Máy đo loãng xương nên dùng loại nào? Cách sử dụng & Giá bán

Máy đo loãng xương là một trong những công cụ được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm giúp phát hiện bệnh loãng xương. Tuy nhiên nên dùng loại máy đo nào tốt? Bởi trên thực tế có rất nhiều loại máy đo có nguồn gốc, mẫu mã cũng như cách sử dụng khác nhau. 

Máy đo loãng xương
Máy đo loãng xương giúp chẩn đoán sớm mật độ xương, từ đó giúp bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp

Công dụng của máy đo loãng xương 

Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương, làm giảm khối lượng xương trong cơ thể. Do đó, các khớp xương thường giòn và rất dễ bị gãy. Đặc biệt là vị trí khớp xương ở cổ tay, xương sống, xương đùi và xương chậu. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể làm tăng nguy cơ tử cong nếu người bệnh nằm lâu ngày sinh bệnh ở tiêu hóa, phổi và tim mạch.

Bệnh loãng xương thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi, nhất là ở phụ nữ mãn kinh. Theo một số tài liệu thông kê, hiện nay thế giới có hơn 200 triệu người mắc bệnh loãng xương. Và con số này không ngừng tăng dần đều với dự đoán vào năm 2050, các nước Châu Á và các nước chậm phát triển sẽ có 50% trường hợp người bệnh loãng xương rơi vào trường hợp gãy cổ xương đùi.

Chính vì những nguy hiểm do loãng xương gây ra nên các chuyên gia y tế thường khuyến cáo bệnh nhân nên tiến hành đo mật độ khoáng chất ở xương càng sớm càng tốt. Bởi đây chính là cách giúp phát hiện và điều trị loãng xương hiệu quả hiện nay. Cùng với sự phát triển của y học, máy đo loãng xương đã ra đời nhằm mục đích giúp kiểm tra tình trạng xương. Từ đó, giúp bác sĩ chẩn đoán mức độ loãng xương và đưa ra biện pháp điều trị, thích hợp ở mỗi bệnh nhân, làm tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ rạn nứt xương. Đồng thời giúp phòng ngừa loãng xương xảy ra hoặc tái phát trong tương lai.

Máy đo loãng xương nên dùng loại nào?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy đo loãng xương với nguồn gốc và mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên, để lựa chọn loại máy đo đạt chất lượng không phải là điều dễ dàng. Hiện tại, có nhiều cơ sở y tế sử dụng máy đó loãng xương chủ yếu bằng máy siêu âm.

Theo các chuyên gia sức khỏe cho biết, đây chỉ là loại máy rẻ tiền nên chỉ đo được một số vị trí xương vùng ngoại biên như cổ tay hoặc gót chân chứ không giúp đo toàn bộ xương của cơ thể. Chưa kể đến, máy dùng sóng siêu âm đi vào xương rồi phản xạ lại nên chỉ đo được mật độ rìa ngoài của xương chứ không đo được mật độ bên trong xương. Chính vì vậy không đủ yếu tố để kết luận xương có bị loãng hay không. 

Thông thường, máy đo loãng xương bằng sóng siêu âm chỉ dùng để điều tra và sàng lọc loãng xương ở cộng đồng. Do đó, kết quả chẩn đoán từ loại máy này thường không dùng để chỉ định điều trị bệnh. Vì vậy, để kiểm tra xương, các chuyên gia khoa Xương Khớp thường khuyên bệnh nhân nên đến bệnh viện uy tín có trang bị thiết bị máy móc hiện đại để thăm khám. Tại đó, bác sĩ sẽ sử dụng máy dùng tia X hai bình diện để khám. Kết quả chẩn đoán bệnh loãng xương bằng máy này thường chính xác 90%.

Máy đo loãng xương toàn thân
Trên thị trường có rất nhiều máy đo loãng xương toàn thân và gót chân

Máy đo loãng xương thường dùng ở bệnh viện, phòng khám

Giới thiệu một số loại máy đo loãng xương đạt chất lượng, tiêu chuẩn EC, chúng chỉ ISO và KFDA thường dùng ở bệnh viện, phòng khám như:

+ Máy đo loãng xương gót chân CM – 300 của nhà sản xuất Furuno (Nhật Bản)

Đặc điểm:

  • CM 300 với thiết kế nhỏ gọn, ứng dụng công nghệ siêu âm trong chẩn đoán bệnh loãng xương
  • Sản phẩm không sử dụng tia X – quang nên an toàn đối với người sử dụng
  • Phù hợp với trẻ em, người giàn và sản phụ khoa
  • Thời gian thăm khám nhanh, kết quả chẩn đoán thường có <=10 giây
  • Có 5 khả năng điều chỉnh kích cỡ bàn chân phù hợp với mọi đối tượng như người già, trẻ em và người lớn,…
  • Sản phẩm có tích hợp Sensor cảm biến nhiệt nên thường không làm thay đổi thông số đo khi gót chân bị lạnh
  • Máy in nhiệt cho phép in kết quả kiểm tra ở định dạng đơn giản
  • Màn hình LCD màu hiển thị các thông số như Z Score, SOS hoặc T Score
  • Vận hành đơn giản, dễ dàng đối với bác sĩ
  • Kết quả phân tích và dự đoán chính xác

