Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm bằng Ngải Cứu – Hiệu quả, Giảm đau nhanh
Ngải cứu là vị thuốc được Đông y sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc trị thoát vị đĩa đệm nhờ tác dụng kháng viêm, giảm đau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu trong bài viết dưới đây.
Công dụng chữa thoát vị đĩa đệm của ngải cứu
Ngải cứu là thảo dược được sử dụng làm thuốc trong Đông y với nhiều tên gọi khác nhau như thuốc cứu, ngải cảo hay bán nhung… Nó có tính ấm, vị đắng, cay, có thể đi vào các kinh Can, Tỳ, Thận, Phế giúp ôn trung, trừ hàn, chống thấp, giảm đau, kích thích lưu thông khí huyết.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy:
- Ngải cứu có khả năng kháng viêm, kích thích tiêu hóa nhờ chứa các hợp chất như absinthin và anabsinthine. Đây cũng chính là chất tạo nên vị đắng của thảo dược này.
- Thành phần tinh dầu trong ngải cứu còn có tác dụng gây tê nhẹ. Nó giúp xoa dịu các chứng đau trong cơ thể.
Nhờ những tác dụng trên mà ngải cứu được dân gian rất ưu chuộng và sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để giảm đau, chống viêm nhiễm do các bệnh lý xương khớp gây ra, bao gồm cả bệnh thoát vị đĩa đệm.
7 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Ngải cứu có thể được dùng theo đường miệng hoặc làm thuốc chườm đắp bên ngoài để đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số cách đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà:
1. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu và rượu
– Chuẩn bị:
- 1 bó lá ngải cứu
- Rượu trắng
– Cách sử dụng:
- Ngải cứu nhặt những lá tươi và ngọn non, rửa sạch, giã nát
- Trộn ngải cứu chung với một ít rượu trắng
- Cho hỗn hợp vào chảo xào nóng
- Cuối cùng, bạn bọc thuốc vào trong một cái khăn sạch, chườm ngay khu vực bị thoát vị đĩa đệm trong 15- 20 phút.
Trong quá trình thực hiện, nếu thấy thuốc nguội thì bỏ vào xào nóng lại rồi chườm tiếp. Nhiệt nóng cùng các hoạt chất trong lá ngải cứu sẽ giúp nhanh chóng cắt đứt cơn đau nhức cột sống – một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm.
2. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và mật ong
Mật ong cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do gây phá hủy đĩa đệm.
– Chuẩn bị:
- 1 bó nhỏ lá ngải cứu
- 2 muỗng mật ong nguyên chất
- 1/2 thìa muối
– Cách sử dụng:
- Muối đem pha với 1 ly nước đun sôi để nguội tạo thành hỗn hợp nước muối pha loãng
- Ngải cứu rửa qua nhiều lần nước cho sạch, cắt nhỏ. Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn
- Thêm nước muối pha loãng vào trong ngải cứu, vắt lấy nước cốt
- Tiếp theo, bạn trộn nước ngải cứu chung với mật ong, quậy cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau. Chia làm 2 lần uống.
- Thực hiện cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và mật ong đều đặn hàng ngày cho đến khi thấy các triệu chứng thuyên giảm.
3. Dùng ngải cứu kết hợp với giấm gạo chữa thoát vị đĩa đệm
Trong bài thuốc này, giấm gạo hoạt động như một chất kháng viêm, sát khuẩn, làm dịu cơn đau. Bạn có thể kết hợp giấm với ngải cứu làm thuốc xoa bóp chữa thoát vị đĩa đệm.
– Chuẩn bị:
- 3 lạng ngải cứu
- 200ml giấm gạo
– Cách sử dụng:
- Ngải cứu sau khi rửa sạch bạn cũng đem giã nát
- Trộn ngải cứu với giấm gạo cho đều, sau đó đem đun nóng
- Dùng một chiếc khăn mỏng bọc hỗn hợp thuốc lại, đem xoa ở khu vực bị đau. Kết hợp mát xa để các dược chất thấm sâu vào bên trong và phát huy hiệu quả tốt hơn.
