Cứng khớp ngón tay – Chữa ngay, không thể chủ quan!

Khớp ngón tay đóng vai trò to lớn trong việc duy trì các hoạt động cầm, nắm của cơ thể. Khi tình trạng cứng khớp ngón tay xảy ra, đây có thể là dấu hiệu báo trước những vấn đề nghiêm trọng ở khớp như tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp, hoặc viêm bao hoạt dịch khớp….

Cứng khớp ngón tay là bệnh gì?
Cứng khớp ngón tay là căn bệnh xương khớp khá phổ biến mà người bệnh tuyệt đối không chủ quan

Nguyên nhân cứng khớp là do đâu?

Cứng khớp không phải là căn bệnh mà đây chỉ là một triệu chứng của bệnh lý về xương khớp. Nếu như bạn bị cứng khớp ngón tay, nguyên nhân có thể đến từ nhiều vấn đề như cân nặng, nếu như cơ thể dư thừa lượng mỡ lớn sẽ gây ra chèn ép lên các cơ, khớp, gân và dây chằng. Thừa cân cũng là nguyên nhân khiến các mạch máu khó lưu thông, từ đó gây ra tình trạng tê buốt, cứng khớp tạm thời. 

Mặc dù tình trạng cứng khớp xảy ra rất phổ biến nhưng người bệnh tuyệt đối không được xem nhẹ triệu chứng này. Cứng khớp ban đầu chỉ xuất hiện ở một vùng khớp nhất định, sau đó triệu chứng có thể lan rộng đến những vùng vị trí khác. Nhầm lẫn cứng khớp thông thường với cứng khớp do bệnh lý sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị, khiến bệnh có cơ hội tiến triển kéo dài và nghiêm trọng hơn. 

Ngoài ra cứng khớp cũng chịu ảnh hưởng từ chế độ ăn uống, nếu như người bệnh không bổ sung đầy đủ dưỡng chất, hoặc dùng các thực phẩm giàu carbohydrate cũng gây ra hiện tượng cứng khớp tạm thời. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến cấu trúc của cơ khớp lâu dài, giảm lượng dịch khớp sẽ gây cứng khớp…

Cứng cớp xảy ra tạm thời thường không nguy hiểm, nếu như bạn thường xuyên duy trì tư thế ngủ xấu, nằm sấp khi ngủ, máu huyết kém lưu thông, giảm lượng máu lâu dài sẽ gây cứng khớp. Ở những người làm việc văn phòng, đánh máy liên tục và ít khi thư giãn khớp tay rất dễ gặp phải các biến chứng của cứng khớp. Lười vận động cũng là nguyên nhân gây lắng động các acid lactic trong khớp, gây đau và cứng khớp.

Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay
Cứng khớp ngón tay cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình thoái hóa khi về già

Ngoài ra yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến xương khớp, nếu thường xuyên làm việc trong môi trường lạnh hoặc ẩm ướt sẽ gây tắc nghẽn lưu lượng máu đi khắp cơ thể và gây cứng khớp. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp và cứng khớp ngón tay do ảnh hưởng của các chấn thương khiến các khớp tay khó cử động như va chạm, gãy xương, bong gân, do ảnh hưởng từ các bệnh lý ngoài da, căng thẳng kéo dài, chấn thương gân hoặc cơ hoặc do trật khớp ngón tay.

Cứng khớp ngón tay là bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay kể trên, triệu chứng này còn có thể là dấu hiệu của những căn bệnh xương khớp liên quan. Những bệnh lý gây cứng khớp ngón tay được liệt kê gồm có:

Viêm khớp ngón tay

Tình trạng viêm khớp xảy ra phổ biến ở nam và cả nữ giới trong độ tuổi trung niên. Khớp bị viêm thường là khớp ngón tay, ngón chân hoặc khớp gối, đồng thời tình trạng cứng khớp sẽ xảy ra nếu như viêm khớp đã tiến triển đến giai đoạn nhất định. Cứng khớp do viêm khớp gây ra thường không có biểu hiện cụ thể, ban đầu đó chỉ là những cơn đau nhức khớp thông thường, sau đó người bệnh mới nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng hơn và gây cứng khớp.

Viêm khớp ngón tay ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt của người bệnh do triệu chứng thường kéo dài âm ỉ và tái phát trong điều kiện thời tiết thích hợp, người bệnh cũng bị ảnh hưởng tâm lý do cơn đau nhức, khó chịu do sưng tấy ở các khớp ngón tay gây ra.

