Phong thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh phong thấp gây ra những cơn đau khó chịu, dai dẳng, đặc biệt khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy phong thấp là gì và cách khắc phục nào hiệu quả nhất hiện nay? Mời bạn dõi theo thông tin trong bài viết này để có giải pháp điều trị hiệu quả an toàn từ thảo dược.

Bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp là gì? Có nguy hiểm không?

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, bệnh phong thấp còn được biết đến với tên gọi phong tê thấp, là một dạng bệnh viêm đa khớp dạng thấp có liên quan đến yếu tố tự miễn gây đau nhức, sưng tấy đỏ các khớp xương, bắp thịt. Người bệnh có thể bị tình trạng đau nhức cản trở vận động thường ngày.

Nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời, phong thấp có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe khi làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, tim, thận, hệ thần kinh, viêm mạch máu, giảm khả năng vận động, biến dạng cột sống, mất khả năng vận động. Phụ nữ mang thai bị bệnh phong thấp dễ bị sinh non.

Triệu chứng phong thấp: Đừng nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác

Triệu chứng bệnh phong thấp rất dễ nhận biết bởi có các biểu hiện điển hình. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân nhầm lẫn triệu chứng của bệnh phong thấp với các bệnh về xương khớp khác.

Dưới đây là một số biểu hiện của phong thấp:

  • Đau nhức, sưng, nóng đỏ các khớp, nhất là các khớp tại bàn tay, bàn chân
  • Cảm giác cứng khớp, đau khớp, đau hơn khi vào mỗi buổi sáng, về đêm, khi ngồi hoặc đứng lâu.
  • Gặp tình trạng khó cử động tại các khớp bị phong thấp, khi cử động phát ra tiếng kêu
  • Vùng bắp thịt xung quanh khớp có biểu hiện đau, cơ yếu dần và dễ gây teo cơ
  • Ở giai đoạn nặng bệnh phong thấp gây biến dạng các khớp.
Triệu chứng bệnh phong thấp
Biểu hiện tiêu biểu nhận biết bệnh phong thấp

Nguyên nhân bị phong thấp thường gặp

Nguyên nhân bệnh phong thấp thường xuất phát từ các yếu tố sau:

  • Bị phong thấp do yếu tố di truyền: Theo các nhà khoa học, yếu tố di truyền chiếm 50 – 60% khả năng gây ra bệnh phong thấp. Các gen được cho là có liên quan tới việc khởi phát của bệnh phong thấp gồm có: HLA-DR, PADI4, PTPN22.
  • Bị phong thấp do nội tiết tố: Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng sự mất cân bằng của estrogen và progesterone ở phụ nữ có liên quan tới sự xuất hiện của bệnh phong thấp.
  • Bị phong thấp do truyền nhiễm: Khi các nhân tố truyền nhiễm như virus Epstein-Barr, virus cúm… tấn công vào xương khớp có khả năng làm cho bệnh phong thấp xuất hiện.
  • Một số yếu tố khác: Ngoài các yếu tố kể trên, các yếu tố như chấn thương, ảnh hưởng từ các bệnh xương khớp, thói quen sử dụng chất kích thích… cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh phong thấp xuất hiện.

Các cách điều trị bệnh phong thấp

Hiện nay, nhờ sự phát triển của y học hiện đại, cách trị bệnh phong thấp cũng khá đa dạng. Theo đó, có 3 cách chữa bệnh phong thấp phổ biến nhất là:

Điều trị phong thấp từ Tây y

Để điều trị phong thấp bằng Tây y có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm như: predinisone, paracetamol, diclofenac sodium, aspirin… kết hợp với các bài vật lý trị liệu theo tư vấn của chuyên gia.

Đối với trường hợp phong thấp nặng có thể được chỉ định phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ để lại biến chứng nên bệnh nhân phong thấp cần cân nhắc kỹ khi quyết định thực hiện.

Mẹo chữa phong thấp từ dân gian

So với việc sử dụng thuốc Tây hay biện pháp can thiệp ngoại khoa, mẹo dân gian được cho là khá phổ biến và tiện dụng trong điều trị bệnh phong thấp. Nhiều bệnh nhân phong thấp thường xuyên áp dụng các bài chữa mẹo này vào quá trình điều trị tại nhà của mình.

Các bài thuốc dân gian chữa phong thấp được nhiều người truyền tai nhau có thể kể đến như: bài thuốc chữa phong thấp từ cây chìa vôi, chữa trị phong thấp bằng lá lốt, chữa bệnh phong thấp bằng cần tây…

Mặc dù mang lại hiệu quả giảm triệu chứng đau nhức của bệnh phong thấp, nhưng các bài mẹo dân gian này lại chỉ có tác dụng “chữa ngọn” tạm thời, không đi sâu điều trị bệnh từ gốc. Do đó, bệnh nhân phong thấp vẫn phải tìm tới các phương pháp điều trị khác triệt để hơn.

