Cách làm giảm axit uric máu giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout

Việc giảm axit uric máu là một trong những mục tiêu quan trọng của quá trình điều trị bệnh gout. Ngoài thuốc bác sĩ kê đơn, bạn có thể áp dụng một số cách tự nhiên dưới đây để cân bằng được nồng độ axit uric.

Axit uric máu cao được đổ lỗi là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout cùng nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe như sỏi thận, tăng cholesterol, bệnh tim mạch, đột quỵ hay tiểu đường. Chính vì vậy, việc làm cách nào để giảm được axit uric dư thừa trong máu được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những bệnh nhân đang bị gout tấn công.

Cách làm giảm axit uric máu
Việc làm giảm axit uric máu có ý nghĩa rất quan trọng đối với người bị gout

10 cách làm giảm axit uric trong máu người bị gout cần biết

Một số cách dưới đây có thể giúp làm giảm axit uric trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả hơn. 

1. Cắt giảm các thực phẩm giàu purine trong thực đơn

Bạn có thể giảm axit uric bằng cách điều chỉnh thói quen ăn uống hàng ngày của mình. Các thực phẩm chứa nhiều purine đều làm gia tăng lượng axit uric trong máu khi chúng được chuyển hóa. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng chúng trong các bữa ăn.

Các thực phẩm chứa nhiều purine bao gồm:

  • Nội tạng động vật: Thận, gan, tim, ruột…
  • Các loại cá biển: Chẳng hạn như cá hồi, cá thu, cá cơm, cá trích…
  • Gà tây
  • Các loại động vật có vỏ: Hàu, sò..
  • Thịt đỏ: Thịt cừu, thịt bê

Hầu hết các loại trái cây và rau quả sẽ không ảnh hưởng đến nồng độ axit uric. Tuy nhiên, bạn cũng cần hạn chế tiêu thụ một số loại rau có nồng độ purin ở mức trung bình như Hà Lan, đậu lăng, súp lơ, rau bina và măng tây. 

Thay vào đó, thường xuyên sử dụng các thực phẩm sau để giữ nồng độ axit uric trong máu luôn ở mức cân bằng: Táo, quả anh đào, việt quất, cà rốt, dấu ô liu, cần tây, chuối, sữa ít béo, trà xanh, cà chua, dưa chuột.

2. Tránh ăn nhiều đường là cách giảm axit uric đơn giản

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc tiêu thụ nhiều fructose có thể làm tăng lượng đường trong máu, điều này khiến nồng độ axit uric tăng cao. Đường thậm chí còn làm tổn thương viêm khớp ở những bệnh nhân bị gout lâu lành.

Fructose có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, nước ngọt có ga, siro ngô, soda. Thay thế chúng bằng nước lọc hay thực phẩm tươi chính là cách làm giảm nồng độ axit uric trong máu tự nhiên, an toàn cho bạn.

3. Tăng lượng nước uống trong ngày

Uống nhiều nước giúp kích thích đi tiểu nhiều, qua đó làm tăng khả năng đào thải axit uric qua thận. Hãy cố gắng giữ một chai nước bên mình mọi lúc, mọi nơi và uống nước đều đặn mỗi giờ để loại bỏ bớt hàm lượng axit uric dư thừa trong máu, đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh gout.

Cách làm giảm axit uric trong máu
Uống nhiều nước là cách đơn giản để làm giảm axit uric trong máu

4. Tránh sử dụng bia rượu

Uống nhiều bia rượu không chỉ khiến cơ thể bị mất nước mà nó còn làm axit uric trong máu tiếp tục tăng cao. Lý do bởi lúc này thận phải hoạt động hết công suất để loại bỏ cồn và các chất độc hại trong bia rượu thay vì đào thải axit uric dư thừa cho cơ thể. 

5. Giảm cân nếu đang bị béo phì

Bên cạnh chế độ ăn uống, việc tăng cân quá mức cũng góp phần làm tăng axit uric máu. Nguyên nhân là do tế bào mỡ tạo ra nhiều axit uric hơn tế bào cơ. Thêm vào đó, béo phì cũng làm tăng lượng mỡ trong máu và khiến thận khó lọc axit uric hơn.