Bệnh co thắt Dupuytren

Cứng khớp ngón tay là bệnh gì?
Tình trạng cứng khớp ngón tay có thể xảy ra do những vấn đề ở hệ thần kinh hoặc mạch máu tắc nghẽn

Một nguyên nhân hiếm gặp gây cứng khớp ngón tay do bệnh co thắt Dupuytren. Bệnh gây ra tình trạng u cục ở khớp ngón tay hoặc các khớp ngón chân. Bệnh dễ bị nhầm lẫn với viêm khớp dạng thấp và gout bởi sự xuất hiện của các nốt sần, cục u, bướu nhỏ dưới da. Những vùng khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực khớp ngón áp út và ngón tay út, người bệnh có thể nhận thấy các khớp ngón tay không nằm thẳng hàng mà sẽ có sự chênh lệch nhất định.

Viêm bao hoạt dịch

Cứng khớp ngón tay cũng có thể xuất phát từ tình trạng viêm bao hoạt dịch. Trong đó những đối tượng dễ bị viêm bao hoạt dịch là người lớn tuổi và những người làm việc văn phòng. Biểu hiện của bệnh là tình trạng đau nhức các khớp ở ngón tay cò súng, do vùng xung quanh gân bị tổn thương hoặc viêm nhiễm, từ đó ổ viêm lan đến các khớp khiến hoạt động của bàn tay không thoải mái như bình thường. Đồng thời khi người bệnh co duỗi các ngón sẽ thấy cứng nhắc và cử động cũng kém linh hoạt hơn. Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra ở các khớp nối.

Viêm khớp dạng thấp

Cứng khớp ngón tay do viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh

Bệnh viêm khớp dạng thấp là một trong những nguyên nhân chính gây cứng khớp ngón tay. Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh tự miễn, khi hệ thống miễn dịch tấn công ngược lại vào các khớp xương, từ đó gây ra viêm khớp. Tình trạng viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính hàng đầu. Đặc trưng của viêm khớp dạng thấp là tình trạng sưng viêm khớp, bên ngoài khớp sưng đỏ, đau nhức, khó cử động. Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi trung niên. Triệu chứng thường sẽ xuất hiện vào buổi sáng, ở mức độ nghiêm trọng người bệnh sẽ bị biến dạng khớp và khó sinh hoạt được như bình thường.

Thoái hóa khớp ngón tay

Bệnh thoái hóa khớp được đánh giá là một trong những bệnh lý phổ biến nhất trong thời điểm hiện tại. Do ít vận động hoặc do tần suất quá tải của các khớp ngón tay ( đánh máy, mang vác nặng,…) mà khớp xương bị thoái hóa sớm. Khi dịch khớp không được sản xuất, từ đó tăng độ ma sát ở các khớp, dần gây ra tình trạng lão hóa sớm. Từ đó mà các mô, sụn khớp và hoạt dịch có chức năng bảo vệ đầu xương dần hao mòn, thoái hóa dẫn tới sưng đau, cứng khớp ngón tay.

Bệnh Lupus

Lupus cũng là một dạng bệnh lý tự miễn, với biểu hiện tương tự như viêm khớp dạng thấp. Người bệnh có thể nhận thấy các khớp ngón tay sưng viêm và tê cứng, bên ngoài vùng khớp tổn thương cũng có biểu hiện sưng đỏ, đau nhức âm ỉ kéo dài. Người mắc bệnh lupus cử động các khớp khó khăn, đặc biệt là tình trạng cứng khớp ngón tay, ngón chân sẽ xảy ra khi mô liên kết bị viêm, từ đó gây tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Tương tự như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus không chỉ ảnh hưởng đến khớp mà còn gây sưng tấy đỏ, viêm da, bệnh cũng ảnh hưởng đến phổi, tim cũng như mạch máu, hệ thần kinh của người bệnh. Nếu như không điều trị sớm, lupus có thể gây ra các tổn thương tại hệ thần kinh não bộ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe người bệnh.

Bệnh Gout

Cứng khớp ngón tay do bệnh gout
Gout là căn bệnh lắng đọng axit uric ở các khớp gây đau nhức và sưng đỏ ở các đốt ngón tay, ngón chân

Cứng khớp ngón tay cũng là một biểu hiện cấp tính của bệnh gout, căn bệnh này xuất phát từ tình trạng tích trữ axit uric trong khớp và hình thành các khối urat trong cơ thể. Bệnh gout thường xuất hiện ở các khớp ngón tay , đặc biệt là ngón tay cái. Người bệnh nhận biết gout thông qua những cơn đau nhức khớp đột ngột, kèm theo tình trạng sưng tấy ở các khớp đặc biệt ở ngón chân cái, ngón tay cái…

Ung thư xương

Mặc dù trường hợp ung thư xương khá hiếm gặp nhưng đây cũng là nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay mà bạn cần cảnh giác. Trong giai đoạn bệnh mới tiến triển, người bệnh sẽ không nhận thấy những biểu hiện đặc biệt. Tuy nhiên khi triệu chứng sưng, viêm, đau nhức xương khớp lộ rõ thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm.

