Người bị Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bài viết này nhằm trả lời cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì. Người bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc thường xuyên bị đau lưng nên tham khảo bài viết này để có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.

thoát vị đĩa đệm nên ăn gì
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần có chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Xương và cấu trúc của xương cần một lượng dinh dưỡng thích hợp để chúng đủ khỏe mạnh và hoàn thành các chức năng của chúng. Do đó, việc lựa chọn các thực phẩm tối ưu có thể nuôi dưỡng xương, cơ, đĩa đệm và cấu trúc cơ bản của cột sống là vô cùng quan trọng.

1. Nhóm thực phẩm giàu Canxi

Canxi là nhóm thực phẩm cần thiết để duy trì sức khỏe của xương và tăng khối lượng xương, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Hấp thụ đầy đủ lượng canxi có thể giúp ngăn ngừa loãng xương, chấn thương, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm.

Canxi được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, phổ biến nhất bao gồm:

  • Sữa chua
  • Phô mai
  • Sữa
  • Rau lá xanh đậm như cải xoăn
  • Các loại đậu
  • Cá mòi hoặc cá hồi
  • Hạnh nhân
  • Cam
  • Đậu phụ
  • Mật mía

2. Bổ sung Magie

Magie là một khoáng chất quan trọng trong cấu trúc của xương và cần thiết cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Nếu nồng độ magie trong máu giảm, magie sẽ được rút ra khỏi xương để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

Thiếu magie là trường hợp phổ biến khi xảy ra các vấn đề đau lưng. Bởi vì magie góp phần thư giãn và làm co giãn cơ bắp và hỗ trợ sức mạnh của cuộc sống.

bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì
Magie là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương

Các thực phẩm giàu magie bao gồm:

  • Rau lá xanh
  • Đậu
  • Các loại hạt
  • Quả hạch
  • Ngũ cốc nguyên chất
  • Sữa chua
  • Chuối
  • Socola đen (nguyên chất hoặc có tối thiểu là 70% ca cao)

3. Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và hỗ trợ cho sự phát triển của xương. Không có đủ lượng vitamin D xương có thể trở nêm giòn, mỏng, dễ bị biến dạng. Điều này làm cho cấu trúc xương không vững chắc, các áp lực dồn lên đĩa đệm nhiều hơn, lâu dần khiến đĩa đệm bị xô lệch và rời khỏi vị trí ban đầu.

Vitamin D tự nhiên có trong một số loại thực phẩm như:

  • Cá béo như cá hồi
  • Gan hoặc dầu gan cá tuyết
  • Lòng đỏ trứng
  • Người bệnh cũng có thể tổng hợp vitamin D bằng cách phơi nắng hoặc sử dụng sản phẩm bổ sung.

4. Tăng cường Protein

Protein là thành phần quan trọng để cấu tạo nên xương và giúp cấu trúc xương luôn vững chắc. Bổ sung protein có thể chữa lành các tổn thương ở xương, sụn, đĩa đệm và mô mềm. Protein cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa và chức năng miễn dịch của cơ thể.

Thực phẩm giàu protein bao gồm:

  • Trứng
  • Sữa
  • Các loại hạt
  • Hải sản
  • Súp lơ xanh
  • Chuối
  • Rau bina
  • Quả chà là
  • Táo

5. Bổ sung sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất xương và chuyển hóa vitamin D. Sắt cũng là thành phần chịu trách nhiệm cung cấp oxy đi khắp cơ thể bao gồm cả hỗ trợ cột sống và đĩa đệm.

người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn g
Sắt giúp tăng cường sức khỏe của xương và chuyển hóa vitamin D thành dạng cần thiết

Sắt được tìm thấy trong các loại thực phẩm như:

  • Gan
  • Thịt lợn
  • Động vật có vỏ
  • Thịt đỏ
  • Thịt gia cầm
  • Rau lá xanh
  • Đậu lăng
  • Đậu nành
  • Trứng
  • Ngũ cốc nguyên hạt

Nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm thì điều quan trọng là thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm có thể kích hoạt viêm và làm cơn đau thêm tồi tệ.

Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?

Một số loại thực phẩm mà người thoát vị đĩa đệm nên tránh bao gồm:

1. Sản phẩm chứa đường

Người thoát vị đĩa đệm không nên ăn thực phẩm có đường. Đường có thể tăng khả năng viêm nhiễm khớp và làm người bệnh tăng cân. Cân nặng quá mức có thể tăng áp lực lên các đĩa đệm và khiến người bệnh bị đau lưng dữ dội.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng càn tránh thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo vì chúng cũng có thể gây viêm và tăng cân.

2. Dầu thực vật

Hầu hết các loại dầu thực vật đều chứa nhiều chứ nhiều axit béo Omega 6. Nếu người bệnh thoát vị đĩa đệm sử dụng quá nhiều axit Omega 6 khiến lượng axit Omega 3 giảm có thể làm tăng khả năng viêm.

Do đó, nếu cần sử dụng dầu thực vật để nấu ăn, người bệnh nên sử dụng các loại dầu lành mạnh như dầu oliu, dầu dừa.

3. Ngũ cốc tinh chế

bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì
Ngũ cốc tinh chế có thể làm tăng Insulin và gây viêm

Người thoát vị đĩa đệm nên ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì sử dụng ngũ cốc tinh chế. Pizza, ngũ cốc đóng gói và bánh mì trắng có thể gây tăng đột biến Insulin trong máu và gây viêm. Điều này có thể gia tăng các cơn đau của người bệnh thoát vị đĩa đệm.

4. Ngô chế biến sẵn

Người bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn ngô đã qua chế biến. Ngô là thực phẩm lành mạnh và có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên khi ngô được chế biến, nó có thể làm tăng đột biến Insuline và gây phản ứng viêm khiến các cơn đau nhức trở nên nghiêm trọng.

Nếu bạn thích ăn ngô thì nên chọn ngô tươi và chắc chắn là nó chưa qua một công đoạn chế biến nào cả.

5. Thịt đỏ

thoát vị đĩa đệm không nên ăn gì
Thịt đỏ có thể làm tăng phản ứng gây viêm

Thịt đỏ là một nguồn protein tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị đau lưng thì nên hạn chế tiêu thụ các loại thịt này. Các chất có trong thịt đỏ có thể thúc đẩy quá trình phản ứng gây viêm.

Tuy nhiên, người bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc bệnh về cột sống có thể tiêu thụ thịt động vật được nuôi bằng cỏ chứ không phải thức ăn chế biến sẵn.

6. Thực phẩm chứa hóa chất

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc chứa hóa chất bảo quản. Thực phẩm có màu, chất phụ gia đôi khi khiến cơ thể không thể tiêu thụ được.

Điều này tăng các phản ứng viêm và làm triệu chứng bệnh thêm trầm trọng. Nếu cần sử dụng một loại thực phẩm đóng hộp, hãy chắc chắn là bạn đã đọc thật kỹ thành phần và nhãn của sản phẩm.

Ngoài ra, nhóm thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như gà rán, thịt mỡ, xúc xích, Hamburger,… đều là nhóm thực phẩm mà người thoát vị đĩa đệm nên tránh ăn.

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên thực hiện luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, duy trì cân nặng khỏe mạnh để bảo vệ sức khỏe của lưng và cột sống. Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi bạn bắt đầu thực hiện chế độ ăn uống mới.