Nhức mỏi vai gáy nặng đầu và cách xử lý đơn giản tại nhà

Nhức mỏi vai gáy và nặng đầu là hai triệu chứng rất dễ kích hoạt đồng thời. Đây có thể là hệ quả của chấn thương hay các vấn đề cơ học. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nó còn liên quan đến các bệnh lý cần nhanh chóng can thiệp.

nhức mỏi vai gáy nặng đầu
Chứng nhức mỏi vai gáy nặng đầu rất dễ gặp do nhiều nguyên nhân kích hoạt

Nhức mỏi vai gáy nặng đầu nguyên nhân do đâu?

Tình trạng nhức mỏi vai gáy nặng đầu thường sẽ khởi phát khi các rễ dây thần kinh và mạch máu ở vùng cổ vai gáy bị chèn ép quá mức. Điều này sẽ cản trợ quá trình lưu thông máu, nhất là tuần hoàn máu não. Chính vì thế mà vùng đầu cũng sẽ bị ảnh hưởng với các triệu chứng như đau đầu, nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt…

Vấn đề này có thể do tác động cơ học gây ra. Tuy nhiên nó cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý, nhất là bệnh về cơ xương khớp.

1. Các vấn đề bệnh lý

Triệu chứng nhức mỏi vai gáy nặng đầu thường liên quan đến các bệnh lý sau:

Đau thần kinh vai gáy:

Đây là bệnh lý đặc trưng nhất bởi tình trạng dây thần kinh ở khu vực vai gáy bị chèn ép quá mức. Thường do chấn thương, sai tư thế hay một số bệnh xương khớp tác động trực tiếp lên vùng cổ vai gáy.

Ở bệnh lý này, tình trạng nhức mỏi vai gáy nặng đầu thường kích hoạt một cách đột ngột. Cơn đau có thể lan tỏa rộng ra vùng bả vai hay cánh tay. 

Thoái hóa đốt sống cổ:

Với bệnh thoái hóa đốt sống cổ, các rễ thần kinh ở khu vực này sẽ bị chèn ép nặng nề hơn khi có gai xương hình thành ở các đốt sống. Lúc này, ngoài tình trạng đau âm ỉ ở vùng cổ vai gáy, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm như nặng đầu, mệt mỏi, chóng mặt…

Đây là một bệnh xương khớp mãn tính khó điều trị đứt điểm. Tuy nhiên nếu sớm phát hiện thì các triệu chứng của bệnh có thể dễ dàng kiểm soát.

Thoát vị đĩa đệm cổ:

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ xuất hiện khi các đốt sống cổ bị tổn thương, mài mòn ở mức độ nặng. Lúc này các đốt sống có thể bị rạn nứt, tạo điều kiện cho phần nhân nhầy phía trong thoát ra ngoài và chèn ép các rễ dây thần kinh.

Chính vì thế mà người bệnh rất dễ gặp phải tình trạng đau mỏi vai gáy, đôi khi còn bị nặng đầu, khó chịu nếu tuần hoàn máu não bị cản trở. Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ trong nhiều trường hợp chính là hệ quả của bệnh thoái hóa đốt sống cổ không được can thiệp kịp thời và đúng cách.

2. Nguyên nhân khác

Trong nhiều trường hợp, tình trạng nhức mỏi vai gáy bặng đầu chỉ là do các vấn đề cơ học gây ra. Có thể là:

Chấn thương:

Những chấn thương ngay tại khu vực cổ vao gáy rất dễ để lại di chứng. Đặc biệt là khi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh. Mặc dù đã được chữa lành nhưng hoạt động của vùng cổ vai gáy cũng ít nhiều bị hạn chế, khả năng chịu đựng áp lực kém đi.

Tình trạng nhức mỏi thường diễn ra khi làm việc quá sức hay những ngày trái gió trở trời. Tuy nhiên, cơn đau sẽ nhanh chóng hạ nhiệt nếu bạn dành thời gian cho việc nghỉ ngơi.