Triệu chứng cứng khớp ngón tay

dấu hiệu Cứng khớp ngón tay
Có thể nhận biết dấu hiệu cứng khớp ngón tay khi bạn cử động khó khăn và khó co duỗi các đốt ngón

Người bệnh sẽ dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu tê cứng khớp kèm theo cảm giác sưng, đau nhức, tê mỏi các khớp ngón tay khi ngủ dậy. Tình trạng này có thể xảy ra vào mỗi buổi sáng. Sau một thời gian ngắn thì triệu chứng sẽ cải thiện. Những triệu chứng tê cứng khớp ngón tay thường xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng kéo dài âm ỉ. Cơn đau có chiều hướng tiến triển ở những bàn tay thuận, phía mà người bệnh sẽ phải vận động nhiều hơn. 

Cứng khớp ngón tay có thể là do viêm khớp hoặc thoái hóa khớp, thường khi bệnh tiến triển Đến giai đoạn nghiêm trọng thì bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu sau:

  • Tình trạng sưng khớp và châm chích như kiến bò tại khớp
  • Tại các khớp nối có dấu hiệu sưng tấy, đỏ, tê bì đau nhức âm ỉ
  • Cứng các khớp ngón tay khiến cử động khó khăn
  • Khớp kém linh hoạt, người bệnh không thể cầm nắm đồ vật.
  • Cơn đau tiến triển nặng khi trời lạnh, đặc biệt là khi người bệnh ngâm nước nhiều 

Những dấu hiệu cứng khớp ngón tay kể trên sẽ tiến triển đến khi bệnh bước vào giai đoạn cấp tính, ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau nhức ở khớp ngón tay nghiêm trọng, các khớp sưng to, khớp ngón tay có thể bị biến dạng và co quắp lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động của bệnh nhân. 

Tùy theo mức độ bệnh mà tình trạng sưng khớp ngón tay ngày càng tiến triển nghiêm trọng, lâu dần có thể gây phá rỉ khớp, cơ khớp bị sưng và đau nhức thường xuyên. Nếu như bệnh đã tiến triển đến tình trạng biến dạng, khớp ngón tay co quắp thì việc điều trị phục hồi về trạng thái ban đầu rất khó khăn.

Cứng khớp ngón tay có nguy hiểm không?

Cứng khớp ngón tay có ảnh hưởng gì không?
Các cử động kém linh hoạt ở khớp sẽ gây ra nhiều trở ngại trong hoạt động và sinh hoạt của người bệnh

Tình trạng cứng khớp ngón tay tạm thời không gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu như người bệnh không tiến hành điều trị sớm thì bệnh sẽ tiến triển thành nhiều biến chứng. Biến chứng cứng khớp ngón tay có thể gây ra những ảnh hưởng sau:

  • Mất kiểm soát vận động: Tình trạng đau nhức khớp ngón tay và cứng khớp ngón tay thường tiến triển trong vòng nhiều năm liền. Đến giai đoạn mãn tính, các khớp sẽ bị thoái hóa và cử động kém linh hoạt, người bệnh mất khả năng cầm nắm cơ bản ở bàn tay.
  • Biến dạng khớp: Nguy cơ biến cứng biến dạng khớp do teo cơ, nổi cục u ở khớp là một trong những biến chứng nguy hiểm. Điều này thường xảy ra ở giai đoạn cuối của cứng khớp ngón tay, từ đó người bệnh mất khả năng vận động.
  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Bệnh xương khớp có mối liên kết với bệnh tim mạch, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị cứng khớp do viêm khớp dạng thấp hay lupus. Biến chứng tim mạch có thể gây tử vong nếu như người bệnh không được cấp cứu kịp thời.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Một số nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân gặp khó khăn trong cử động khớp thường dễ bị trầm cảm hơn. Đồng thời tuổi thọ của bệnh nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng từ các triệu chứng của bệnh. 

Phương pháp điều trị cứng khớp hiệu quả

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh cứng khớp ngón tay, trong đó người bệnh có thể áp dụng điều trị theo hướng bảo tồn hoặc áp dụng điều trị nội khoa/ngoại khoa. Nếu như tình trạng bệnh của bạn không tiến triển nặng thì điều trị bảo tồn sẽ được ưu tiên nhằm tránh những ảnh hưởng của bệnh. Phương pháp điều trị không dùng thuốc như vật lý trị liệu, bấm huyệt, xoa bóp, áp dụng các bộ môn luyện tập,… Sau thời gian kiên nhẫn áp dụng thì bệnh nhân sẽ nhận thấy những chuyển biến tích cực.