Phương pháp điều trị bệnh phong thấp
Phương pháp điều trị bệnh phong thấp phổ biến

Phương pháp Đông y chữa bệnh phong thấp

Được cho là phương pháp khắc phục nhược điểm của hai phương pháp kể trên, bài thuốc Đông y lành tính chữa phong thấp hiện tại đang thu hút nhiều sự chú ý của người bệnh.

Bởi theo nguyên tắc của Y học cổ truyền, bệnh phong thấp thuộc vào chứng Tý, ngoài các yếu tố do di truyền, rối loạn nội tiết tố… còn là do khí huyết không được lưu thông gây nên. Do đó, để khắc phục hiệu quả bệnh phong thấp, Đông y chủ trương sử dụng các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên đi sâu vào điều trị bệnh từ gốc.

Bên cạnh việc thông kinh lạc, các thảo dược thiên nhiên còn góp phần giúp cơ thể người bệnh được tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Một trong số những bài thuốc Đông y được đông đảo các chuyên gia đánh giá cao ở thời điểm hiện tại có thể kể đến Hoạt huyết phục cốt hoàn của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Giải pháp toàn diện đẩy lùi phong thấp từ Trung tâm Thuốc dân tộc

Thấu hiểu được nỗi đau và niềm trăn trở của các bệnh nhân phong thấp, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc – đơn vị uy tín hàng đầu trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng Đông y đã dành nhiều tâm huyết để phát triển bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn dạng sắc thang.

Đến thời điểm hiện tại, đây được cho là bài thuốc cho hiệu quả điều trị cao, giúp bệnh nhân phong thấp đẩy lùi các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ. Đồng thời còn tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể người bệnh dẻo dai, vận động linh hoạt. Dưới đây là các ưu điểm từ giải pháp khắc phục bệnh xương khớp tại Trung tâm Thuốc dân tộc:

phương pháp điều trị phong thấp tại Thuốc dân tộc
Ưu điểm của phương pháp điều trị phong thấp tại Thuốc dân tộc

Hoạt huyết phục cốt hoàn – Cải tiến không ngừng

Kể từ năm 2014, Thuốc dân tộc là một trong những đơn vị khám chữa bệnh bằng Đông y uy tín đã gây được tiếng vang trên thị trường với sự ra mắt của Hoạt huyết phục cốt hoàn dạng bốc thang.

Bài thuốc gồm 3 chế phẩm nhỏ: Phong thấp hoàn, Bổ thận hoàn và Giải độc hoàn. Khi được sử dụng kết hợp, các bài thuốc này sẽ đem tới tác động khu phong tán hàn, thanh nhiệt giải độc và thông kinh lạc. Giúp cơ thể thải loại được hoàn toàn các độc tố, tránh bế tắc kinh mạch, loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng đau nhức, viêm sưng của bệnh phong thấp.

Góp mặt trong Hoạt huyết phục cốt hoàn là các thảo dược mang tính chất “khắc tinh” của bệnh phong thấp như: phòng phong, độc hoạt, ngưu tất, hoàng cầm… Tuỳ theo thể trạng và tình trạng phong thấp của từng bệnh nhân, các bác sĩ của Trung tâm sẽ có sự điều chỉnh gia giảm nguyên liệu sao cho phù hợp.

Vào năm 2017, vì muốn tiếp tục cải tiến và nâng cao hiệu quả điều trị của Hoạt huyết phục cốt hoàn dạng thang sắc, đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT của Thuốc dân tộc đã thực hiện các chuyến thực nghiệm dài ngày, tìm tòi và nghiên cứu, phát triển ra Hoạt huyết phục cốt hoàn thế hệ mới.

Trong lần trở lại này, Hoạt huyết phục cốt hoàn đã được bổ sung chủ dược Hầu vĩ tóc – một thảo dược thiên nhiên cực kỳ quý hiếm, không chỉ có tác dụng khôi phục các vấn đề xương khớp, mà còn tăng cường lớp dịch nhầy, giúp bệnh nhân xương khớp khôi phục chức năng vận động nhanh chóng.

Thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn chữa bệnh phong thấp
Kết quả sử dụng Hoạt huyết phục cốt hoàn trên 500 trường hợp sau 2 đợt trị liệu

Kết hợp trị liệu cùng các phương pháp châm cứu, bấm huyệt

Ngoài việc sử dụng Hoạt huyết phục cốt hoàn đem tới hiệu quả tối ưu trong điều trị bệnh phong thấp. Tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bệnh nhân còn được sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT.

Theo đó, tiêu biểu có bác sĩ Doãn Thị Hồng Phương và bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – những lương y được gọi tên “bàn tay vàng” trong việc hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân không cần dùng thuốc nhờ các phương pháp bấm huyệt, cấy chỉ, mát-xa.