Tư thế xấu:

Thường xuyên duy trì những tư thế xấu trong sinh hoạt cũng như công việc sẽ rất dễ khiến triệu chứng nhức mỏi vai gáy xuất hiện. Điển hình nhất là những tư thế xấu khi ngủ như nằm gối quá cao, kê đầu lên cánh tay… Sáng ngủ dậy bạn không chỉ thấy vai gáy những mỏi mà còn có cảm giác nặng đầu, khó chịu.

nguyên nhân gây nhức mỏi vai gáy nặng đầu
Duy trì tư thế xấu trong công việc cũng rất dễ khiến tình trạng nhức mỏi vai gáy nặng đầu xuất hiện

Mang vác nặng:

Đây cũng là một hoạt động rất dễ khiến tình trạng nhức mỏi vùng vai gáy và đau nặng đầu xuất hiện. Mang vác nặng khiến cho các đốt sống ở vùng cổ phải chịu nhiều áp lực. Đôi khi còn khiến bạn gặp các chấn thương ngoại ý. Mang vác nặng thường xuyên còn là nguyên nhân khiến cho nguy cơ mắc các bệnh lý về cơ xương khớp tăng cao.

Nhức mỏi vai gáy nặng đầu có nguy hiểm không?

Tình trạng nhức mỏi vai gáy nếu đi kèm với chứng nặng đầu thì bạn nên cẩn trọng. Bởi lúc này, hệ thống dây thần kinh và mạch máu đang bị chèn ép nặng nề. Nếu không sớm can thiệp, khả năng vận động của người bệnh có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Hơn thế nữa, nếu chứng nặng đầu đi kèm với chóng mặt, hoa mắt… xuất hiện thường xuyên, chứng tỏ tuần hoàn máu bão đang bị ảnh hưởng. Lâu ngày các vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ dễ dàng phát sinh. Bạn cần chú ý đến một số chứng bệnh như đau nửa đầu, rối loạn tiền đình… Nguy hiểm nhất là tình trạng xuất huyết hay đột quỵ não có thể nguy hại cả tính mạng.

Cách khắc phục nhức mỏi vai gáy nặng đầu tại nhà

Để tình trạng nhức mỏi được xoa dịu, tránh ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Đây là vấn đề cần thiết cho những người bị nhức mỏi vai gáy nặng đầu do vận động quá mức. Tình trạng này rất dễ kích hoạt ở những người làm việc nặng nhọc, mang vác thường xuyên…

Việc nghỉ ngơi sẽ giúp vùng cổ vai gáy được thư giãn và tình trạng đau nhức có xu hướng thuyên giảm nhanh. Thông thường, dành ra khoảng 2 – 3 ngày nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động mạnh là triệu chứng có thể biến mất.

2. Tác dụng nhiệt

Tình trạng nhức mỏi vai gáy đi kèm với nặng đầu thường do vấn đề dây thần kinh bị chèn ép gây ra. Chính vì thế, để khắc phục cần giải phóng các rễ dây thần kinh cũng như mạch máu khỏi sự chèn ép. Lúc này, tác dụng nhiệt nóng là liệu pháp có thể đáp ứng.

khắc phục chứng nhức mỏi vai gáy nặng đầu
Chườm nóng có thể giúp cải thiện nhanh triệu chứng, đem lại cảm giác dễ chịu

Nhiệt độ phù hợp sẽ giúp làm giãn các mô cơ, từ đó có thể giảm bớt sự đè nén lên dây thần kinh. Điều này giúp tuần hoàn máu được lưu thông tốt hơn, cải thiện các triệu chứng nhức mỏi vai gáy hay nặng đầu.

Bạn chỉ cần dùng nước ấm có nhiệt độ ở vào khoảng 60 – 70ºC cho vào túi chườm rồi áp trực tiếp lên vị trí đau. Chỉ nên chườm trong khoảng 15 – 20 phút. Nếu thực hiện ngày 2 lần thì nên làm lúc thức dậy và trước khi ngủ. Còn chỉ áp dụng 1 lần/ngày thì nên thực hiện trước khi ngủ.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu như lá lốt, ngải cứu rang nóng với muối để chườm. Cần chú ý đến nhiệt độ của túi chườm để tránh ảnh hưởng đến vùng da bên ngoài.

