Nổi cục ở mu bàn tay là bị gì? Có nguy hiểm không?
Triệu chứng nổi cục ở mu bàn tay xảy ra phổ biến trong độ tuổi trung niên. Đây là dấu hiệu chung của một số triệu chứng thoái hóa xương khớp, gout hoặc viêm khớp… Nếu như không điều trị sớm, biến chứng nguy hiểm có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động, cầm nắm cơ bản.
Nổi cục ở mu bàn tay là bị gì?
Triệu chứng nổi cục ở mu bàn tay có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, bệnh nhân nên nhận định rõ căn bệnh mình đang mắc phải để có cách chăm sóc và điều trị phù hợp. Sau đây là những bệnh lý có cùng chung triệu chứng nổi cục ở mu bàn tay mà bạn có thể mắc phải:
U nang hoạt dịch mu bàn tay
U nang hoạt dịch là một trong những nguyên nhân gây nổi cục ở mu bàn tay. Ngoài khu vực mu bàn tay thì các u cục này còn nằm ở những vùng xung quanh khu vực gân cơ duỗi hoặc khe khớp, do dịch tụ tiết ra từ bao gân duỗi cổ tay quay. Chất dịch này tiết ra khi các cơ hoặc khớp ở mu bàn tay bị kích thích và tăng tiết một lượng lớn hoạt dịch, lâu dài khi tổn thương lan rộng thì chúng sẽ bắt đầu đổ ra các khoang dạng nang nằm trên các gân và khe khớp. Tình trạng tắc nghẽn dòng lưu thông này lâu ngày khiến lượng dịch bị tắc nghẽn và chảy tự do trở lại bao hoạt dịch.
Nhóm phụ nữ dễ mắc bệnh ung nang hoạt dịch hơn so với nam giới. Tương tự điều này cũng xảy ra ở cổ tay hoặc chân. U nang hoạt dịch là một căn bệnh lành tính, người bệnh rất dễ bị đau nhức khi trời trở lạnh, đặc biệt là các động tác gấp và duỗi quá mức. Cơn đau có thể cải thiện khi người bệnh chườm ấm hoặc massage với dầu nóng. Ban đầu tình trạng u nang hoạt dịch sẽ không gây đau đớn cho bệnh nhân. Khi sờ vào các nang sẽ thấy mềm, chỉ khi nang gây chèn ép vào dây thần kinh hoặc mạch máu thì mới gây đau đớn.
Thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay
Thoái hóa khớp là một trong những căn bệnh xương khớp thường gặp trong độ tuổi sau 40. Khi các tế bào xương khớp bắt đầu lão hóa và không có sự tạo thành các tế bào mới, từ đó cấu trúc xương khớp suy yếu, các gai xương hình thành. Người bệnh nhận biết thoái hóa khớp thông qua những biểu hiện như u cục nổi trên bề mặt da và khớp. Kèm theo đó là tình trạng đau nhức âm ỉ kéo dài, bệnh tiến triển lâu dài cũng ảnh hưởng đến vận động nghiêm trọng.
Do khớp bị thoái hóa nên bàn tay cũng chức năng co giãn bình thường. Kèm theo đó là hiện tượng sưng, đau, người bệnh không thể mang vác hay cầm nắm, cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi vừa ngủ dậy vào buổi sáng. Nam và nữ giới đều có thể bị thoái hóa khớp, trong đó tỷ lệ nữ giới thường mắc bệnh nhiều hơn. Khi cơ khớp, xương bị thoái hóa thì các chấn thương rất dễ xảy ra, từ đó những tổn thương sâu rất dễ xảy ra, hình thành các khuyết xương khớp loang lổ.
Thoái hóa khớp tiến triển kéo dài và là căn bệnh mãn tính khó điều trị. Khi mu bàn tay nổi những cục cứng thì bệnh đã bước vào giai đoạn tương đối nghiêm trọng. Đến một giai đoạn nhất định, bàn tay của người bệnh có thể bị biến dạng, xơ cứng ngón tay. Các khối gai xương này cũng tạo sức ép lên hệ thống rễ thần kinh, nhiều bệnh nhân còn bị tê liệt vận động tạm thời.
Dấu hiệu bệnh gout
Nhiều bệnh nhân bị gout có biểu hiện nổi cục ở mu bàn tay, đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra trong một số trường hợp gout cấp và mạn tính. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân gây ra các khối u cục ở ngón chân, các khớp ở cổ chân hoặc mắt cá. Theo chuyên môn, u cục xuất hiện là dấu hiệu của tình trạng lắng đọng urat ở khớp, chúng được gọi là các cục tophi, khi axit uric tích trữ quá mức ở khớp hoặc ở các mô và lắng đọng thành tinh thể.
