Đĩa đệm nhân tạo là gì? Khi nào cần thay đĩa đệm nhân tạo?
Đĩa đệm nhân tạo được xem là một thiết bị có thể thay thế cho đĩa đệm của cơ thể trong trường hợp tổn thương nặng. Vậy thực chất đĩa đệm nhân tạo là gì? Cần thay trong trường hợp nào? Những thông tin quan trọng về vấn đề này sẽ được tổng hợp trong bài viết bên dưới.
Tìm hiểu đĩa đệm nhân tạo là gì?
Đĩa đệm chính là một cấu trúc mềm nằm giữa 2 đốt sống riêng lẻ của cột sống. Nó được tạo thành tư mô sụn, bên ngoài là lớp annulus và bên trong là lớp nhân. Đĩa đệm đủ linh hoạt để cho phép cột sống có thể uống cong.
Đĩa đệm nhân tạo là một thiết bị được cấy vào cột sống với mục đích bắt chước các chức năng của một đĩa đệm bình thường. Đĩa nhân tạo thường được làm bằng vật liệu kim loại hay nhựa hay đôi khi kết hợp cả hai.
Có nhiều thiết kế đĩa nhân tạo nhưng thường được phân thành 2 loại chung. Đó là đĩa đệm nhân tạo để thay thế toàn bộ đĩa đệm và thay thế nhân đĩa. Với sự thay thế toàn bộ thì tất cả hay hầu hết các mô của đĩa đệm sẽ được loại bỏ và 1 thiết bị thay thế được cấy vào ngay khoảng trống giữa các đốt sống. Trường hợp thay thế nhân đĩa thì chỉ có phần trung tâm của đĩa đệm được loại bỏ và thay thế bằng cấy ghép. Còn phần bên ngoài sẽ vẫn được giữ nguyên.
Ngoài ra, còn có đĩa nhân tạo được thiết kế để sử dụng đối với cột sống cổ. Tuy nhiên, các thiết bị này thường được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn. Một số thiết bị vẫn đang được đánh giá tại các thử nghiệm được FDA cho phép tại Hoa Kỳ.
Cần thay đĩa đệm nhân tạo trong trường hợp nào?
Các chỉ định thay thế đĩa đệm có thể sẽ khác nhau đối với từng loại cấy ghép. Thông thường, việc thay thế đĩa nhân tạo sẽ được chỉ định khi:
- Các phương pháp điều trị bảo tồn: dùng thuốc, tiêm, vật lý trị liệu… không thể đáp ứng triệu chứng.
- Tình trạng trở nên nghiêm trọng khiến chức năng vận động của người bệnh bị đe dọa.
Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp cộng hưởng từ MRI để theo dõi mức độ tổn thương đĩa đệm. Thêm vào đó, quy trình Discography (tiêm thuốc nhuộm vào đĩa và chụp X-quang hay CT) cũng sẽ được triển khai để xác định rõ vấn đề. Từ đó có thể xác định được nguyên nhân cũng như đưa ra chỉ định có nên thay thế đĩa đệm nhân tạo hay không.
Ngoài ra, một số điều kiện sức khỏe có thể sẽ khiến bạn không thể nhận một đĩa đệm nhân tạo. Điển hình như:
- Thoái hóa cột sống
- Dị ứng với các vật liệu có trong thiết bị nhân tạo
- Có khối u ở cột sống
- Nhiễm trùng cột sống
- Mang thai
- Loãng xương
- Gãy thân đốt sống
- Điều trị các bệnh mãn tính bằng steroid
- Các vấn đề tự miễn
Tuổi thọ đĩa đệm nhân tạo là bao lâu?
Việc bỏ ra một số tiền lớn cho việc chữa trị nhằm mong thoát khỏi bệnh. Khiến bệnh nhân lo lắng không biết có được lâu dài hay không.
Hiện tại, chưa có thống kê cụ thể về tuổi thọ của địa đệm nhân tạo sau khi thay. Bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Trình độ của bác sĩ thực hiện phẫu thuật. khả năng tương thích, sự tập luyện, thích nghi của người bệnh… Nếu không có hiện tượng nhiễm trùng, trật, trượt đĩa đệm sau khi thay, cơ thể vận động bình thường thì không cần thay lại đĩa đệm.
Những lưu ý khi thay đĩa đệm nhân tạo
Việc thay đĩa nhân tạo chỉ được thực hiện khi bác sĩ đã cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro. Chi phí cho một lần phẫu thuật này thường rất lớn nên không phải người bệnh nào cũng có thể đáp ứng.
Cũng như bất kỳ phẫu thuật nào khác, phẫu thuật thay đĩa nhân tạo có thể sẽ gặp phải một số rủi ro như:
- Nhiễm trùng
- Tổn thương mạch máu
- Vỡ thiết bị hoặc trật khớp
- Chấn thương thần kinh
- Hao mòn vật liệu thiết bị
- Rối loạn chức năng tình dục
- Tổn thương cấu trúc tiết niệu
Mặc dù đĩa nhân tạo có thể hoạt động tương tự như đĩa đệm bình thường nhưng khả năng chịu lực sẽ kém hơn. Do đó, sau phẫu thuật bạn cần chú ý đến việc vận động. Hạn chế mang vác hay vận động quá mạnh để tránh các vấn đề không mong muốn phát sinh.