Mổ gai cột sống có chữa được không? Nên mổ ở bệnh viện nào?
Mổ gai cột sống là một phương pháp điều trị ngoại khoa, trong đó bác sĩ sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như nội soi hay mổ hở để cắt bỏ gai xương, tái tạo lại cấu trúc cột sống, giúp bệnh nhân bớt đau đớn và có thể trở lại hoạt động bình thường. Vậy mổ gai cột sống có chữa được không? Nên thực hiện ở bệnh viện nào tốt? Chi phí phẫu thuật là bao nhiêu? Có rất nhiều vấn đề xoay quanh phương pháp điều trị này bạn nên tìm hiểu trước để có sự chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt.
Khi nào bệnh nhân được chỉ định mổ gai cột sống?
Để điều trị bệnh gai cột sống, các phương pháp điều trị bảo tồn như dùng thuốc Đông – Tây y, vật lý trị liệu. Phẫu thuật là sự lựa chọn sau cùng khi người bệnh không đáp ứng được với tất cả những phương án điều trị nói trên.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể xem xét đề nghị mổ gai cột sống cho những trường hợp sau:
- Bị gai cột sống nặng
- Gai xương mọc nhiều gây đau đớn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống cũng như khả năng vận động của bệnh nhân
- Gai xương chèn ép vào dây thần kinh hoặc rễ thần kinh gây biến chứng đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, thoát vị đĩa đệm
Mổ gai cột sống có chữa được không?
Sau khi mổ gai cột sống, các gai xương sẽ được cắt bỏ, giải phóng áp lực lên cột sống và dây thần kinh, qua đó giúp bệnh nhân không còn cảm giác đau đớn và có thể sớm quay trở lại với sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, hiệu quả thường không duy trì được lâu. Sau một khoảng thời gian nhất định, gai mới có thể mọc lại ở ngay vị trí cũ. Do vậy, đây không phải là phương pháp điều trị tối ưu dành cho người bị gai cột sống
Các phương pháp mổ gai cột sống
Hiện nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại, ngày càng có nhiều kỹ thuật mổ gai cột sống mới ra đời và được ứng dụng rộng rãi mang lại hiệu quả điều trị cao cho bệnh nhân . Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, thể trạng và khả năng kinh tế mà bác sĩ sẽ tư vấn, lựa chọn một phương pháp phẫu thuật cho từng người bệnh.
Một số cách phẫu thuật chữa gai cột sống đang được áp dụng phổ biến:
- Mổ cắt gai bằng nội soi:
Khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được gây tê tạo chỗ. Sau đó, bác sĩ dùng dao rạch vài vết mổ nhỏ có kích thước 4 – 5mm để đưa thiết bị nội soi cùng các dụng cụ cần thiết vào bên trong tiếp cận với gai xương và cắt bỏ nó.
Phương pháp này ít xâm lấn đến mô mềm nên có thời gian bình phục nhanh, ít gây mất máu, tỷ lệ tai biến thấp. Sau 7 – 10 ngày, bệnh nhân có thể được xuất viện.
- Mổ cắt lá đốt sống:
Một lớp mỏng của đốt sống nơi có gai sẽ được cắt bỏ. Kỹ thuật này có thể giúp tạo ra khoảng trống trong ống cột sống, giảm áp lực lên tủy và dây thần kinh. Nhờ vậy bệnh nhân sẽ hạn chế được những cơn đau do ảnh hưởng của gai cột sống.
- Mổ cấy miếng đệm gan mỏm gai:
Với phẫu thuật này, bác sĩ sẽ cấy những miếng đệm vào không gian nằm giữa các mỏm gai. Mục đích của việc làm này là để hạn chế những ảnh hưởng của gai đến cột sống và các mô mềm xung quanh.
Ngoài ra, còn có các phương pháp mổ gai cột sống khác như: Tạo hình đốt sống qua da, vi phẫu thuật đĩa đệm, giải phóng áp lực cho đĩa đệm bằng laser.
Chi phí mổ gai cột sống
Chi phí phẫu thuật gai cột sống ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị được tiến hành:
- Trường hợp mổ theo phương pháp truyền thống: Chi phí cho ca phẫu thuật dao động từ 15 – 20 triệu
- Mổ nội soi: Phương pháp này được đánh giá cao về độ an toàn nhưng chí phí khá đắt, khoảng 20 – 40 triệu đồng.