Gout là căn bệnh mãn tính, triệu chứng ngày càng nghiêm trọng và tiến triển nặng hơn gây đau đớn, khớp xương bị phá hủy và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động. Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh, nếu như không kiểm soát được nồng độ axit uric thì người bệnh có thể bị biến dạng khớp. Các khối u ở mua bàn tay có kích thước nhỏ, đường kính chỉ khoảng mm cho đến vài cm. Ngoài vị trí bàn tay và mua bàn tay thì khối tophi còn xuất hiện ở chân và sụn vành tai…
Bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân phổ biến gây ra các cục u ở mu bàn tay. Đây là căn bệnh tự miễn, tương tự như lupus – khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh của cơ thể. Bệnh viêm khớp dạng thấp thường gặp hơn ở nữ giới, thường bệnh sẽ gây ra các triệu chứng hai bên khớp của cơ thể. Các chuyên gia cho rằng ở những bệnh nhân bị nổi u cục ở một chân hoặc tay thì khả năng bị bệnh ở khớp tương tự phía còn lại khá cao. Cần phân biệt viêm đau khớp thông thường và viêm khớp dạng thấp vì hai căn bệnh này đều bắt nguồn từ nguyên nhân khác nhau.
Đặc trưng của viêm khớp dạng thấp là tình trạng nổi hạt dưới da. Ban đầu các u cục này có kích thước rất nhỏ và người bệnh không thể nhận biết rõ dấu hiệu đặc trưng. Đến giai đoạn cấp tính, u cục phát triển lớn hơn sẽ gây ra tình trạng đau buốt, tê cứng khớp tay. Bệnh viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, vận động cũng bị hạn chế. Trong giai đoạn muộn, bệnh sẽ gây biến dạng mu bàn tay hoặc lan rộng đến các ngón tay.
U tế bào bao gân hoạt dịch
Tình trạng u tế bào khổng lồ bao gân hoạt dịch là một trong những bệnh lý hiếm gặp nhưng đây cũng là nguyên nhân gây u cục ở mu bàn tay. Bệnh có xuất phát từ hiện tượng tụ dịch tại các tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch nằm tại màng hoạt dịch của bao khớp, xung quanh phía bao gân và túi hoạt dịch. Thông thường bệnh nhân sẽ chỉ nhận thấy tình trạng u cục bất thường ở mu bàn tay, không bị đau hay có triệu chứng bất thường nào đáng kể.
Những vùng bị tổn thương có thể là bàn tay hoặc mua bàn tay, giữa khớp xương có xuất hiện các khối u nhỏ hay một tổ chức mô mềm bất thường. U lành tính thường chỉ xuất hiện ở những vùng khớp cử động nhiều, các khớp nhỏ. Mặc dù không phổ biến nhưng mu bàn chân cũng có thể xảy ra tình trạng này tương tự.
Nổi cục ở mu bàn tay do gai xương
Tình trạng nổi gai xương ở mu bàn tay hay bàn chân là một trong những dấu hiệu của tình trạng thoái hóa xương khớp. Các gai này hình thành dựa trên sự phát triển của các mô xương. Đồng thời các chuyên gia cũng đã khẳng định gai xương có chiều hướng hình thành khi khớp xương của người bệnh thoái hóa, tế bào xương hình thành quá mức gây che lấp các khoảng trống giữa xương và gân cơ. Ngoài ra gai xương cũng hình thành ở những chấn thương chưa được điều trị khỏi hẳn.
Gai xương ở mu bàn tay hình thành từ những áp lực trong thời gian dài, thường gặp ở những người làm việc văn phòng thường phải sử dụng máy tính thường xuyên. Từ hoạt động này kích thích cơ thể hình thành thêm xương nhằm hạn chế những tổn thương. Phần lớn những trường hợp nổi cục ở mu bàn tay do gai xương đều liên quan tới bệnh cơ xương khớp. Đặc biệt là những bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương sau một thời gian có khả năng hình thành các gai chèn ép.
Khác với các u hạch hay u hoạt dịch không gây đau đớn, u cục do gai xương gây ra khiến người bệnh đối mặt với cơn đau dữ dội, tiến triển ngày một nghiêm trọng hơn. Khi người bệnh cầm nắm, vận động mạnh rất nhanh bị mệt mỏi. Tình trạng gai xương chèn ép cũng khiến mạch máu khó lưu thông, tình trạng tê mỏi từ đó phát sinh. Gai xương ở mu bàn tay không phải là triệu chứng thường gặp, những trường hợp gai xương cột sống thường phổ biến hơn. Tuy nhiên do bệnh có thể biến chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên người bệnh không nên chủ quan mà cần điều trị sớm.
