Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất 2020
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh có tiến triển phức tạp và có khả năng biến chứng lâu dài nếu như không được điều trị sớm và triệt để. Tại các bệnh viện lớn hiện nay có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới, được ứng dụng nhằm để khắc phục những hạn chế của những cách điều trị cũ. Bài viết thông tin cụ thể về vấn đề này để người bệnh có chọn lựa điều trị phù hợp.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh cột sống xảy ra khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh có khuynh hướng thường gặp hơn ở những người làm việc văn phòng hoặc người mang vác nặng, lao động nặng nhọc thường xuyên. Đĩa đệm được xác định thoát vị khi nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra khỏi cấu trúc kín được bảo vệ trong vòng sợi . Lúc này các nhân nhầy bị tràn ra ngoài và bắt đầu chèn ép vào ống sống, cùng các rễ thần kinh sống.
Ở mức độ nghiêm trọng hơn, thoát vị nhân nhầy đĩa đệm cũng là nguyên nhân gây đứt rách vòng sợi, gây tổn thương cột sống, hoặc biến dạng cột sống vĩnh viễn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng thắt lưng hông điển hình.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, từ 30 – 50 tuổi là giai đoạn cột sống dễ gặp vấn đề này nhất. Khi không có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng đe dọa khả năng vận động lâu dài của người bệnh. Thoái hóa cột sống, hoặc tê liệt chi, yếu chi, teo cơ là những biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Chúng thường xảy ra khi nhân nhầy thoát khỏi đĩa đệm hoàn toàn, từ đó chúng chèn ép lên các rễ thần kinh nằm tại cột sống gây ảnh hưởng đến vận động ở những chi liên quan.
Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân cần chọn lựa phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, cũng như tình trạng sức khỏe, sức chịu đựng của bản thân. Ở giai đoạn bệnh mới khởi phát chỉ cần điều trị bảo tồn, kết hợp điều trị nội khoa và vật lý trị liệu. Trong giai đoạn đặc biệt nghiêm trọng mới cân nhắc đến các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm. Trong đó những hình thức điều trị cơ bản dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là:
- Điều trị nội khoa ( sử dụng thuốc )
- Điều trị theo phương pháp vật lý trị liệu
- Châm cứu, bấm huyệt, điều trị theo phương pháp Y học cổ truyền
- Điều trị ngoại khoa ( phẫu thuật cột sống )
- Điều trị công nghệ laser
- Điều trị công nghệ sóng radio, sóng cao tần
Việc không điều trị bằng phương pháp phù hợp có thể kéo dài thời gian điều trị, khiến hiệu quả điều trị không thành công như mong đợi. Trước đó bệnh nhân nên thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh, đúng giai đoạn và được điều trị đúng hướng.
Nên mổ thoát vị đĩa đệm khi nào?
Không phải lúc nào phương pháp mổ cũng được áp dụng trong điều trị, do kết quả có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nên chỉ những trường hợp được chỉ định mới được phép mổ. Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm chủ yếu dành cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa. Hiện tượng này có thể dẫn đến hội chứng đuôi ngựa gây rối loạn hoạt động tiêu hóa, bài tiết và sinh lý của bệnh nhân.
Ngoài ra những biến chứng chèn ép dây thần kinh nằm dọc cột sống đều nguy hiểm, vì thế phẫu thuật sẽ được chỉ định cho những trường hợp này để ngăn ngừa triệu chứng tiến triển nặng gây yếu tay/chân hoặc liệt. Các trường hợp được ưu tiên phẫu thuật khác gồm có: nhóm bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm gây đau thần kinh tọa nặng, không đáp ứng thuốc giảm đau; bệnh nhân điều trị bảo tồn trên 6 tuần nhưng không đạt hiệu quả; thoát vị đĩa đệm có biến chứng liệt chi, thoát vị tái phát sau khi phẫu thuật.
