Chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn có hiệu quả?
Bên cạnh các phương pháp chữa tràn dịch khớp gối bằng Tây y và Đông Y hoặc các phương pháp dân gian, không ít người sử dụng diện chẩn. Chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn liệu có hiệu quả và cơ sở khoa học của phương pháp này là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên.
Những thông tin nên biết về tình trạng tràn dịch khớp gối
Bình thường, chất dịch tiết ra từ bao hoạt dịch ở khớp gối có tác dụng bôi trơn và chống viêm. Tràn dịch khớp gối xảy ra khi bao hoạt dịch bị dày lên và tiết quá nhiều dịch. Khi đó đầu gối sẽ sưng phù và đau nhức.
Tình trạng này không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày mà còn dễ dẫn đến nhiều biến chứng nếu để lâu không điều trị. Các biến chứng có thể là căng cơ, dính khớp, đau nhức thường xuyên ở chân, bại liệt chân, sưng ở bẹn kèm sốt và suy nhược cơ thể.
Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng tràn dịch khớp gối gồm: tác nhân vật lý và tác nhân bệnh lý.
Tác nhân vật lý
Bao gồm các chấn thương ở đầu gối như: đứt dây chằng, gãy xương, rách sụn chêm… Đa số các vận động viên thường bị chấn thương này. Đặc biệt là những vận động viên bóng chuyền hoặc bóng đá. Số ít trường hợp là do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động.
Tác nhân bệnh lý
Các bệnh lý như: viêm khớp, thoái hóa khớp, u khớp hoặc nan bao hoạt dịch… có thể là nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối. Người lớn tuổi chiếm đa số các trường hợp mắc bệnh do nguyên nhân này. Ngoài ra, người bị béo phì cũng dễ bị tràn dịch khớp gối. Nguyên nhân là gối thường xuyên phải chịu áp lực quá lớn.
Các biện pháp chữa tràn dịch khớp gối
Để điều trị hiệu quả tình trạng tràn dịch khớp gối phải dựa vào nguyên nhân. Thông thường, người ta chỉ biết đến 2 phương pháp chữa bệnh “kinh điển” là Tây y hoặc Đông y. Tuy nhiên, còn có một phương pháp được đánh giá khá cao nhưng vẫn chưa thật sự phổ biến với nhiều người. Đó là phương pháp chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn.
Trước khi tìm hiểu phương pháp này được tiến hành ra sao và dựa trên cơ sở khoa học nào. Bạn nên lướt qua thông tin của 2 phương pháp chữa bệnh kinh điển
Chữa tràn dịch khớp gối bằng Tây y
Chữa tràn dịch khớp gối theo Tây y có 2 cách. Một là dùng thuốc. Hai là can thiệp xâm lấn. Thông thường 2 cách thức này hỗ trợ lẫn nhau. Trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể chỉ cần dùng thuốc.
Các loại thuốc điều trị bệnh gồm: thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm Corticosteroids. Đặc biệt, đối với thuốc kháng viêm Corticosteroids, việc sử dụng phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi đây là loại thuốc kháng viêm rất mạnh và có thể gây nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.
Các biện pháp can thiệp xâm lấn theo phương pháp Tây y gồm: chọc hút dịch khớp, tiêm corticoid vào khớp và mổ nội soi. Các biện pháp này đều có rủi ro nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Riêng việc tiêm corticoid chỉ được coi là giải pháp tạm thời. Nó áp dụng khi người bệnh quá đau đớn. Còn phương pháp mổ nội soi thì được xem là giải pháp cuối cùng cho người bị tràn dịch khớp gối.
Chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y
Ở góc nhìn Đông Y, bệnh tràn dịch khớp gối xảy ra khi khí huyết tắc nghẽn và sức đề kháng yếu. Do đó, mục tiêu điều trị của Đông y nhắm vào đã thông và bồi dưỡng khí huyết. Xét về nguyên nhân gây bệnh, các giải pháp trị liệu của Đông y nhắm đến đối tượng bị tràn dịch khớp gối do bệnh lý nhiều hơn là các chấn thương vật lý.
Các loại thảo dược Đông y thường dùng chữa tình trạng tràn dịch khớp gối là: đương qui, ma hoàng, uy linh tiên, phòng trần, tần giao, hoàng bá nam, ngưu tất, tri mẫu, khương hoạt, tang chi…
Các thảo dược này ngoài tác dụng lưu thông khí huyết còn có tác dụng giải nhiệt, giải độc và bổ thận. Đồng thời, nó cũng tăng độ dẻo dai cho xương cốt, hạn chế các tổn thương do chấn thương vật lý hoặc biến chứng của các bệnh lý gây ra.
