Các Món Ăn Bài Thuốc Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ giúp cải thiện bệnh

Những món ăn bài thuốc kết hợp với các loại dược liệu quý trong Đông y, có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ giúp làm cải thiện tình trạng bệnh, bạn có thể tham khảo và thực hiện.

Các món ăn bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ giúp cải thiện tình trạng bệnh
Các món ăn bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ giúp cải thiện tình trạng bệnh

Các món ăn bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ

Các món ăn bài thuốc là sự kết hợp giữa các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cùng với các loại dược liệu có tác dụng chữa bệnh, rất giàu giá trị dinh dưỡng, giúp bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.

1. Món ăn sườn dê hầm đỗ trọng chữa thoái hóa đốt sống cổ

Thịt dê là loại thực phẩm có tính mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng và được rất nhiều người ưa thích. Trong xương dê có nhiều thành phần dinh dưỡng giúp tăng cường sức mạnh gân cốt, giảm các triệu chứng đau nhức của bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Trong Đông y, đỗ trọng là loại dược liệu quen thuộc, thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh xương khớp. Khi sử dụng hai nguyên liệu này để chế biến thành món ăn sẽ có tác dụng cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ rất tốt. Bạn có thể chế biến món sườn dê hầm đỗ trọng theo hướng dẫn dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 400 gram sườn dê
  • 100 gram đỗ trọng
  • Vài lát gừng tươi
  • Gia vị thường dùng

Cách thực hiện:

  • Sườn dê chặt miếng vừa ăn, ướp với gia vị từ 10 – 15 phút cho thấm
  • Cho sườn và đỗ trọng vào nồi hầm cho đến khi sườn nhừ
  • Thêm gừng tươi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn

Cách sử dụng:

  • Sử dụng để ăn khi còn nóng
  • Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ rất tốt
Sườn dê hầm đỗ trọng giúp tăng cường sức mạnh gân cốt, giảm các triệu chứng đau nhức
Sườn dê hầm đỗ trọng giúp tăng cường sức mạnh gân cốt, giảm các triệu chứng đau nhức

2. Món ăn gà ác tiềm thuốc bắc chữa thoái hóa đốt sống cổ

Gà ác tiềm thuốc bắc được biết đến là món ăn rất bổ dưỡng, thường được sử dụng cho những người đang điều trị bệnh, có tác dụng chống suy nhược cơ thể và giúp người bệnh có tinh thần thoải mái hơn.

Bên cạnh đó, món ăn này còn được sử dụng cho những người bị thoái hóa đốt sống cổ, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra, được các chuyên gia dinh dưỡng y học cổ truyền khuyên dùng. Dưới đây là hướng dẫn cách làm món gà ác hầm thuốc bắc chúng tôi muốn chia sẽ đến bạn.

Nguyên liệu: 

  • 1 con gà ác
  • 5 gram tam thất
  • 10 gram long nhãn
  • 10 gram kỷ tử
  • 10 gram quả táo tàu đỏ

Cách thực hiện:

  • Gà sơ chế sạch sẽ, chặt miếng vừa ăn
  • Cho gà vào nồi cùng với tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị, thêm lượng nước vừa đủ
  • Hầm gà trong khoảng 40 phút cho chín nhừ

Cách sử dụng:

  • Dùng cả nước và cái
  • Chia thành 2 lần sử dụng trong ngày 
  • Kiên trì thực hiện trong 1 tháng sẽ thấy tác dụng tốt đối với xương khớp
Gà ác tiềm thuốc bắc có tác dụng giảm các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra
Gà ác tiềm thuốc bắc có tác dụng giảm các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra

3. Món ăn thịt bò xào lá lốt chữa thoái hóa đốt sống cổ

Trong Đông y, lá lốt là loại dược liệu có vị nồng, hơi cay, ấm có công dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí giúp giảm đau, tiêu sưng. Thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh lý về xương khớp như gai đốt sống cổ, đau nhức xương khớp,… Bạn có thể sử dụng lá lốt xào chúng với thịt bò để làm thành món ăn điều trị gai đốt sống cổ rất hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 100 gram thịt bò
  • 70 gram lá lốt
  • Gia vị vừa đủ

Cách chế biến:

  • Thịt bò đem rửa sạch, thái mỏng, ướp với gia vị trong 10 phút
  • Lá lốt rửa sạch, cắt khúc
  • Cho dầu vào chảo nóng, phi tỏi cho thơm, cho thị bò vào đảo đều tay
  • Khi thịt bò tái thì cho lá lốt vào đảo đều, nêm gia vị vừa ăn thì tắt bếp
  • Sử dụng món ăn này 2 – 3 lần/tuần để mang lại hiệu quả điều trị tốt
Sử dụng món ăn bò xào lá lốt thường xuyên giúp cải thiện tình trạng bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Sử dụng món thịt bò xào lá lốt thường xuyên giúp cải thiện tình trạng bệnh thoái hóa đốt sống cổ