- Thực hiện 15 – 20 phút mỗi ngày, sau khoảng 2 tuần tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm.
4. Công thức chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu + vỏ chanh + vỏ bưởi + rượu
– Chuẩn bị:
- Ngải cứu khô : 200g
- Vỏ chanh khô: 1kg
- Vỏ bưởi khô: 2 quả
- Rượu trắng ngon: 2 lít
– Cách sử dụng:
- Các vị thuốc đã chuẩn bị cho vào chảo sao vàng
- Cho tất cả vào bình thủy tinh ngâm cùng rượu trắng, để nơi mát mẻ trong 30 ngày
- Khi sử dụng, mỗi ngày uống 1 ly rượu nhỏ khoảng 15 – 20ml
5. Bí quyết chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu rang muối
Muối có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm đau, chống viêm và giúp đưa các hoạt chất quý trong ngải cứu thấm sâu vào khu vực tổn thương.
– Chuẩn bị:
- 1 bó ngải cứu
- Muối hột
– Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá ngải cứu, vớt ra cho ráo nước hoàn toàn
- Trộn ngải cứu chung với muối hạt và rang cho nóng lên
- Bọc hỗn hợp vào khăn và chườm ngay khu vực bị bệnh 20 phút
- Với cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu rang muối, bạn nên thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
6. Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho người bị thoát vị đĩa đệm như: Giúp ngủ ngon, giảm stress, tăng cường thể chất, kích thích lưu thông máu đến nuôi dưỡng khu vực tổn thương.
– Chuẩn bị:
- 1 bó ngải cứu
- 2 thìa muối
- Một cái chậu nhỏ có kích thước vừa vặn để đặt hai bàn chân vào
– Cách thực hiện:
- Ngải cứu đem nấu cùng 2 lít nước, đun sôi kỹ khoảng 10 phút rồi cho muối vào quậy tan
- Gạn nước lá ngải cứu ra chậu, chờ cho nước nguội bớt rồi cho 2 chân vào ngâm
- Ngồi ngâm chân ở tư thế thoải mái chừng 15 phút là đủ
- Phương pháp này được thực hiện trước lúc đi ngủ vào buổi tối sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
7. Ăn lá ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh những cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu ở trên, bạn có thể kết hợp sử dụng thảo dược này trong bữa ăn để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh từ bên trong. Do ngải cứu có vị hơi đắng nên để dễ ăn hơn bạn hãy thử dùng theo những cách sau:
- Ăn sống kèm với thức ăn
- Cắt nhỏ, giã nát rồi rán với trứng ăn
- Nấu canh ngải cứu với thịt nạc
- Xay nước uống…
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
- Các bài thuốc từ ngải cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng thoát vị đĩa đệm khi còn nhẹ, không thể thay thế cho thuốc và các phương pháp điều trị y khoa.
- Tiêu thụ ngải cứu bằng đường miệng ở liều cao sẽ dễ bị co thắt ruột, buồn nôn, rối loạn nhịp tim… Vì thế bạn nên sử dụng đúng liều lượng được khuyến cáo.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người có vấn đề về gan, thận hay mắc bệnh máu di truyền porphyria không nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu.
- Người có tiền sử bị dị ứng với ngải cứu tuyệt đối không nên áp dụng
- Ngải cứu có thể tương tác với một số loại thuốc chống co giật, chẳng hạn như Tegretol hay Dilantin. Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc nếu bạn đang được điều trị bằng các thuốc này.
- Khi chữa thoát bị đĩa đệm bằng lá ngải cứu theo hình thức chườm, đắp hoặc ngâm chân nên kiểm tra nhiệt độ cẩn thận để tránh bị bỏng.
Có thể bạn chưa biết:
- Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà – Khỏi mà không cần thuốc
- Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không – Khi nào nên thực hiện?