Thông tin cần biết về phương pháp chữa bệnh có tên là diện chẩn
Để biết được phương pháp chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn có hiệu quả hay không. Bạn cần biết diện chẩn là gì, dựa vào cơ sở khoa học ra sao.
Tên khoa học của phương pháp này là Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY (tạm dịch: Diện chẩn – Điều khiển liệu pháp). Phương pháp này ra đời năm 1980 và là công trình nghiên cứu của GS. Bùi Quốc Châu.
Diện chẩn khác với châm cứu. Châm cứu cần bắt mạch để biết bệnh và chữa bằng cách dùng kim châm vào kinh lạc. Trong khi đó, diện chẩn dựa vào màu da để chẩn đoán bệnh. Trong đó bao gồm màu da trên mặt và toàn thân. Sau đó, các bác sĩ sẽ tác động lên các điểm sinh huyệt và vùng tương ứng để điều trị.
Cơ sở khoa học
Phương pháp đoán bệnh qua màu sắc trên da dựa vào cơ sở khoa học như sau: ở giai đoạn phôi thai, da và nội tạng là một. Khi lớn lên, dù cơ thể đã chuyên biệt hóa các cơ quan nhưng về bản chất nếu nội tạng có vấn đề thì các dấu hiệu vẫn sẽ xuất hiện trên da.
Theo Tây y, trên mặt có nhiều dây thần kinh. Nếu xét về mức độ phân bổ đều và nhiều thì đó là dây thần kinh số 5 và số 7. Ngoài ra, trên mặt còn có các dây thần kinh phó giao cảm. Còn theo Đông y, mặt là nơi hội tụ và xuất phát của các kinh mạch. Do đó, các bộ phận ở các vị trí khác trong cơ thể khi có vấn đề gì thường biểu hiện lên mặt và có thể “điều kiện” được từ các huyệt đạo ở đây.
Tác dụng của phương pháp này là thông kinh mạch, nâng cao sức đề kháng và hồi phục chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân còn tiết kiệm được chi phí và tránh được tình trạng lệ thuộc vào thuốc.
Chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn
Với phương pháp diện chẩn, người ta chữa tràn dịch khớp khối ở vị trí huyệt đạo số 9 và số 197. Nhiều tài liệu cho biết phương pháp này khá hiệu quả và được áp dụng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
-
Chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn huyệt đạo số 9
Huyệt đạo số 9 nằm ở vị trí giao giữa đường khóe miệng kéo ngang và đường hốc mắt kéo xuống. Để chính xác hơn, bạn có thể dùng que dò để xác định vị trí huyệt đạo này. Nếu bạn đang bị tràn dịch khớp gối và xác định đúng vị trí huyệt, bạn sẽ thấy hơi đau nhức khi dùng tay ấn vào huyệt này.
Sau khi đã xác định được vị trí huyệt, bạn hãy ấn huyệt trong 3 lần, mỗi lần từ 30s đến 1 phút. Lưu ý là hãy ấn nhẹ. Nếu không dùng tay, bạn có thể dùng que lăn thay thế. Việc chọn que lăn cũng cần được tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bạn bị lạnh thì chọn que lăn âm (làm bằng kim loại). Nếu bị nóng trong người thì dùng que lăn dương (làm bằng sừng).
-
Chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn huyệt đạo số 179
Vị trí huyệt đạo số 179 cách giữa 2 đầu lông mày kéo lên trên từ 1,5 – 2 cm. Nếu dùng que lăn thì điểm nào có cảm giác đau nhói thì đó là vị trí của huyệt đạo này (áp dụng cho người đang bị tràn dịch khớp gối). Cách làm tương tự như khi ấn huyệt đạo số 9.
Ngoài 2 huyệt đạo nói trên, bạn có thể bấm huyệt tại vùng xương gò má. Nó cũng có tác dụng lưu thông khí huyết và giảm được các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra. Có một điều bạn cần lưu ý thêm là phương pháp diện chẩn hay Đông y chữa tràn dịch khớp gối thường chỉ hiệu quả với các trường hợp có nguyên nhân từ bệnh lý (nhất là tình trạng thoái hóa khớp do tuổi tác). Nếu bệnh gây ra do các tác động vật lý thì rất có thể bạn phải cần đến các biện pháp xâm lấn. Nói cách khác là điều trị ngoại khoa.