Thông thường có khoảng 80% các trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể chữa được bằng phương pháp bảo tồn. Chỉ những bệnh nhân nằm trong nhóm trường hợp đặc biệt kể trên mới cần phải mổ. Ở đa số những trường hợp được mổ, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ phần nhô ra của đĩa đệm hoặc sẽ phải loại bỏ toàn bộ đĩa đệm bị tổn thương. Sau đó đĩa đệm bị khuyết sẽ được thay thế bằng phần cứng kim loại để giữ cấu trúc ổn định cho cột sống.
Nếu bệnh nhân tiếp tục gặp phải các vấn đề như tê hoặc yếu chi, cột sống đau nhức hoặc biến dạng nghiêm trọng, người bệnh không thể đứng thẳng hoặc đi bộ, khó khăn trong kiểm soát tiểu tiện,… đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bệnh đã biến chứng ảnh hưởng đến rễ thần kinh. Ở những bệnh nhân được điều trị theo phương pháp phẫu thuật, sau khi điều trị ngoại khoa sẽ tiếp tục điều trị bảo tồn tại nhà, kết hợp trị liệu mới cho kết quả tốt.
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới hiện nay
Những phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới hiện nay đáp ứng được yêu cầu của đa số bệnh nhân, như ít gây đau đớn, ít làm mất máu và hạn chế được biến chứng. Mục đích chung của cách phẫu thuật giúp giải phóng rễ thần kinh khỏi sự chèn ép bởi khối thoát vị. Nhờ đó mà người bệnh có thể giảm đau, phục hồi vận động, cũng như phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Phương pháp phẫu thuật đĩa đệm ít xâm lấn
Phẫu thuật đĩa đệm ít xâm lấn được thực hiện qua đường mổ nhỏ lối sau với đường rạch da 3 cm. Bệnh nhân được bác sĩ thao tác cắt dây chằng vàng một bên, hoặc một phần nhỏ của bản sống,. Sau đó bằng dụng cụ chuyên biệt sẽ lấy khối/dịch thoát vị ra khỏi cột sống người bệnh. Từ đó không còn xảy ra tình trạng chèn ép, khắc phục tốt những tổn thương bao quanh đĩa đệm. Hình thức phẫu thuật này ít gây tàn phá, không xâm lấn đến những cơ quan lân cận, mức chi phí tương đối phù hợp với đa số bệnh nhân.
Với phương pháp phẫu thuật không xâm lấn, bệnh nhân không cắt cơ mà tách cơ theo các bó nên bệnh nhân sẽ không bị mất máu, không bị đau. Điều này giúp bệnh nhân sau khi mổ không gặp phải biến chứng xơ dính cơ gây ra hiện tượng đau lưng trong tương lai xa.
Đây là hình thức mổ thoát vị đĩa đệm mới, bắt đầu bằng cách mở cửa sổ xương nhỏ, sử dụng khoan mài tự dừng tốc độ cao với mũi kim cương. Từ đó tại vị trí lấy khối thoát vị và thay miếng ghép nhân tạo đĩa đệm vào khoang gian đốt. Song song đó cùng với sự trợ giúp của kính vi phẫu với nguồn sáng riêng cho thấy hình ảnh rõ ràng sạch sẽ, chuyên gia phẫu thuật thực hiện dễ dàng nhờ hình ảnh rễ thần kinh được phóng đại hàng chục lần.
Người bệnh sau khi điều trị bằng hình thức này thường không mất nhiều thời gian hồi phục. Trung bình từ 3 – 4 tuần là bệnh nhân sẽ lấy lại nhịp sinh hoạt bình thường. Trong một số trường hợp cần hỗ trợ định hình cột sống bằng kim loại, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc và vận động phù hợp. Nhìn chung đây là hình thức phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được ứng dụng phổ biến và đem lại những hiệu quả đáng kể.
Phương pháp mổ đĩa đệm vi phẫu qua ống banh nội soi
Hình thức mổ đĩa đệm vi phẫu qua ống banh nội soi là một trong những phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới được áp dụng trong nhiều năm trở lại đây. Người bệnh chỉ phải nằm viện trong thời gian ngắn sau khi điều trị, đồng thời do thực hiện phẫu thuật bằng kính hiển vi phẫu thuật nên chi phí của phương pháp này tương đối cao.