điều trị cứng khớp ngón tay
Người bệnh cần thăm khám và kiểm tra chức năng để tìm ra nguyên nhân gây cứng khớp

 Tùy vào mức động cứng khớp và đau nhức khớp, cũng như nguyên nhân mắc bệnh mà người bệnh có thể được chỉ định hướng điều trị phù hợp. Đối với các tổn thương cơ bản, tình trạng cứng khớp vừa mới hình thành thì người bệnh nên áp dụng các phương pháp giảm đau sau đây:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế những hoạt động cầm nắm, mang vác nặng
  • Sử dụng túi nóng để chườm kích thích lưu thông máu, chườm túi lạnh nếu bạn muốn giảm đau tạm thời.
  • Dùng các loại thuốc chống viêm không chứa steroid để giảm cơn đau cấp tính;
  • Sử dụng nẹp tay nếu cần thiết để phòng ngừa các chấn thương xảy ra thêm.

Nếu như bệnh có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, tình trạng cứng khớp và đau nhức không cải thiện sau khi điều trị thì bạn nên thăm khám để được hướng dẫn phương hướng khác để điều trị. 

Thuốc chữa cứng khớp ngón tay

Đối với tình trạng đau nhức khớp, cứng khớp nói chung, nguyên nhân chủ yếu là do xương khớp đã thoái hóa và các tế bào không được tạo mới. Vì thế không có nhóm thuốc đặc trị chữa bệnh xương khớp, đa số thuốc chỉ phần nào ngăn chặn những ảnh hưởng và biến chứng của bệnh. Các loại thuốc giảm đau và thuốc chống thấp khớp thường được sử dụng trong điều trị cứng khớp. Trong đó các loại thuốc chủ yếu được kê đơn gồm có:

  • Dùng thuốc giảm đau theo toa và nhóm thuốc có chứa corticosteroid;
  • Các loại thuốc chống thấp khớp dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và gout
  • Thuốc đào thải axit uric trong trường hợp có tinh thể lắng đọng ở khớp
  • Kết hợp điều trị cật lý trị liệu để cải thiện chức năng cử động của khớp ngón tay.
Cứng khớp ngón tay uống thuốc gì?
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị cứng khớp ngón tay thường chỉ có tác dụng giảm đau

Các bài tập giúp giảm cứng khớp

Để cải thiện tình trạng cứng khớp ngón tay, bạn có thể áp dụng phương pháp tập luyện tại chỗ cho bàn tay. Bằng cách này, khi áp dụng thường xuyên có thể hỗ trợ điều trị cứng khớp hiệu quả. Đồng thời nếu như bạn kết hợp điều trị vật lý trị liệu khác cũng sẽ khắc phục được các nguyên nhân đau nhức khớp do bệnh lý gây ta. Sau đây là những bài tập hỗ trợ giảm cứng khớp ngón tay, cụ thể bao gồm:

Bài tập số 1

Đầu tiên bạn nên thư giãn cơ thể và để bàn tay ở tư thế bình thường, sao cho hướng bàn tay được thẳng, nắm tay thoải mái Sau đó bạn gấp các đầu ngón cái sao cho đầu ngón chạm vào đáy ngón út. Khi thực hiện bạn hãy cố duỗi ngón cái càng xa càng tốt. Sau đó bạn đưa ngón cái trở lại vị trí bắt đầu, thực hiện lặp lại nhiều lần tương tự ở mỗi bàn tay.

Bài tập số 2

Bài tập đầu tiên, bạn giữ cho các ngón tay thẳng và đặt chúng bên cạnh nhau, trong lúc đó bạn giữ cho các khớp thẳng. Chậm rãi từ từ đưa bàn tay lên và duỗi cong leentrene hết mức, sau đó để hướng bàn tay trở lại tư thế bắt đầu. Sau đó bạn thực hiện nhiều lần động tác này tương tự cả hai tay.

Bài tập số 3

Với bài tập này, người bệnh giữ cho các ngón tay thẳng và đặt chúng sát nhau, khi thực hiện tay bạn đặt trực tiếp trên mặt bàn hoặc một bề mặt phẳng nào đó. Sau đó bạn gấp các ngón tay và nắm bàn lại tương tự như nắm đấm hờ, ngón tay cái của bạn đặt ở bên ngoài các ngón khác. Sau đó bạn trở về tư thế ban đầu và thực hiện tương tự với bàn tay còn lại.

