Phong thấp chạy là gì? Điều trị bệnh như thế nào?

Phong thấp chạy là một cụm từ khá xa lạ với nhiều người bởi đa phần khi nhắc đến căn bệnh này người ta chỉ dùng chung bằng một cụm từ là phong thấp. Vậy phong thấp chạy là gì, cách điều trị thế nào, khi nào bệnh phong thấp được gọi với cái tên này? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết.

Phong thấp chạy là hiện tượng cơn đau chạy lan ra khắp cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng đi đứng của người bệnh
Phong thấp chạy là hiện tượng cơn đau chạy lan ra khắp cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng đi đứng của người bệnh

Phong thấp chạy là gì? 

Phong thấp chạy là một cụm từ được dùng trong y học cổ truyền để chỉ chứng phong thấp do gió. Thường được gọi là phong mạnh, tê thấp chạy, hành tý, hầu tý… Theo quan niệm của y học cổ truyền, phong thấp chạy là hiện tượng phong thấp xâm nhập. Trong đó, phong là dương tà, thấp là âm tà, khi cơ thể bị phong thấp xâm nhập sẽ khiến khí huyết bị ngưng lại, trì trệ bất thông làm xương khớp sưng đỏ, đau đớn. 

Khi phong tà thịnh thì xương khớp đau và chạy khắp cơ thể khiến kinh mạch không được lưu thông trì trệ ở các khúc gập. Phong gây phong thấp có hai loại gồm nội phong và ngoài phong, trong đó ngoại phong thường di động, biến hóa, chạy dọc khắp cơ thể gây đau khớp. 

Triệu chứng của bệnh 

Phong thấp là bệnh liên quan trực tiếp đến sự di chuyển, cử động của cơ thể. Chứng bệnh này chạy lan ra khắp cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng đi đứng của người bệnh chứ không chỉ gây đau ở một vị trí nhất định. 

Các triệu chứng của bệnh phong thấp chạy như sau: 

  • Khớp xương sưng hoặc hồng đỏ 
  • Bệnh nhân đau nhức các khớp xương và toàn bộ cơ thể
  • Cơn đau có thể lan từ khớp này sang khớp kia, chỗ đau thay đổi khiến các khớp xương trong cơ thể suy yếu
  • Khó khăn trong việc cử động khớp, gân mạch co rút
  • Đầu gối, mắt cá, cùi chỏ, cổ tay là vị trí tổn thương nghiêm trọng nhất
  • Đau ở khúc gập chân tay, cổ có thể kèm theo sốt
  • Người mệt mỏi, dễ buồn bực, chỉ thích nằm một chỗ
  • Bắt mạch sẽ thấy mạch phù, khí huyết tắc nghẽn kém lưu thông.
  • Bệnh nhân sợ gió 

Điều trị phong thấp chạy

Cũng giống như các thể phong thấp khác, phong thấp chạy có thể được điều trị bằng Tây y hoặc Đông y. Cụ thể:

Điều trị bằng Tây y

Tây y thường không phân chia các dạng phong thấp mà chủ yếu điều trị dựa vào nguyên nhân và mức độ bệnh. Các phương pháp điều trị bằng Tây y bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế hệ miễn dịch sản sinh chất trung gian gây viêm, thuốc giảm viêm giảm đau hỗ trợ điều trị… 
  • Bài tập phục hồi chức năng: Thường được áp dụng đồng thời với việc sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn và hỗ trợ của chuyên viên y tế.
  • Liệu pháp nhiệt: Gồm chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại, chiếu sóng viba…
  • Phẫu thuật: Được áp dụng cho trường hợp các phương pháp trên không mang lại hiệu quả điều trị. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, loại bỏ hoặc thay khớp bằng bộ phận nhân tạo.

Điều trị bằng Đông y

Thuốc Đông y thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị
Thuốc Đông y thường được sử dụng để điều trị bệnh phong thấp

Theo y học cổ truyền, phong thấp thuộc vào chứng Tý, bệnh phong thấp thường ít phân ra từng thể riêng biệt mà là 3 thể phong hàn thấp cùng xâm nhập gây bệnh. Việc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh mà xác định biện pháp. Nguyên tắc chữa phong thấp của Đông y được xác định là phải khu phong hòa huyết, thông huyết tán hàn, giảm sưng đau, tiêu viêm, thanh nhiệt, an thần. 

Một số bài thuốc chữa phong thấp chạy do 3 luồng tà khí phong, hàn thấp xâm nhập có tác dụng đả thông kinh lạc trong cơ thể là:

  • Bài thuốc quyên tý thang gia giảm: Lấy 20g khương hoạt, 16g đương quy, 16g hoàng kỳ, 16g xích thược, 16g phòng phong, 12g khương hoàng, 10g chích thảo sắc uống mỗi ngày 1 thang. Có thể kết hợp châm cứu tại vị trí tổn thương và các huyệt hợp cốc, phong môn, phong trì, cách du, huyết hải, túc tam lý để hỗ trợ điều trị. 
  • Bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn với 3 chế phẩm nhỏ là phong thấp hoàn, bổ thận hoàn và giải độc hoàn. Gồm một số thảo dược chủ trị như phòng phong, ngưu tất, hoàng cầm, độc hoạt… 

Những lưu ý khi điều trị phong thấp chạy

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất đồng thời cải thiện nhanh cơn đau do bệnh gây ra, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Để hạn chế hiện tượng di căn của bệnh phong thấp chạy, người bệnh cần cải thiện môi trường sống, hạn chế làm việc quá sức, thức quá khuya… Nên tăng cường vận động, xây dựng thời gian ngủ nghỉ hợp lý, tránh lao động nặng nhọc.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, canxi thông qua rau xanh, trái cây, gân bò, sụn bò… Đặc biệt, cần thêm các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất vào thực đơn để giảm viêm nhiễm, đau khớp.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Nên chọn một môn thể thao phù hợp, luyện tập các động tác kéo giãn cơ, tăng cường khả năng lưu thông khí huyết. 
  • Hạn chế sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ và tuyệt đối không dùng chất kích thích để tránh biến chứng nguy hiểm. 

Tóm lại, phong thấp chạy là một thuật ngữ được y học cổ truyền sử dụng để chỉ chứng phong thấp do 2 luồng tà khí phong (dương tà), thấp (âm tà) xâm nhập khiến khí huyết không được lưu thông, bị ngưng lại làm các khớp xương sưng đỏ đau đớn. Khi có các triệu chứng phong thấp dù là thể nào đi chăng nữa, người bệnh cũng cần nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.