Thông số kỹ thuật:

  • Vị trí đo: Xương gót chân
  • Thời gian đo: Nhỏ hơn hoặc bằng 10 giây
  • Phép đo: Bằng sóng siêu âm
  • Tần số siêu âm: Tại vị trí trung tâm 500kHz
  • Kích thước: 525 x 310 x 200 mm
  • Trọng lượng: 10 kg

+ Máy đo loãng xương siêu âm Sonost 3000 (hãng OsteoSys – Hàn Quốc)

Đặc tính kỹ thuật:

  • Vị trí: Gót chân
  • Thời gian quét: 15 giây
  • Đo lường: Ước lượng chỉ số BQI (chất lượng xương) và BMD gót chân. Kết quả nhận được từ phép đó BUA và SOS
  • Màn hình: 7 inch TFT LCD (65536 màu)
  • Giao diện người dùng: Màn hình cảm ứng, chuột và bàn phím USB tùy chọn
  • Kích thước 30 cm x 62 cm x 39 cm
  • Trọng lượng: 12 kg
máy đo loãng xương gót chân
Máy đo loãng xương gót chân Sonost 300 thường được dùng ở bệnh viện, phòng khám

+ Máy đo loãng xương X – quang Dexxum T (hãng OsteoSys – Hàn Quốc)

Hệ thống:

  • Hệ thống tia X: Đo độ hấp thụ tia X năng lượng kép (Axial DXA)
  • Phương pháp quét: Chùm tia bút chì
  • Cảm biến ảnh: CdZnTe

Đặc tính kỹ thuật:

  • Vị trí quét: Xương cổ đùi trái và phải, xương cột sống và xương cẳng tay
  • Con trỏ lazer giúp hỗ trợ định vị chính xác vị trí đo
  • Kiểu quét: Quét liên tục ở xương đùi kép, cột sống AP
  • Chế độ quét: Quét liên tục ở xương cột sống và xương đùi kép
  • Diện tích vùng quét: 580 x 480 mm
  • Chức năng đặc biệt: Đo mỡ cơ thể và FRAX

Thời gian quét:

  • Thời gian quét nhanh: Xương đùi 65 giây, xương cột sống 85 giây và xương cẳng tay 5 phút 53 giây
  • Thời gian quét chậm: Xương đùi 120 giây, xương cột sống 187 giây, xương cẳng tay 5 phút 53 giây

Kích thước và trọng lượng:

  • Kích thước lớn:  2000 x 800 x 1221 mm
  • Kích thước trung bình: 1900 x 800 x 1221 mm
  • Kích thước nhỏ: 1850 x 800 x 1221 mm
  • Trọng lượng: 130.5 kg

Cách sử dụng của máy đo loãng xương như thế nào?

Đa phần các loại máy đo loãng xương đều được thiết kế gọn với cách dùng đơn giản nhằm giúp bệnh nhân thao tác dễ dàng. Mỗi loại máy sẽ có thao tác thực hiện không giống nhau. Do đó, để sử dụng máy thành thạo, người bệnh cần đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng kèm theo trong máy. Bên cạnh đó, khi mua sản phẩm, nhân viên tư vấn sẽ chỉ dẫn bệnh nhân cách thực hiện đúng theo từng bước. Vì thế, người bệnh không cần phải băn khoăn hay lo lắng vì không biết cách sử dụng máy đo loãng xương.

Giá máy đo loãng xương là bao nhiêu?

Hầu hết bệnh nhân đều quan tâm đến giá máy đo loãng xương cũng như giá máy đo loãng xương gót chân. Hiện tại, trên thị trường có nhiều mức giá bán khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào loại máy cũng như cơ sở bán. Do đó, để biết mức giá bán máy đo cụ thể và chính xác nhất, bệnh nhân vui lòng liên hệ đến địa chỉ bán máy đo loãng xương để tham khảo giá. Lời khuyên dành cho người bệnh là nên lựa chọn cơ sở bán uy tín để mua sản phẩm chất lượng với mức giá phù hợp.

Máy đo loãng xương được xem là công cụ không thể thiếu trong các phòng khám và bệnh viện. Tuy nhiên, để tránh tình trạng sử dụng máy không rõ nguồn gốc dẫn đến kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh sai, các chuyên gia khuyên người bệnh nên đến bệnh viện khám và điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ có chuyên môn.