Các loại thuốc trị phong thấp được sử dụng phổ biến hiện nay
Thuốc trị phong thấp thường được bác sĩ kê đơn sử dụng như thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc sinh học, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARDS,… Để quá trình điều trị mang lại kết quả tốt, bệnh nhân nên tuân thủ đúng yêu cầu của nhân viên y tế.
6 Loại thuốc trị phong thấp được sử dụng phổ biến hiện nay
Để điều trị bệnh phong thấp, bệnh nhân có thể kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để gia tăng tác dụng chữa trị và làm giảm tác dụng phụ. Ngoài các biện pháp giảm đau thông thường bằng nguyên liệu, thảo dược tự nhiên, sử dụng thuốc Tây chính là giải pháp giảm đau, cải thiện bệnh tiện lợi và đơn giản nhất. Dưới đây là các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân phong thấp sử dụng như:
1. Thuốc giảm đau Paracetamol
Là một trong những nhóm thuốc trị phong thấp được kể tên đầu tiên, vì thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức ở xương khớp. Bên cạnh đó, so với các loại thuốc giảm đau có cùng công dụng khác, Paracetamol có tác dụng lành tính nhất. Người bệnh cũng có thể kết hợp loại thuốc này với các loại thuốc trị phong thấp khác như Codein hoặc Tramadol để tăng tác dụng chữa trị.
Tuy nhiên, người bệnh cũng nên sử dụng thuốc đúng liều, đúng thời gian quy định. Tuyệt đối không dùng quá liều trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và thận. Nguy hiểm hơn thuốc có thể gây hoại tử gan, thậm chí dẫn đến tử vong.
2. Nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs)
Nhóm thuốc trị này thường được tìm thấy trên đơn thuốc của người bệnh phong thấp. Thuốc trị phong thấp NSAIDs thường được sử dụng với mục đích hạ sốt, giảm đau và giảm sưng. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng với tác dụng kháng viêm, ức chế và ngăn ngừa tình trạng viêm khớp tiến triển xấu.
Một số loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như Meloxicam, Diclofenac, Ibuprofen, Mobic, Voltaren,… Những loại thuốc này chỉ được dùng trong giai đoạn phong thấp ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Trong trường hợp nặng, thuốc không đáp ứng chữa trị.
⇒ Lưu ý: Trong quá trình sử dụng nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid, bệnh nhân nên tuân thủ đúng liều lượng, tránh trường hợp dùng quá liều làm tăng tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe.
3. Nhóm thuốc giãn cơ
Nhóm thuốc giãn cơ bao gồm thuốc Decontractyl, Myonal và Mydocalm. Các loại thuốc này được liệt kê vào danh sách nhóm thuốc trị phong thấp vì chúng có tác dụng chống viêm và giảm đau ngay sau khi sử dụng vài tiếng.
Tuy nhiên thuốc chỉ đáp ứng điều trị trong trường hợp người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề co duỗi khớp hoặc khó cử động. Còn một số trường hợp khác thuốc không mang lại kết quả chữa trị. Do đó, bệnh nhân không nên tự tiện mua và sử dụng, tránh những ảnh hưởng không móng muốn.
4. Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDS)
Nhóm thuốc này được tổng hợp từ nhiều nhóm thuốc rất khác nhau, bao gồm thuốc chống sốt rét (hydroxycloroquin, cloroquin), thuốc ức chế miễn dịch (cyclophosphamid, azathioprin và methotrexat), sulfasalazin, peni- cilamin và glucosamin sulfat. Thuốc có tác dụng làm giảm quá trình phá hủy xương và sụn trong viêm khớp dạng thấp bằng cách ức chế hệ miễn dịch.
Việc sử dụng nhóm thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm đúng cách không chỉ giúp giảm đau mà còn cải thiện tình trạng sưng đau do bệnh phong thấp gây nên. Tuy nhiên, DMARDS thường không cho hiệu quả ngay mà cần phải sử dụng từ 4 – 6 tháng. Nếu thuốc không cho tác dụng điều trị cụ thể, người bệnh cần ngưng dùng. Bởi thuốc trị phong thấp này nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây mất tác dụng, gây độc tính làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Thuốc corticoid
Là một trong những nhóm thuốc chống viêm nhưng có tác dụng mạnh hơn. Thuốc thường dùng trong trường hợp bệnh phong thấp chuyển nặng và các thuốc chống viêm thông thường không mang lại tác dụng chữa trị.
Nhóm thuốc corticoid thường có hai dạng là dùng theo đường uống và tiêm. Thông thường, thuốc được sử dụng phổ biến dưới dạng tiêm trực tiếp vào khớp bị viêm đau. Dạng thuốc này nếu không biết cách dùng hoặc quá liều có thể gây tác dụng phụ, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, thuốc tiêm corticoid chỉ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.
6. Nhóm thuốc sinh học
Để làm chậm quá trình phá hủy xương và sụn khớp đồng thời giúp kiểm soát quá trình tiến triển của bệnh, bác sĩ thường kê đơn thuốc sinh học cho bệnh nhân dùng. Một số loại thuốc sinh học trị phong thấp như thuốc ức chế Interleukin (IL), thuốc ức chế tế bào B hoặc thuốc ức chế tế bào T,…
Các loại thuốc này đều sử dụng dưới dạng truyền dịch hoặc tiêm. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý làm, thuốc chỉ được thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Bên cạnh các loại thuốc nêu trên, để điều trị bệnh phong thấp, người bệnh có thể sử dụng thêm vitamin B để tăng cường ổn định cơ thể và chức năng dây thần kinh,…. Từ đó, giúp giảm đau và ngăn ngừa quá trình viêm.
Khi sử dụng thuốc trị phong thấp nên lưu ý điều gì?
Các chuyên gia y tế cho rằng, trong quá trình sử dụng bất kỳ loại thuốc trị phong thấp nào, bệnh nhân cũng nên chú ý những điều sau để giảm thiểu nguy cơ rủi ro do thuốc mang lại.
- Nên dùng thuốc, đăc biệt là thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.
- Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng, tránh trường hợp dùng quá liều cho phép có thể gây tác dụng phụ và nguy hiểm hơn có thể đe dọa đến tính mạng
- Không nên sử dụng thuốc đối với những trường hợp chưa có sự phê duyệt cửa bác sĩ như người bị bệnh gan, mắc bệnh tim mạch, dị ứng thuốc hoặc bệnh thận. Bên cạnh đó, người nghiện rượu cũng không nên dùng thuốc trị phong thấp để chữa bệnh
- Không dùng thuốc chống viêm không chứa steroid với một số loại thuốc chống đông máu hoặc corticosteroid
- Không sử dụng thuốc điều trị phong thấp ở người cao tuổi hoặc người có sức khỏe kém
- Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất kỳ biểu hiện nào khác thường, người bệnh nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện kiểm tra
Trên đây là các loại thuốc trị phong thấp được chúng tôi tổng hợp, người bệnh có thể tham khảo tác dụng, cơ chế điều trị cũng như tác dụng phụ của thuốc. Để việc chữa trị phong thấp mang lại kết quả cao, bệnh nhân nên dùng thuốc theo đơn kê từ bác sĩ. Đồng thời để giảm tác dụng phụ, người bệnh nên dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian được chỉ định.