Chế độ ăn cho người bị tăng axit uric giúp phòng gút hiệu quả

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout là do chế độ ăn uống không hợp lý khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao. Do đó, để ngăn chặn nguy cơ bệnh gout tấn công thì việc điều chỉnh chế độ ăn cho người bị tăng axit uric sao cho hợp lý là vô cùng cần thiết.

Chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng axit uric trong máu
Chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng axit uric trong máu

Lượng axit uric trong máu bao nhiêu là cao?

Thông thường, lượng axit uric trong máu luôn được giữ ở mức ổn định là dưới 7mg/dl. Nếu xét nghiệm mà thấy chỉ số này vượt ngưỡng cho phép thì chứng tỏ bạn đang gặp phải tình trạng tăng axit uric. Nếu không kịp thời điều chỉnh, cơ thể sẽ bị rối loạn chuyển hóa axit uric dẫn đến sự tích tụ của các tinh thể muối urat ở các khớp xương gây ra bệnh gout. Triệu chứng thường gặp là sưng viêm, đau nhức các khu vực như ngón tay, bàn chân, mắt cá chân…

Thông thường việc ngăn chặn gia tăng axit uric chủ yếu dựa vào nguyên nhân gây bệnh để khắc chế. Ngoài ra, các bác sĩ cũng hướng dẫn người bệnh thực hiện một chế độ ăn uống phù hợp.

Chế độ ăn cho người bị tăng axit uric

Xây dựng chế độ ăn giảm axit uric cho người bệnh không chỉ giúp kiểm soát nồng độ axit uric mà còn tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng. 

Những thực phẩm giảm axit uric nên được sử dụng

Rau củ quả tươi là những thực phẩm nên được ưu tiên hàng đầu
Rau củ quả tươi là những thực phẩm nên được ưu tiên hàng đầu

Có rất thực phẩm chứa hàm lượng purin thấp, có lợi cho việc giảm lượng axit uric trong máu. Sau đây là một số thực phẩm giúp bạn không còn thắc mắc nên ăn gì để giảm axit uric trong máu.

  • Cải bẹ xanh, củ cải trắng: Những thực phẩm này có chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng có tác dụng thúc đẩy và đào thải acid uric trong máu ra ngoài cơ thể tốt. 
  • Rau củ tươi: Các loại rau củ giàu chất xơ rất tốt cho người bệnh gút. Có thể kể đến như cà rốt, bắp cải, dưa chuột, khoai tây, xà lách, dưa gang, dứa, cần tây, bí xanh…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt không chỉ ít chứa nhân purin mà còn giàu chất xơ hỗ trợ tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể. Một số ngũ cốc có thể sử dụng là yến mạch, gạo nâu, lúa mạch.
  • Trái cây: Các loại trái cây rất tốt cho cơ thể và có thể hỗ trợ làm giảm nồng độ axit uric trong máu đồng thời ngăn chặn chúng kết tinh lắng đọng tại khớp và mô. Có thể kể đến như nho, cherry, táo, ổi, chuối…
  • Dầu oliu: Tăng cường sử dụng dầu ô-liu thay vì các loại dầu ăn, bơ động vật sẽ giúp ức chế tổng hợp axit uric và giảm hàm lượng chất này trong máu.
  • Nước: Nước có thể loại bỏ các độc tố trong cơ thể bao gồm cả acid uric và thúc đẩy quá trình đào thải chất này. Người bị tăng axit uric nên uống từ 2 – 3 lít nước/ngày.

Người có axit uric cao nên kiêng ăn gì?

Khi đã nắm được nên ăn gì để giảm axit uric thì người bệnh cũng cần biết các thực phẩm mình cần hạn chế và kiêng khem. Nếu sử dụng các thực phẩm làm giảm mà không tránh các thực phẩm gây gia tăng thì việc tình trạng này phát triển thành bệnh gout là điều hiển nhiên. 

Một số thực phẩm chứa nhiều axit uric mà bạn cần hạn chế và không nên sử dụng như sau:

Thực phẩm giàu đạm

Người bị tăng axit uric nên hạn chế ăn thịt, cá, hải sản
Người bị tăng axit uric nên hạn chế ăn thịt, cá, hải sản

Khi xây dựng thực đơn cho người axit uric cao cần hạn chế đưa vào sử dụng. Các thực phẩm này thường có hàm lượng purin cao rất dễ gây gia tăng axit uric trong máu. Các thực phẩm giàu đạm cần hạn chế như:

  • Các loại thịt đỏ như thịt bò nạc, thịt heo, thịt dê, thịt cừu, thịt mèo, thịt chó… 
  • Các loại thịt gia cầm như thịt ngan, thịt vịt, thịt đùi gà… 
  • Các loại cá biển và hải sản: Người có axit uric cao cần hạn chế ăn các loại cá biển và hải sản. Trong khi đó, người bệnh gout tuyệt đối không nên sử dụng các thực phẩm này. Một số loại cá không nên thêm vào thực đơn có thể kể đến như cá mòi, cá ngừ, cá trích, cá thu, cá chép, cá tuyết…

Nội tạng động vật, nước luộc thịt

Nếu bạn thắc mắc axit uric có trong thực phẩm nào thì câu trả lời trước tiên đó chính là nội tạng động vật, nước luộc thịt, nước xương. Do đó, người bị axit uric trong máu tăng cao thì không nên ăn óc, gan, nội tạng động vật để tránh khiến hàm lượng purin nạp vào cơ thể nhiều.

Đồ ngọt

Không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt hay các thức uống chứa nhiều đường vì chúng có nguy cơ gây ra bệnh béo phì và là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh gout phát triển. Hơn nữa, các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh, đồ ngọt có khả năng làm tăng lượng axit uric trong máu. 

Carbohydrate tinh chế

Thường có nhiều trong bánh quy, bánh mì trắng, nước ép trái cây đóng hộp sẵn và nước ngọt có ga. Các chất này chứa nhiều Fruto khiến quá trình đào thải axit uric bị hạn chế. 

Rượu bia, chất kích thích

Uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng không chỉ làm cản trở trao đổi chất của cơ thể mà còn làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận. 

Những lưu ý khi chế độ ăn cho người bị tăng axit uric

Hạn chế thịt chứ không nên hoàn toàn kiêng hẳn sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất
Hạn chế thịt chứ không nên hoàn toàn kiêng hẳn sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất

Mặc dù người tăng axit uric cần hạn chế lượng purin trong đạm nạp vào cơ thể nhưng cũng không nên hoàn toàn kiêng khem các thực phẩm này. Theo các chuyên gia, người bệnh có thể sử dụng lượng purin dưới 150mg/100g. Tức là, có thể sử dụng các loại thịt, cá sao cho lượng purin đưa vào cơ thể một ngày thấp hơn 150mg.

Như vậy, người tăng axit uric có thể sử dụng thịt heo, thịt bò 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần từ 50 – 70g/ngày. Nên kết hợp các thực phẩm thay thế một cách hợp lý khoa học, tránh kiêng cữ bất hợp lý, quá nghiêm ngặt sẽ khiến cơ thể không đủ dưỡng chất và suy yếu hệ miễn dịch.Ngoài ra, cần kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh. 

Hàm lượng axit uric có thể đưa về ngưỡng an toàn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của bạn. Để tránh các cơn đau buốt, nhức nhối khó chịu do sưng viêm khớp mà bệnh gout gây ra, tốt nhất bạn nên có biện pháp phòng ngừa phù hợp.