U nang bã nhờn
U nang bã nhờn là căn bệnh lành tính, bệnh được xác định là khối u nang lành tính chứ không nguy hiểm như ung thư. U nang có thể xuất hiện khi bã nhờn bị tắc nghẽn ở lỗ chân lông vào tạo nên các tụ bã nhờn thành cục dưới lớp biểu bì. U nang bã nhờn có thể gặp ở tay, bàn chân hoặc cẳng chân nhưng thường xuất hiện phổ biến hơn ở vùng cổ và mặt.
Người bệnh có thể yên tâm vì triệu chứng này không nghiêm trọng. Bằng một số biện pháp điều trị đơn giản tại nhà có thể giúp cải thiện triệu chứng. Đồng thời song song đó bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân phẫu thuật hay dẫn lưu nếu như khối u phát triển quá mức. Các phương pháp ngoại khoa thao tác nhanh để loại bỏ khối u nang, từ đó giúp hiệu quả điều trị đạt được như mong đợi, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa khối u tái phát trong tương lai.
U mỡ dưới da
U mỡ hay còn gọi là u bã đậu, đây cũng là một dạng u lành tính và được cấu tạo bởi lớp vỏ bọc. Mặt trong của khối u là các chất bã mềm, thường phát triển dưới những vùng da tiết nhiều mồ hôi, chất bã. Khi phát triển u có thể bị nhầm lẫn với mụn cóc, người bệnh không cảm thấy đau, khi khối u phát triển lớn có thể sưng đỏ gây đau nhức. Triệu chứng sinh lý này có thể xảy ra trong mọi độ tuổi, cục u có kích thước lớn nhỏ khác nhau ở môi người. Tuy nhiên ở những người trong độ tuổi dậy thì có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Nên làm gì khi bị nổi cục ở mu bàn tay?
Như đã đề cập, nổi cục ở mu bàn tay cần được điều trị sớm trước khi bệnh có dấu hiệu biến chứng nghiêm trọng. Sau đây là những việc người bệnh cần làm khi bị nổi cục ở mu bàn tay:
- Chẩn đoán
Do tình trạng nổi cục ở mu bàn tay là dấu hiệu chung của nhiều bệnh lý khác nhau nên người bệnh cần được chẩn đoán rõ đâu là nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Có những phương pháp được chỉ định để chẩn đoán bệnh bao gồm chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Thông qua chẩn đoán bằng hình ảnh, bác sĩ sẽ loại trừ được khả năng người bệnh bị u mỡ, bệnh gout hoặc viêm khớp dạng thấp…
Sau khi được chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được bác sĩ định hướng điều trị bằng những biện pháp phù hợp. Người bệnh cũng cần lưu ý tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ, tránh chần chừ khi nhận thấy các dấu hiệu đau nhức xảy ra. Người bệnh nên chủ động thăm khám và chẩn đoán bệnh nếu tình trạng nổi cục kèm theo các triệu chứng sau:
- Khi cục u ở mu bàn tay có biểu hiện đau nhức nghiêm trọng kèm theo sưng tấy
- Biểu hiện cơn đau không thuyên giảm ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi
- Kèm theo cơn đau nhức là tình trạng ngoài da sưng tấy, nóng rát hoặc đỏ da
- Ngoài da có biểu hiện đóng vảy, nứt nẻ, có thể kèm theo tình trạng chảy máu hoặc ngứa ngáy
- Một vùng của mu bàn tay bị sưng đỏ, khớp cứng khó cử động xoay hoặc cầm nắm.
- Viêm khớp bàn và ngón chân
Những biểu hiện trên đều là những dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Vì thế để tránh nhầm lẫn và chậm trễ ảnh hưởng đến kết quả điều trị thì người bệnh nên chẩn đoán sớm và được hướng dẫn điều trị đúng cách.
- Điều trị
Hiện nay có nhiều phương pháp áp dụng trong điều trị tình trạng nổi cục ở mu bàn tay, tùy thuộc vào nguyên nhân và bệnh lý mà người bệnh mắc phải. Nếu như chậm trễ trong điều trị, sức khỏe và tâm lý của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng bởi những triệu chứng sưng đau và khó chịu. Ngoài ra bệnh cũng gây ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm, vận động và sinh hoạt của người bệnh. Tuy căn bệnh không nghiêm trọng nhưng ở một số nguyên nhân như viêm khớp dạng thấp hay gout, nếu không chữa sớm sẽ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đối với những trường hợp u cục do tụ dịch, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách hút dịch và tiêm hydrocortison vào kén.Sau khi điều trị nhiều lần bằng cách này thì lượng dịch sẽ bị hút ra hoàn toàn và mu bàn tay trở về trạng thái ban đầu. Đối với những bệnh nhân đã có dấu hiệu bị chèn ép, cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ kén để loại bỏ dịch tụ và giải phóng dây thần kinh, phương pháp ngoại khoa thường mang lại kết quả tốt.