Bài tập số 4

Giữ bàn tay và các ngón tay thẳng và khép vào nhau. Nhẹ nhàng uốn cong các ngón tay thành hình chữ C giống như khi cầm lon nước hoặc chai nước. Cử động từ từ và nhẹ nhàng, đưa bàn tay trở về tư thế ban đầu và sau đó làm lại động tác nhiều lần tương tự ở mỗi bàn tay.

Cứng khớp ngón tay nên tập gì
Thực hiện các động tác massage ngón tay để giảm cơn tê mỏi tạm thời

Bài tập số 5

Trước tiên, bạn giữ các ngón tay thẳng và khép vào nhau tạo thành hình chữ O. Tuần tự từng ngón tay bạn chạm vào ngón tay kế cạnh. Sau đó bạn cử động chậm rãi các ngón tay từ từ và nhẹ nhàng, sau đó bạn chạm ngón trỏ vào ngón cái, và thực hiện tương tự với những ngón tay còn lại. Bạn thực hiện bài tập này tương tự với mỗi tay.

Bài tập số 6

Đầu tiên bạn đặt lòng bàn tay áp sắt mặt bàn, lòng bàn tay úp xuống. Chú ý di chuyển ngón tay cái cách xa với bàn tay. Sau đó bạn di chuyển ngón tay trỏ về phía phía ngón tay cái và thực hiện tương tự với ngón tay giữa, lần lượt đến những ngón tay tiếp theo. Sau đó bạn di chuyển từng ngón một về phía ngón cái và thực hiện liên tiếp nhiều lần với mỗi tay.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị cứng khớp ngón tay

Cứng khớp ngón tay nên ăn gì?
Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và đặc biệt là canxi để bổ trợ sức khỏe khớp xương

Tình trạng sưng đau khớp, cứng khớp có thể giảm nhẹ khi người bệnh biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Một số dưỡng chất đặc biệt có khả năng tăng hoạt dịch khớp và hỗ trợ điều trị tình trạng sưng đau và cứng khớp. Cụ thể là: 

  • Tăng cường uống nước và ăn các loại thực phẩm cung cấp chất nhầy cho hoạt dịch khớp như đậu bắp, rau xanh, nha đam, nước hầm xương, da động vật…
  • Bổ sung các loại rau xanh giàu chất xơ và nhóm trái cây giàu vitamin C  như cam, quýt, bưởi, táo, đu đủ,… nguồn dưỡng chất này giúp ngăn ngừa tình trạng viêm khớp xảy ra.
  • Bổ sung thực phẩm giàu các khoáng chất tốt cho xương như canxi, omega 3, kẽm, chất sắt, chúng thường có mặt trong các loại thực phẩm như bí đỏ, bông cải xanh, cá hồi, cá thu, hàu biển, trái việt quất, các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó, hạt lanh,…
  • Nếu bạn bị cứng khớp ngón tay do viêm khớp dạng thấp hay gout thì nên hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, đây là nhóm thực phẩm kích thích tạo ra các muối urat – tinh thể lắng đọng gây sưng khớp.
  • Đề phòng viêm khớp và đau nhức khớp, bệnh nhân nên hạn chế các loại thức uống/thực phẩm gây hại cho khớp xương như rượu, bia, thuốc lá, các loại thực phẩm có quá nhiều muối hay đường,…
  • Người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm được đóng gói sẵn hoặc uống nước đóng chai, một số thành phần bảo quản có thể gây dị ứng và đau nhức cho bệnh nhân.
  • Người bệnh nên duy trì chế độ vận động điều độ, các bài tập vận động khớp ngón tay đơn giản kể trên nên được thực hiện trong suốt thời gian tập luyện.
  • Để giảm đau thì người bệnh nên ngâm tay trong nước ấm, hoặc sử dụng các bài thuốc từ dân gian để giảm nhẹ cơn đau nhức trong khớp ngón tay.
  • Khi bị đau nhức khớp thì người bệnh không nên lao động nặng nhọc, đồng thời bạn cũng không nên mang vác vật nặng, đánh máy quá lâu sẽ ảnh hưởng đến các khớp ngón tay.
  • Người bệnh không nên làm việc trong một tư thế quá lâu, giữa thời gian luyện tập nên có thời gian thư giãn hợp lý.

Bài viết đã thông tin cụ thể về tình trạng cứng khớp ngón tay, cũng như những cách đơn giản giúp cải thiện triệu chứng. Nếu như bạn nhận thấy tình trạng cứng khớp tiến triển kéo dài thì cần thăm khám bác sĩ sớm để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có phương pháp chữa trị phù hợp.