4. Món ăn sườn hầm ngải cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Theo Đông y, ngải cứu có tính ấm, kích thích lưu thông tuần hoàn máu, nuôi dưỡng các xương khớp và cột sống, có tác dụng điều trị các triệu chứng đau nhức xương khớp. Sườn heo là loại thực phẩm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp bảo vệ cấu trúc của xương, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sườn hầm ngải cứu là món ăn hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ rất tốt, bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách nấu dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 500 gram sườn heo
  • 1 bó ngải cứu
  • Hành tím bằm
  • Gia vị thường dùng

Cách chế biến:

  • Sườn heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, trụng sơ qua nước sôi
  • Ướp sườn với gia vị và hành tím băm nhuyễn, để khoảng 15 phút cho thấm
  • Ngải cứu nhặt lấy phần ngọn, rửa sạch, vò sơ cho bớt đắng
  • Phi hành với dầu cho thơm, cho sườn vào xào trước
  • Khi sườn săn lại, đổ lượng nước vừa đủ nấu, đun sôi lên
  • Để nhỏ liu riu khoảng 20 phút cho sườn mềm, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng
  • Cho ngải cứu vào nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp
  • Sử dụng ăn ngay khi còn nóng
Món ăn sườn hầm ngải cứu giúp bảo vệ cấu trúc của xương, tăng cường sức đề kháng cơ thể
Món ăn sườn hầm ngải cứu giúp bảo vệ cấu trúc của xương, tăng cường sức đề kháng cơ thể

5. Món ăn rau hẹ xào dầu mè chữa thoái hóa đốt sống cổ

Trong Đông y, hẹ có tác dụng làm tán huyết, hành khí, làm ấm vùng cổ lưng gáy, rất tốt cho những người bị thoái hóa đốt sống cổ và giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Theo y học hiện đại, trong hẹ chứa nhiều vitamin K, đây là loại vitamin chịu trách nhiệm cho sức khỏe của xương, ăn hẹ nhiều làm tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.

Nguyên liệu:

  • 1 bó rau hẹ
  • 1 chén dầu mè
  • Gia vị vừa ăn

Cách thực hiện:

  • Rau hẹ làm sạch, cắt khúc
  • Bắt bếp cho hẹ vào xào cùng với dầu mè trên lửa to
  • Có thể thêm vài lát thịt ba chỉ để tăng độ dinh dưỡng cho món ăn

Cách sử dụng:

  • Dùng ăn chung với cơm
  • Nên ăn hẹ xào mỗi tuần khoảng 1 – 2 lần, giúp cải thiện tình trạng bệnh
Vitamin K trong hẹ có tác dụng làm tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe
Vitamin K trong hẹ có tác dụng làm tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe

6. Món ăn xương rồng nấu cá chữa thoái hóa đốt sống cổ 

Theo y học cổ truyền, xương rồng là loại dược liệu có vị đắng, tính hàn, tất cả các bộ phận đều có thể sử dụng để làm thuốc để chữa bệnh. Các loại dưỡng chất bên trong xương rồng có tác dụng giảm viêm, sưng hỗ trợ điều trị bệnh gai đốt sống, giảm đau nhức giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Cá là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, khi kết hợp với xương rồng sẽ tạo thành món ăn bổ dưỡng, có tác dụng hỗ trợ điều trị gai đốt sống cổ rất tốt. Bạn có thể thực hiện món xương rồng nấu cá theo hướng dẫn dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 500 gram cá quả hoặc là cá chép
  • Vài nhánh xương rồng gai
  • Gia vị nêm nếm vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Cá làm sạch, xương rồng bỏ gai và thái mỏng
  • Cho xương rồng và cá vào nồi, đun với lửa nhỏ khoảng 30 phút
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, bật bếp đun khoảng 20 phút nữa thì tắt

Cách sử dụng:

  • Sử dụng món ăn này khi còn nóng
  • Nên kiên trì sử dụng 1 – 2  lần/tuần để mang lại hiệu quả
Món ăn xương rồng nấu cá có tác dụng giảm đau, hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ rất tốt
Món ăn xương rồng nấu cá có tác dụng giảm đau, hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ rất tốt

Phong cách sống khi bị thoái hóa đốt sống cổ

  • Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên duy trì chế độ sống lành mạnh, giúp hạn chế quá trình triến triển của bệnh như duy trì cân nặng hợp lý, chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi, ngủ đủ giấc, không sử dụng chất kích thích,…
  • Khi ngủ nên dùng gối mỏng, mềm mại giúp nâng đỡ phần cột sống cổ
  • Không nên ngồi quá lâu một chỗ, hãy vận động cổ nhẹ nhàng bằng các bài tập tốt cho hệ thống xương khớp

Trên đây là các món ăn bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ rất tốt. Bạn nên thường xuyên sử dụng, kết hợp với chế độ luyện tập thể dục hợp lý sẽ giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Ở những trường hợp nặng, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và phác đồ điều trị thích hợp.