3. Massage

 Liệu pháp đơn giản này được áp dụng phổ biến khi bị đau nhức xương khớp. Với tình trạng nhức mỏi vai gáy nặng đầu, massage đúng cách sẽ có thể ức chế nhanh. Sử dụng lực từ bàn và ngón tay tác dụng trực tiếp lên vùng vai gáy đang bị nhức mỏi. Điều này sẽ giúp các rễ dây thần kinh được giải phóng, tăng cường lưu thông máu.

Bạn chỉ cần thực hiện các động tác đơn giản như xoa, bóp, lăn, day. Để nâng cao hiệu quả có thể thoa lên vùng bị tổn thương một ít dầu nóng hay tinh dầu trước khi massage. Tuyệt đối tránh việc sử dụng lực tay quá mạnh bởi rất dễ khiến cho mô mềm và khu vực da bên ngoài tổn thương.

4. Vận động trị liệu

Vận động trị liệu là biện pháp đơn giản bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà hoặc tại nơi làm việc. Liệu pháp này sẽ giúp làm giảm áp lực căng thẳng lên vùng vai gáy. Đồng thời giúp khu vực này được thư giãn, cải thiện chức năng vận động.

Với tình trạng nhức mỏi vai gáy nặng đầu thì các động tác như cúi ngửa cổ hay xoay đầu theo chuyển động tròn sẽ rất phù hợp. Bạn có thể áp dụng bất cứ khi nào triệu chứng này kích hoạt. Ngay cả khi không bị đau, bạn cũng có thể thực hiện để hạn chế tình trạng căng cứng cột sống cổ khi làm việc.

5. Bấm huyệt

Đây là phương pháp khắc phục tình trạng đau vai gáy nặng đầu không quá phức tạp. Theo y học cổ truyền, bấm huyệt mang lại tác dụng đả thông kinh lạc, trục thông tán hàn.

Khi kích thích vào các huyệt đạo, những điểm bị chèn ép sẽ được giải tỏa. Từ đó có thể mang đến cảm giác thoái mái tức thì cho bạn. Liệu pháp này nên được thực hiện sau khi massage, xoa bóp để làm ấm vùng cổ vai gáy.

điều trị nhức mỏi vai gáy nặng đầu
Bấm huyệt là liệu pháp đơn giản có thể đáp ứng với triệu chứng này

Cần xác định một cách chính xác vị trí của các huyệt đạo cần tác dụng. Cụ thể là huyệt phong trì, đại trữ, phong môn, hốc du, kiên tỉnh, đại chùy… Khi tiến hành bấm nên dùng lực tay vừa đủ để nhận được kết quả tốt nhất.

6. Dùng thuốc giảm đau không kê toa

Một số loại thuốc giảm đau không kê toa cũng có thể sẽ đáp ứng triệu chứng nhức mỏi vai gáy nặng đầu. Các loại thuốc điều trị tại chỗ thường được dùng nhiều nhất. Có thể là kem bôi, gel hay miếng dán giảm đau.

Ngoài ra, Paracetamol cũng là một trong những thuốc giảm đau có thể đáp ứng triệu chứng này. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc dù dùng tại chỗ hay theo đường uống đều sẽ tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các phản ứng phụ. Chính vì thế bạn cần chú ý dùng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp rủi ro.

Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Trong nhiều trường hợp, triệu chứng có chuyển biến xấu, bạn cần nhanh chóng thăm khám:

  • Tình trạng nhức mỏi kéo dài dai dẳng, khó kiểm soát
  • Các liệu pháp chăm sóc tại nhà không thể đáp ứng
  • Người bệnh bị đau nhói ở đầu kèm các triệu chứng hoa mắt, chóng mắt thường xuyên
  • Khả năng vận động bị ảnh hưởng nghiêm trọng
  • Gặp các vấn đề bất thường khi sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ

Nhức mỏi vai gáy nặng đầu là tình trạng dễ gặp cần chú ý khắc phục sớm. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về cơ xương khớp đang chuyển biến xấu. Bạn nên thăm khám sớm để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.