Trường hợp bệnh nhân bị u cục ở mu bàn tay do u hạch hoặc u nang có thể không cần phẫu thuật nếu như không có triệu chứng đau, yếu cơ, vì sau phẫu thuật tay có thể bị sẹo mất thẩm mỹ. Phương pháp phẫu thuật đơn giản và không gây biến chứng, trong chuyên khoa gọi là thủ thuật cắt bỏ hạch, điều trị triệt để trường hợp bị u nang hạch lâu năm. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể để lại một số biến chứng như nhiễm trùng nếu người bệnh không chăm sóc tốt.
Với những bệnh nhân bị nổi cục ở mu bàn tay do bệnh xương khớp, như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp hay gout cần điều trị bằng những phương pháp chuyên khoa. Để loại bỏ khối u do gai xương hay cục tophi thì bệnh nhân chỉ có thể can thiệp phẫu thuật. Kết hợp sử dụng thuốc giảm đau song song để giảm cơn đau nhức. Tuy nhiên quá trình điều trị nội khoa sẽ cần thời gian và kết hợp với rèn luyện thể dục, vật lý trị liệu mới đạt hiệu quả tốt.
Lưu ý khi điều trị nổi cục ở mu bàn tay
Dù là nguyên nhân nào thì người bệnh cũng cần được thăm khám sớm để xác định và điều trị kịp thời, tránh để phát sinh các biến chứng về xương khớp. Một khi xác định nguyên nhân cụ thể gây bệnh, bạn cần tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ và tuyệt đối không tự ý mua thuốc. Trong đó những nguyên tắc chung trong cải thiện tình trạng tổn thương khớp tại vùng bàn tay, ngón tay được các bác sĩ điều trị khuyến khích là:
- Người làm việc văn phòng không nên sử dụng máy tính thường xuyên trong khi điều trị bệnh. Ngoài ra người bệnh cũng không nên luyện tập những bộ môn thể thao sử dụng lực chống đẩy ở tay nhiều.
- Trong thời gian bị bệnh bạn nên hạn chế vận động, đồng thời không nên làm việc quá sức, đặc biệt là những công việc đòi hỏi sức từ bàn tay quá lớn. Nếu cảm giác bàn tay cứng hoặc tê mỏi thì bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi ngay.
- Áp dụng các bài tập luyện thư giãn khi thức dậy, đơn giản là các bài tập nhẹ nhàng xung quanh mu bàn tay và cổ tay, bằng cách này sẽ giúp luyện tập vùng khớp cổ tay được dẻo dai linh hoạt.
- Để giảm các cơn đau nhức ở khớp ngón tay gây ra, người bệnh có thể sử dụng tinh dầu nóng hoặc nước muối sinh lý ấm để massage và xoa bóp bàn tay, thực hiện thường xuyên có thể kích thích hoạt động lưu thông máu.
- Xây dựng bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là nguồn vitamin và các chất khoáng có trong các loại rau xanh và trái cây. Người bệnh nên có kế hoạch phân bố khẩu phần ăn cân bằng và đủ các nhóm thực phẩm, ngoài ra bạn cũng phải có kế hoạch kiểm soát cân nặng ổn định.
- Đối với những bệnh nhân bị gout do viêm xương khớp nói chung, hoặc do bệnh gout hay thoái hóa khớp nên hạn chế dùng nhiều các loại thịt đỏ, không nên dùng hải sản thường xuyên, thay vào đó nên bổ sung đạm từ các loại thịt động vật có màu trắng.
- Người bệnh nên uống đủ nước, trung bình từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày đảm bảo nhu cầu trao đổi chất và tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh.
- Tuyệt đối tránh xa các loại thức uống có cồn như rượu, bia, không dùng các chất kích thích, chúng sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn và sản sinh thêm axit uric cho cơ thể.
- Nếu như người bệnh bị gout, cần điều trị triệu chứng rối loạn chuyển hóa cùng lúc để khắc phục các chấn thương bàn tay, đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát lại trong tương lai.
- Theo dõi tình trạng đau nhức và tái khám định kỳ khi người bệnh nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm. Bằng cách này, bạn có thể kịp thời ngăn chặn những biến chứng xấu xảy ra.
Bài viết đã tổng hợp thông tin liên quan đến tình trạng nổ cục ở mu bàn tay. Triệu chứng ban đầu không nguy hiểm nhưng lâu dài, cấu trúc xương khớp ở mu bàn tay có thể bị tổn thương và việc điều trị trở nên phức tạp hơn. Vì thế nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường được đề cập, bạn cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.