ngày nên dành tối thiểu 30 – 45 phút cho hoạt động thể chất. Nên chọn các bài tập hay bộ môn thể thao phù hợp với thể trạng sức khỏe.
– Duy trì chế độ ăn uống hợp lý:
Đây là vấn đề được cho là đặc biệt quan trọng với sức khỏe xương khớp. Nên tăng cường các thực phẩm chứa dưỡng chất cần thiết vào khẩu phần ăn. Đặc biệt như các nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin và omega-3 rất tốt cho sức khỏe xương khớp. Các chuyên gia cho biết chế độ dinh dưỡng quyết định đến 68% sự khỏe mạnh của hệ thống xương khớp.
– Khám sức khỏe định kỳ:
Kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ được cho là vấn đề cốt lõi giúp phát hiện cũng như dự phòng bệnh tốt nhất. Bạn được khuyên là nên thăm khám 6 tháng/ lần. Điều này giúp dễ dàng theo dõi cơ thể. Chỉ cần có những dấu hiệu bất thường đều sẽ được cảnh báo và điều trị sớm nhất. Từ đó giúp tránh những vấn đề không mong muốn phát sinh. Nhất là khi bao xơ đĩa đệm đã bị rách quá lớn.
Rách bao xơ đĩa đệm nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ không quá nguy hiểm. Khi nhận thấy các dấu hiệu, bạn hãy chủ động thăm khám bác sĩ. Đồng thời nghiêm túc điều trị theo phác đồ, kết hợp ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.