Khi bệnh nhân phong thấp sử dụng kết hợp Hoạt huyết phục cốt hoàn cùng các liệu trình bấm huyệt, mát-xa, châm cứu… bệnh sẽ có tiến triển nhanh hơn, hồi phục chức năng vận động linh hoạt và sớm được tận hưởng sự vui vẻ trong cuộc sống hằng ngày.

Xem thêm: Bệnh nhân Bùi Thị Ngọc Bích chia sẻ về hành trình hồi phục bệnh viêm đa khớp dạng thấp nhờ Hoạt huyết phục cốt hoàn và phương pháp trị liệu tại Thuốc dân tộc.

Đơn vị uy tín hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng Đông y

Bên cạnh việc nỗ lực phát triển bài thuốc Đông y lành tính và có tính ứng dụng cao, an toàn, hiệu quả với bệnh nhân phong thấp. Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cũng được biết tới với nhiều hoạt động đóng góp cho sự phát triển của nền Y học cổ truyền nói riêng và Y học nước nhà nói chung.

Trải qua hơn một thập kỷ, Trung tâm sở hữu kho tàng hơn 100 bài thuốc cổ truyền dân tộc. Đồng thời cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong công tác nuôi trồng vườn dược liệu sạch.
Hiện nay, diện tích vườn dược liệu đạt chất lượng kiểm duyệt khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO của Thuốc dân tộc đã lên tới hàng ngàn hecta tại các tỉnh thành như: Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…

Vườn dược liệu sạch chữa bệnh phong thấp của Thuốc dân tộc
Hình ảnh vườn dược liệu sạch của Thuốc dân tộc

Bệnh phong thấp nên ăn gì? Kiêng gì?

Một trong những câu hỏi được đông đảo bệnh nhân phong thấp quan tâm không thể không kể đến “bệnh phong thấp nên ăn gì?” và “bệnh phong thấp nên kiêng gì?”. Dưới đây là những thông tin về chế độ dinh dưỡng lành mạnh dành cho người bị phong thấp:

  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi: Bởi canxi giúp chắc xương, tái tạo sụn khớp hiệu quả, sẽ rất có lợi nếu bệnh nhân phong thấp thường xuyên bổ sung canxi trong bữa ăn của mình. Một số thực phẩm chứa canxi có thể kể đến như: hải sản (tôm, cua, ghẹ…), các chế phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua, phô mai,…)
  • Bổ sung khoáng và vitamin đầy đủ: Rau xanh và các loại quả giàu vitamin sẽ tốt cho người phong thấp nâng cao sức đề kháng trong cơ thể, từ đó dễ dàng chống lại những cơn đau nhức do bệnh phong thấp gây ra.
  • Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày: Uống đủ nước không chỉ giúp cơ thể thanh nhiệt dễ dàng mà còn tạo điều kiện để đào thải hoàn toàn các độc tố tích tụ bên trong ra ngoài. Ngoài ra, việc bổ sung một số loại nước uống từ thảo dược Đông y cũng rất có lợi cho người phong thấp. Chẳng hạn: nước quế chi, nước bách thảo, cháo ý dĩ…

Ngoài việc chú ý bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh tốt cho bệnh phong thấp, bệnh nhân cũng cần lưu ý hạn chế sử dụng các loại thực phẩm được cho là “khắc tinh” của bệnh phong thấp như sau:

  • Rượu, bia, các chất kích thích: Đây là những thực phẩm gây kích ứng, phá hủy các tế bào sụn khớp khiến tăng cường các triệu chứng đau xương khớp, gây khó chịu cho bệnh nhân.
  • Thực phẩm được chế biến sẵn: Chẳng hạn như xúc xích, dăm bông, lạp xưởng, bánh kẹo, nước ngọt có gas.. Vì các loại thực phẩm này góp phần làm tăng lipid máu, kích thích phản ứng viêm tấy khiến bệnh phong thấp càng thêm nặng.
  • Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ: Vì các loại thực phẩm này có nhiều chất béo bão hòa, dễ dàng dẫn tới tình trạng giãn tĩnh mạch,khiến xung huyết và làm hại đến xương khớp.

Trên đây là những thông tin cần thiết xoay quanh căn bệnh phong thấp. Bệnh nhân phong thấp cần thêm thông tin chi tiết hoặc có nhu cầu được tư vấn, thăm khám, điều trị tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc vui lòng liên hệ Hotline: Hà Nội: (024)7109 6699; TP Hồ Chí Minh: (028)7109 6699; Quảng Ninh: (0203) 657 0128

Thông tin hữu ích cho bạn:

  • Bệnh phong thấp có lây không?
  • TOP 5 cách chữa trị bệnh phong thấp tại nhà hiệu quả nhất
  • Bệnh Phong Thấp Ra Mồ Hôi Tay Chân và Cách Điều Trị Dứt Điểm