- Nếu kết hợp nhiều kỹ thuật mổ khác nhau: Bệnh nhân có thể tốn một khoản chi phí lên đến 50 triệu hoặc cao hơn đối với những ca có biến chứng phức tạp.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải dự trù thêm một khoản tiền để chi trả cho các khoản phát sinh sau mổ gai cột sống như tiền nằm viên, thuốc men, phí phục hồi chức năng… Nếu có bảo hiểm y tế, bệnh nhân nên đi mổ đúng tuyến để được bảo hiểm hỗ trợ chi trả.
Mổ gai cột sống có nguy hiểm không?
Theo thống kê, tỷ lệ thành công của các ca mổ gai cột sống đạt được khoảng 85%. Cũng như bất kì một cuộc phẫu thuật gai cột sống nào khác, bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số rủi ro sau mổ. Bao gồm:
- Mất máu nhiều
- Đau kéo dài, vết thương chậm lạnh hoặc bị nhiễm trùng
- Gai xương phát triển lại sau mổ
- Dị ứng với thuốc gây tê hay các dung dịch chống khuẩn được sử dụng trong quá trình phẫu thuật
- Vết mổ ngứa râm lại khó chịu, để lại sẹo xấu sau mổ
- Vùng da ở khu vực phẫu thuật trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng, nỗi mẩn ngứa
- Tổn thương dây thần kinh…
Để hạn chế những di chứng xảy ra sau phẫu thuật, bệnh nhân nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi để mổ. Ngoài ra người bệnh cũng cần được chăm sóc bằng một chế độ đặc biệt để nhanh chóng hồi phục tổn thương.
Nên mổ gai cột sống ở bệnh viện nào?
Mổ gai cột sống là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ tay nghề cao và máy móc thiết bị hỗ trợ hiện đại. Chính vì vậy, bệnh nhân có khuynh hướng tìm đến các bệnh viện tuyến trung ương để điều trị. Dưới đây là một số bệnh viện mổ gai cột sống Hà Nội và TPHCM được người bệnh đánh giá cao.
1. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Được thành lập từ năm 1906, đến nay bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã được xếp hạng đặc biệt và trở thành địa chỉ khám chữa bệnh được người dân ở khu vực phía Bắc tin tưởng tìm tới. Bệnh viện có chuyên khoa Phẫu thuật cột sống riêng đã thực hiện mổ thành công cho nhiều ca bệnh phức tạp về gai cột sống, thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống…
- Địa chỉ: Số 140, Phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
- Điện thoại liên hệ: (024) 38.253.531
- Website: http://benhvienvietduc.org
- Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Thứ 6 lúc 7:00 – 17:00
2. Bệnh viện Bạch Mai
Tiền thân của bệnh viện Bạch Mai là nhà thương Cống Vọng, được xây dựng từ năm 1911. Đây là một trong những bệnh viện có lịch sử lâu đời nhất nước ta. Trả qua hơn 100 năm hoạt động và phát triển, đến nay Bạch Mai đã thành lập được 23 khoa lâm sàng, 3 viện và 8 trung tâm tiếp nhận điều trị đa dạng các bệnh lý.
Để mổ gai cột sống, bạn có thể tìm đến khoa Cơ xương khớp của bệnh viện. Các bác sĩ của khoa là có nhiều Giáo sư, Tiến sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn sẽ thăm khám kỹ lưỡng và tư vấn cho bạn một phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất.
- Địa chỉ: Số 78, đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại liên hệ: 844 3869 3731
- Website: http://bachmai.gov.vn
- Lịch làm việc: Tất cả các ngày trong tuần từ 6:30 đến 18:00
3. Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
Đây là bệnh viện đa khoa chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hành cho sinh viên y khoa, đồng thời chăm sóc sức khỏe cho người dân đang sinh sống ở thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh thành lân cận. Các bác sĩ tại bệnh viện đều giỏi về lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực tiễn, một số còn tu nghiệp ở nước ngoài. Bệnh nhân có thể yên tâm khi tìm đến đây điều trị.
