Các loại thuốc điều trị loãng xương và lưu ý để bệnh nhanh khỏi
Loãng xương nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây gãy xương, nguy hiểm hơn là làm tăng tỷ lệ tử vong do gãy cổ xương đùi. Chính vì vậy, bệnh nhân bị loãng xương cần can thiệp y khoa ngay từ đầu. Một trong những biện pháp giảm tái gãy xương và giảm nguy cơ tử vong là bệnh nhân dùng thuốc điều trị loãng xương theo đúng chỉ định của bác sĩ. Vậy, người bệnh bị loãng xương nên uống thuốc gì?
Hậu quả cuối cùng của bệnh loãng xương là hiện tượng gãy xương dù người bệnh chỉ va chạm nhẹ hoặc hắt hơi. Nếu bệnh gây gãy xương ở cổ tay, đùi và cột sống, khả năng hồi phục khớp xương bị tổn thương thường rất thấp và làm tăng nguy cơ bị tàn tật hoặc bại liệt suốt đời. Thậm chí nhiều trường hợp biến chứng nặng nề có thể gây tử vong.
Theo một số thống kê ở các nước phát triển thì có đến 20% bệnh nhân mắc bệnh loãng xương gây gãy xương đùi đã tử vong trong vòng 6 tháng đầu. Và có khoảng 30% người bệnh hòa nhập lại với cuộc sống nhưng nguy cơ đối mặt với gãy xương những lần tiếp theo lại khá cao. Chính vì vậy, để phòng tránh bệnh tái phát và ngăn ngừa biến chứng xảy ra, bệnh nhân cần thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân bị loãng xương nên uống thuốc gì?
Các loại thuốc chữa bệnh loãng xương
Hiện nay có 3 nhóm thuốc điều trị loãng xương chính đó là thuốc chống hủy xương, thuốc kích hoạt tạo xương và thuốc bổ sung canxi. Tùy thuộc vào mức độ loãng xương, độ tuổi và giới tính mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng đối tượng bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị loãng xương thường tìm thấy trên đơn thuốc của bệnh nhân bị loãng xương như:
1. Thuốc chống hủy xương
Để làm chậm quá trình hủy xương, bác sĩ thường kê đơn thuốc bisphosphonates cho bệnh nhân sử dụng. Một số loại thuốc thuộc nhóm chống hủy xương có thể lựa chọn như:
- Thuốc uống hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng: Alendronate (Fosamax), risedronate (Actonel và Atelvia), ibandronate (Boniva)
- Thuốc tiêm, 3 tháng tiêm một lần: Ibandronate (Boniva)
- Thuốc truyền tĩnh mạch, mỗi năm truyền một lần: Axit zoledronic (Reclast)
Theo các bác sĩ, thuốc điều trị loãng xương ibandronate, alendronate và risedronate đều là những loại thuốc điều trị bệnh loãng xương hiệu quả, giúp làm giảm gãy xương cột sống. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ có tiền sử gãy xương hông, bác sĩ thường lựa chọn thuốc điều trị loãng xương risedronate và alendronate để cải thiện bệnh hơn là dùng ibandronate.
Trong một số trường hợp nếu người bệnh gặp vấn đề về đường tiêu hóa như mắc bệnh trào ngược dạ dày và không thể đứng thẳng hoặc ngồi từ 30 đến 60 phút sau khi dùng thuốc bisphosphonate theo đường uống, tiêm hoặc truyền thuốc chính là lựa chọn tối ưu trong thời điểm này.
⇒ Lưu ý:
- Thuốc bisphosphonates thường dùng để điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ từ 5 năm mới mang lại kết quả, ngay cả khi người bệnh ngưng sử dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng kích ứng đường tiêu hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày hoặc viêm thực quản nếu sử dụng bisphosphonates theo đường uống.
- Thông thường, để giảm thiểu rủi ro này, bác sĩ thường lựa chọn điều trị loãng xương bằng bisphosphonates theo đường tiêm và truyền tĩnh mạch. Thế nhưng, người bệnh không nên tự ý dùng, việc tiêm truyền thuốc cần được thực hiện tại bệnh viên, dưới sự theo dõi của bác sĩ.
- Thuốc bisphosphonates được chỉ định sử dụng ở cả nam giới, người già, phụ nữ sau mãn kinh và người bệnh bị loãng xương do dùng thuốc corticosteroid. Thuốc chống chỉ định ở trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú và bệnh nhân mắc bệnh suy thận.