Nếu bạn thừa cân, tốt nhất hãy xây dựng kế hoạch giảm cân và thực hiện càng sớm càng tốt. Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn một chế độ ăn uống khoa học nhằm kiểm soát được cân nặng mà không gây thiếu hụt chất dinh dưỡng.

6. Kiểm tra thuốc và các chất bổ sung bạn đang dùng

Một số loại thuốc tân dược cũng như chất bổ sung được cho là thủ phạm khiến axit uric tích tụ trong máu. Chúng bao gồm: Aspirin, vitamin B-3 (niacin), thuốc lợi tiểu thuốc, ức chế miễn dịch, thuốc hóa trị ung thư.

Nếu bạn cần dùng bất kỳ loại thuốc nào trong danh sách kể trên khi đang bị tăng axit uric máu, hãy thông báo cho bác sĩ để tìm ra một giải pháp thay thế tốt hơn.

7. Tiêu thụ giấm táo 

Giấm táo có chứa axit axetic giúp tạo ra môi trường kiềm giúp hỗ trợ lưu thông máu và thanh lọc cơ thể. Điều này sẽ làm tăng khả năng phá vỡ các tinh thể axit uric. Ngoài ra, các chất trong giấm táo cũng làm giảm viêm sưng ở khớp – một trong các triệu chứng thường gặp của bệnh gút.

Cách giảm axit uric hiệu quả bằng giấm táo
Giấm táo có tác dụng đánh tan các tinh thể axit uric, cải thiện các dấu hiệu của bệnh gout

Cách đơn giản để giảm axit uric máu với giấm táo là trộn nó với nước uống hàng ngày. Bạn lấy một muỗng giấm pha chung với 1 ly nước và uống ngay sau đó. Ngoài ra, có thể dùng giấm táo trộn salat hay thêm vào trong các món ăn khác để tận dụng được hết những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe.

8. Theo dõi nồng độ insulin trong máu

Quá nhiều insulin trong máu có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, béo phì, tăng axit uric. Do vậy, việc kiểm tra, theo dõi nồng độ insulin trong máu là rất quan trọng. Bạn nên thực hiện đều đặn ngay cả khi không mắc bệnh tiểu đường.

Một khi nồng độ insulin được cân bằng, tình trạng tăng axit uric máu cũng được kiểm soát.

9. Giảm axit uric máu bằng cách tăng chất xơ trong bữa ăn

Chất xơ ngoài công dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân còn có khả năng ổn định lượng đường huyết trong máu. Tất cả những yếu tố này đều góp phần đáng kể trong việc làm giảm axit uric máu ở bệnh nhân bị gout.

Thêm ít nhất 5 -10 gram chất xơ hòa tan vào trong thực đơn của bạn mỗi ngày. Chất xơ được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như: Trái cây tươi, chuối, cà rốt, hạnh nhân, rau mồng tơi…

10. Sử dụng thuốc giảm axit uric máu theo đơn bác sĩ

Một vài loại thuốc kê đơn có thể giúp làm giảm nồng độ acid uric máu cao. Chẳng hạn như:

  • Allopurinol (Zyloprim hoặc Lopurin)
  • Febuxostat ( Uloric )
  • Probenecid (Probalan hoặc Benemid)
  • Sulfinpyrazone (Anturane)
  • Lesinurad (Zurampic)
  • Pegloticase (Krystexxa)
  • Rasburicase (Elitek)

Chúng hoạt động theo nhiều cách khác nhau để làm giảm nồng độ axit uric máu. Việc chỉ định loại thuốc nào sẽ được bác sĩ xem xét dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm cả các vấn đề về thận hay tình trạng sức khỏe của bạn. Vì vậy, tránh tự ý sử dụng thuốc bừa bãi khi bạn chưa qua thăm khám hoặc không được bác sĩ chỉ định.