Mổ đĩa đệm vi phẫu được đánh giá là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng cách mổ nội soi nhiều ưu điểm. Khi thực hiện sẽ hạn chế tối đa được việc xâm lấn đến cơ thể người bệnh, do khi thực hiện chỉ cần rạch đường mổ 0,5cm đủ để đưa ống nội soi vào thao tác bên trong. Sau khi đưa phần nhân thoát vị ra ngoài, người bệnh sẽ phục hồi nhanh chóng và ít khi xảy ra biến chứng
Theo các chuyên gia đánh giá, mổ thoát vị đĩa đệm cột sống bằng phương pháp vi phẫu nội soi có tỷ lệ thành công trên 98%. Sau điều trị không có biến chứng lớn, độ chính xác cao, thời gian phẫu thuật ngắn. Trong quá trình phẫu thuật không đau, không chảy máu, không gây tổn thương các mô lành xung quanh. Những bệnh nhân có Bảo hiểm y tế sẽ được hỗ trợ do kỹ thuật nằm trong danh mục được Bảo hiểm y tế chi trả.
Phẫu thuật cắt đĩa đệm nội soi qua lỗ liên hợp, lỗ liên bản sống
Một trong các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới được áp dụng tại đa số các bệnh viện lớn hiện nay là hình thức phẫu thuật cắt đĩa đệm nội soi qua lỗ liên hợp, hoặc lỗ biên bản sống. Đây là cách phẫu thuật được thực hiện đầu tiên ở Cộng Hòa Liên Bang Đức với hiệu quả tốt. Theo đánh giá của các chuyên gia, phẫu thuật cắt đĩa đệm nội soi có đặc điểm ít tai biến, ít đau sau mổ. Ngoài ra người bệnh cũng có thể xuất viện trong ngày và vận động nhẹ được trong ngày hôm sau.
Phương pháp mổ này được đánh giá tương đối an toàn, được thực hiện bằng cách gây mê cục bộ nên bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo. Nếu như không may các dụng cụ thao tác gây tổn thương các tổ chức thần kinh, người bệnh sẽ thấy đau hoặc tê khu vực bàn chân. Người bệnh có thể không cảm nhận thấy cơn đau sau khi mổ, do những tổn thương phần mềm dường như rất ít hoặc không có. Phương pháp phẫu thuật này sẽ bảo vệ được hệ thống thần kinh nằm dọc cột sống (không làm mất vững).
Người bệnh có thể yên tâm vì cách phẫu thuật này không để lại sẹo và ít tàn phá mô lành, không gây đau đớn nhiều cho bệnh nhân sau khi mổ. Thông thường sau khi mổ, người bệnh chỉ mất 1 – 2 ngày năm viện theo dõi, khoảng 2 – 3 tuần thì người bệnh có thể làm việc bình thường. Nhược điểm của phương pháp này là chỉ áp dụng cho các trường hợp thoát vị thể lỗ liên hợp, ngoài lỗ liên hợp. Không điều trị được cho những bệnh nhân bị thể trung tâm lệch bên hay hẹp ống sống kèm theo, mất vững cột sống.
Rủi ro có thể xảy ra sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân chính gây ra thoát vị đĩa đệm đến từ thói quen làm việc và sinh hoạt thiếu khoa học trong thời gian dài. Lâu ngày khiến đĩa đệm bị biến dạng và tạo ra những áp lực chèn ép lên rễ thần kinh cùng các khối cơ xung quanh cột sống. Mặc dù các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới hiện nay hầu hết đều có thể điều trị tốt nhưng bệnh vẫn có thể tái phát sau nhiều năm. Ngoài ra, sau khi mổ thì nhiều người bệnh cũng nhận thấy chuyển động của cột sống thiếu đi sự linh hoạt, tình trạng đau lưng cũng thường xuyên tái diễn hơn.