- Địa chỉ: Số 1, đường Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại liên hệ: (024) 3574 7788
- Lịch làm việc: Từ Thứ 2 – Thứ 6 ( 7:30 – 17:00), Thứ 7 (7:30 – 12:00)
4. Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Chợ Rẫy có tổng diện tích xây dựng khoảng 53.400m2 bao gồm 11 tầng lầu được chia thành 38 khoa lâm sàng và 10 khoa cận lâm sàng. Với sự nỗ nực không ngừng nghỉ của tập thể y bác sĩ, nhân viên và ban lãnh đạo, Chợ Rẫy này đã được công nhận là bệnh viện chuyên khoa hạng đặc biệt vào năm 2010. Các trang thiết bị, máy mọc tại bệnh viện được đổi mới liên tục nhằm mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho bệnh nhân.
- Địa chỉ: Số 201B, đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TPHCM
- Điện thoại liên hệ: 028.3855.4137
- Website: choray.vn
- Thời gian làm việc: 7:00 – 16:00 các ngày thứ Hai đến thứ Sáu và 7:00 – 11:00 sáng thứ Bảy
5. Bệnh viện Nhân Dân 115
Tiếp theo, một địa chỉ được nhiều bệnh nhân nghĩ tới khi có ý định mổ gai cột sống đó là bệnh viện Nhân Dân 115. Đây là bệnh viện Đa khoa hạng I có quy mô lớn với 1600 giường bệnh, 45 khoa phòng và 2500 nhân sự. Trung bình mỗi tháng, bệnh viện này tiếp nhận khoảng 1400 ca phẫu thuật, trong đó bao gồm cả mổ gai cột sống. Hiện tại nơi đây tiếp nhận điều trị cho cả những đối tượng có BHYT. Điều này sẽ giúp bạn được hưởng chất lượng dịch vụ với một mức chi phí phẫu thuật vừa phải.
- Địa chỉ: Số 527, đường Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TPHCM
- Điện thoại liên hệ: 028. 3868 3496
- Lịch làm việc: Thứ 2 – Thứ 6 (7h-16h), Thứ 7 ( 7h30 – 16h ), Chủ Nhật ( 7h30 – 11h30 )
Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ gai cột sống
Chế độ chăm sóc hậu phẫu quyết định phần lớn đến thời gian hồi phục của bệnh nhân. Vì vậy, người nhà cần chú ý:
- Trong 1 ngày đầu sau mổ: Bệnh nhân cần hạn chế vận động, nghỉ ngơi nhiều trên giường phẳng, đầu kê gối không quá cao. Trường hợp mổ gai cột sống cổ thì cần đeo nẹp cố định và nằm im trên giường. Thời gian đeo nẹp có thể duy trì đến 3 tháng.
- Bôi thuốc sát trung, thay băng thường xuyên theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu thấy vết mổ bị chảy máu, mưng mủ hoặc bệnh nhân có bất kì biểu hiện nào xấu cần thông báo ngay cho bác sĩ biết.
- Thực hiện chế độ ăn nhẹ, ăn các thức ăn loãng trong vòng vài ngày đầu. Tăng dần độ đặc của thức ăn. Đồng thời ăn các thức ăn giàu đạm, uống nhiều nước, ăn trái cây, hoa quả để bổ sung vitamin giúp sức khỏe và vết thương nhanh phục hồi.
- Khi trở về nhà, chỉ nên vận động nhẹ nhàng. Tránh làm việc nặng nhọc, nằm ngủ trên võng hoặc trên ghế sofa.
- Tránh thực hiện các tư thế ưỡn người hoặc xoắn vặn cột sống quá mức.
- Uống bổ sung thêm một số loại vitamin, canxi và thuốc chống loãng xương theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Kiêng quan hệ tình dục trong 1 – 2 tuần đầu tiên sau mổ gai cột sống
- Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, bệnh nhân có thể tham gia các môn thể thao có tính chất nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lợi, tập dưỡng sinh…
Thông tin hữu ích liên quan:
- Những cách chữa trị gai cột sống tại nhà giúp cải thiện bệnh
- Gai cột sống có chữa được không?