2. Thuốc bổ sung canxi
Thuốc bổ sung canxi là nhóm thuốc chứa muối canxi được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có chế độ ăn thiếu hụt chất khoáng, đặc biệt là canxi. Nhóm thuốc này bao gồm canxi và vitamin D thường được dùng dưới dạng thuốc uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch.
Nếu sử dụng bằng miêng, thuốc có tác dụng điều trị và ngăn ngừa lượng canxi trong máu thấp và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh còi xương và loãng xương. Còn dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch, thuốc giúp làm giảm lượng canxi trong máu và làm tăng lượng kali trong máu.
Thuốc bổ sung canxi thường dùng hàng ngày trong suốt quá trình điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và sự thiếu hụt mật độ canxi trong xương mà bác sĩ sẽ chỉ định định hàm lượng thuốc phù hợp với từng đối tượng bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình dùng, bệnh nhân cũng nên thận trọng, bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn và táo bón.
3. Thuốc kích hoạt tạo xương
- Calci: Thuốc thường dùng với mục đích kích hoạt tạo xương. Calci được dùng dưới dạng muối như lactat, citrat và gluconat. Để thuốc phát huy tốt tác dụng và giảm thiểu nguy cơ rủi ro, bệnh nhân nên uống cùng với bữa ăn. Liều lượng dùng mỗi ngày từ 500 – 1000 mg.
- Vitamin D và các chuyển hóa của vitamin: Bác sĩ thường kê đơn thuốc này kèm theo calci. Bởi vitamin C giúp việc hấp thụ và chuyển hóa canxi qua niêm mạc ruột vào máu dễ dàng hơn, làm tăng tác dụng sử dụng canxi. Liều lượng dùng vitamin D mỗi ngày là 400 – 800 IU. Một số dạng chuyển hóa của vitamin D như calcitriol (Miacalcin và Fortical). Loại thuốc này khi vào cơ thể không cần phải tốn thời gian chuyển hóa nhưng người bệnh cần theo dõi calci trong máu và calci niệu. Để từ đó biết cách gia giảm liều lượng phù hợp tránh nguy cơ gây tăng calci trong máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Thuốc tăng đồng hóa (anabolic agents): Bao gồm nandrolon (Durabolin và Deca-durabolin), có tác dụng tăng đồng hóa giúp tổng hợp chất đạm và giúp kích thích tạo xương. Liều dùng thuốc là 50 mg, cách 3 tuần. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thuốc có nguồn gốc hormone cận giáp như PTH (1-34) (perathyroid hormone) để tạo xương và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương. Loại thuốc này có tác dụng làm tăng sự hấp thụ canxi ở thận và ruột để đưa vào máu hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay thuốc chưa được sử dụng rộng rãi.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương
Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở những người cao tuổi và người thường xuyên làm việc nặng. Với căn bệnh này, người bệnh cần phải tiến hành điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị loãng xương, bệnh nhân nên chú ý những điểm sau đây:
- Trước khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương, bệnh nhân nên tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán mật độ canxi trong xương. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chữa trị phù hợp ở mỗi người
- Người bệnh nên sử dụng một trong 3 loại bisphosphonat để làm giảm nguy cơ loãng xương ở vùng xương cột sống và xương vùng hông. Tuy nhiên, để thuốc phát huy tác dụng, bệnh nhân nên sử dụng liên tục trong 5 năm
- Không nên dùng liệu pháp hormone (estrogen đơn thuần hay phối hợp với các progestrogen khác) để điều trị bệnh loãng xương ở nữ giới. Bởi các biện pháp điều trị này vẫn chưa cho thấy rõ hiệu quả điều trị bệnh ơ nữ giới mà còn làm tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch hoặc tai biến mạch máu não. Chính vì vậy, bệnh nhân nên cân nhắc kỹ, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp điều trị này để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Bệnh nhân không nên sử dụng canxi và vitamin D đơn lẻ để phòng ngừa biến chứng loãng xương
- Nên bổ sung thực phẩm giàu canxi giúp tăng cường mật độ canxi trong xương
- Hạn chế dung nạp những loại đồ ăn, thức uống làm tăng thải canxi ra ngoài như rượu bia, món ăn chiên xào, thịt đỏ,…
- Thường xuyên tập luyện thể dục để giúp thúc đẩy xương khớp hoạt động trơn tru và dẻo dai, đồng thời hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, ngăn ngừa loãng xương
Thuốc điều trị loãng xương giúp ngăn ngừa loãng xương và làm chậm thoái hóa khớp. Tuy nhiên, nếu người bệnh không biết cách dùng và sử dụng không đúng liều lượng, thuốc có thể gây tác dụng phụ và để lại di chứng nguy hiểm. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.