Đối với những bệnh nhân có bệnh nền huyết áp, tim mạch, hoặc sức khỏe yếu thì khả năng biến chứng hậu phẫu tiềm ẩn những nguy cơ nhất định. Nhìn chung phẫu thuật trong mọi trường hợp đều là phương pháp điều trị xâm lấn ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe người bệnh về sau, do đó việc chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật là không hề đơn giản. Hơn 30% các trường hợp có dấu hiệu tái phát thoát vị đĩa đệm sau 5 – 10 năm phẫu thuật do ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt và vận động hàng ngày.
Nguy hiểm hơn, việc phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo còn có thể gây ra một số biến chứng hết sức phức tạp. Trong đó, phổ biến nhất là hiện tượng nhiễm trùng hậu phẫu, đặc biệt là với các ca mổ hở. Nếu tình trạng nhiễm trùng xuất hiện ở sâu bên trong, có liên quan đến cột sống thì còn nguy hiểm hơn nữa, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Thông thường khả năng tái phát thoát vị sau khi phẫu thuật nhanh nhất có thể là 6 tháng, hoặc thậm chí có thể mất nhiều năm trước khi triệu chứng tái phát lại. Do phương pháp phẫu thuật chỉ giúp người bệnh không còn đau, phục hồi chức năng tạm thời chứ không thể khắc phục hoàn toàn cấu trúc đĩa đệm như trước đây.
Những dây thần kinh có thể sẽ bị tổn thương sau phẫu thuật, điều này phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ phẫu thuật. Người bệnh cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong cử động ở hệ thống cơ xương vùng lưng. Đồng thời, nếu không may xảy ra biến chứng xơ hóa cơ lưng và xuất huyết trong mô, khả năng bại liệt cũng có thể xảy ra. Mọi can thiệp ngoại khoa đều tiềm ẩn nhiều rủi ro, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng không phải ngoại lệ. Sau đây là những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm bệnh nhân cần chủ động cảnh giác:
- Biến chứng nhiễm trùng xảy ra ở đa số những trường hợp điều trị ngoại khoa. Đối với những người bệnh có vết mổ hở, khả năng nhiễm trùng sẽ cao hơn so với phẫu thuật nội soi. Trường hợp vùng bị nhiễm trùng có liên quan đến đĩa đệm hoặc ống sống sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng máu, tủy, đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
- Biến chứng tổn thương dây thần kinh sau phẫu thuật khá thường gặp, do đĩa đệm không hồi phục được hoàn toàn sau khi mổ, hệ thống dây thần kinh có thể bị tổn thương nặng, từ đó gây ra những tổn thất lan rộng đến những vùng khu vực khác có chứa dây thần kinh.
- Người bệnh bị đau lưng và đau nhức cột sống âm ỉ là một trong những biến chứng xảy ra khá phổ biến sau mổ. Do cột sống bị can thiệp và thay đổi cấu trúc ban đầu nên vận động của người bệnh không còn linh hoạt, từ đó có thể xảy ra tình trạng thoái hóa các đốt sống liên quan.
- Những biến chứng khác bao gồm, nguy xơ xơ hóa, tê liệt cục bộ, yếu cơ vùng cột sống thắt lưng, đồng thời người bệnh cũng có thể bị xuất huyết trong mô, dễ dẫn đến bại liệt và tử vong.
- Mặc dù các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới hiện nay đã khắc phục được những nhược điểm của phương pháp cũ, tuy nhiên phẫu thuật vẫn là hình thức điều trị tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định. Việc chăm sóc hậu phẫu, ăn uống và bổ sung dinh dưỡng, vật lý trị liệu sẽ bổ trở đến quá trình phục hồi chức năng vận động sau phẫu thuật.
Do đó để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, phòng ngừa tái phát sau mổ thì người bệnh nên tiến hành chữa trị sớm và tuân thủ những quy định của bác sĩ. Trước đó bệnh nhân sẽ được xem xét điều trị bằng phương pháp bảo tồn, giải quyết được nguyên nhân sâu xa gây bệnh và khắc phục bệnh lý tận gốc. Nếu như tiếp cận đúng hướng thì bệnh nhân sẽ dần hồi phục mà không cần đến các phương pháp chữa trị ngoại khoa.