Các giai đoạn, mức độ thoát vị đĩa đệm và điều cần biết

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm chệch khỏi vị trí sinh lý cột sống, bệnh gây ra những cơn đau âm ỉ và có thể gây chèn ép hệ thống dây thần kinh. Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm được phân chia theo từng mức độ thương tổn. Khi không điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển đến mức xấu nhất, bệnh nhân có thể mất khả năng vận động.

Các giai đoạn, mức độ thoát vị đĩa đệm và điều cần biết
Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm có thể biểu hiện qua mức độ cơn đau của người bệnh

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Hiện nay tỷ lệ bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ngày càng tăng, nguyên nhân đến từ những thói quen sinh hoạt và làm việc trong tư thế thiếu khoa học. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi các nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra ngoài cột sống và tạo thành các u dịch chèn ép vào ống sống. Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy thuộc số lượng nhân nhầy thoát ra và những dây thần kinh dọc ống sống bị chèn ép. 

Thoát vị đĩa đệm thường gây ra những tổn thương ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Bệnh được phân làm 4 giai đoạn chính, tiến triển từ nhẹ đến nặng với những tổn thương đặc trưng. Còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương của của đĩa đệm mà các giai đoạn này có thể tiến triển nhanh. Trong đó các giai đoạn cụ thể của bệnh thoát vị đĩa đệm gồm có:

Giai đoạn 1: Giai đoạn phồng đĩa đệm

Đây là giai đoạn mà hầu hết người bệnh đều không nhận ra bản thân đã bước vào thời kỳ thoát vị. Đĩa đệm có cấu tạo từ hai phần chính là phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm và cấu trúc bao xơ cứng bảo vệ bên ngoài. Khi đĩa đệm bị thoát vị, cấu trúc khép kín này sẽ bị phá vỡ và lượng nhân nhầy bên trong đĩa đệm trồi ra ngoài. Tại khu vực này hình thành các vùng đĩa đệm bị phồng lên, đây là giai đoạn phồng đĩa đệm mở đầu cho tổn thương gây thoát vị.

Thông thường phồng đĩa đệm không xảy ra cho đến khi người bệnh gặp phải những tác động mạnh từ ngoại lực. Hoặc do tình trạng lão hóa sớm, do bệnh lý gây chấn thương cột sống, viêm cột sống mà hình thành các tổn thương nền làm lệch đi cấu trúc của đĩa đệm. Những thói quen xấu như mang vác vật nặng hoặc làm việc sai tư thế, thói quen uốn cong lưng, tập luyện quá sức cũng góp phần gây ra tổn thương ban đầu.

Phồng đĩa đệm nằm trong giai đoạn đau lưng cấp, người bệnh sẽ không nhận thấy những cơn đau thường xuyên. Triệu chứng có chiều hướng phát triển trong thời gian ngắn rồi giảm dần, ở giai đoạn này có thể không cần điều trị mà chỉ cần bảo tồn để đĩa đệm tự bình phục. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp, triệu chứng thường chuyển sang giai đoạn lồi đĩa đệm ra sau và tiến đến giai đoạn hai.

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm và điều cần biết
Giai đoạn phồng đĩa đệm là biểu hiện sớm nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống

Song song với giai đoạn phồng đĩa đệm, bệnh nhân có thể mắc phải các vấn đề liên quan như viêm khớp, phì đại vùng thắt lưng hoặc hẹp ống sống… Các chuyên gia cũng nhận định giai đoạn lồi đĩa đệm là thời điểm điều trị lý tưởng nhất. Nếu tiến hành sửa đổi từ lúc này thì chức năng và cấu trúc đĩa đệm – cột sống có thể hồi phục đến 90%.  Ngược lại từ giai đoạn 1 cũng có thể tiến triển thành thoát vị đĩa đệm cấp tính hoặc mãn tính khi chần chừ không can thiệp sớm. 

Giai đoạn 2: Lồi đĩa đệm

Ở giai đoạn lồi đĩa đệm, các nhân nhầy trong đĩa đệm hoàn toàn thoát ra khỏi bao xơ và lồi hẳn ra ngoài đốt sống. Tình trạng này gây ra những ảnh hưởng cùng lúc cho nhiều đĩa đệm, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau lưng kinh niên ở nhiều người.  Ở giai đoạn thoát vị đĩa đệm thứ 2 này, các tổn thương hình thành rõ nét hơn và mức độ ảnh hưởng của nhân nhầy đến rễ thần kinh có thể nghiêm trọng hơn. 

Tình trạng lồi đĩa đệm cũng khiến cột sống và đĩa đệm chịu nhiều áp lực hơn từ lượng nhân nhầy tràn ra khỏi bao xơ. Những vị trí chịu ảnh hưởng phần lớn là đốt sống cổ đến lưng dưới, đặc biệt là những bệnh nhân bị chấn thương cột sống thắt lưng có khả năng lồi đĩa đệm nhanh mà không qua giai đoạn phồng ban đầu.  Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh quanh đốt sống lưng mà còn cản trở đường lưu thông của mạch máu.

Ở giai đoạn này, người bệnh cũng sẽ nhận thấy cơn đau lưng tái phát nghiêm trọng hơn, mức độ cơn đau tiến triển âm ỉ và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt người bệnh. Nếu như tình trạng đau nhức ở lưng đã lan đến hai chân, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo dây thần kinh tọa của người bệnh đang bị chèn ép và có nguy cơ tổn thương. Điều trị ở giai đoạn này vẫn có tỷ lệ thành công cao, song song đó bệnh nhân cũng được điều trị tổn thương mạch máu và dây thần kinh.

Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm thực thụ

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm và điều cần biết
Ở giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ, màng bao xơ bảo vệ đĩa đệm vọ phá vỡ hoàn toàn

Ở giai đoạn thoát vị đĩa đệm này, những tổn thương đĩa đệm đã hình thành tương đối, và khó có thể khắc phục về trạng thái nguyên bản ban đầu. Trong giai đoạn thoát vị thực thụ, màng bao xơ bảo vệ đĩa đệm bị rách hoàn toàn. Lượng nhân nhầy tràn ra khỏi đĩa đệm và liên kết thành một dạng u mề chèn ép lên đĩa đệm và các dây thần kinh nằm dưới. Bệnh nhân có thể gặp phải một số rối loạn vận động, đây là dấu hiệu cho thấy dây thần kinh đã bị tổn thương.

Mức độ thoát vị ở giai đoạn 3 được đánh giá là tương đối nghiêm trọng vì không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động mà bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng bởi cơn đau nghiêm trọng hơn. Người bệnh sẽ nhận thấy rõ ràng những thay đổi ở cấu trúc cột sống, cùng với nhiều biểu hiện bất thường như cơn đau và tê chỉ xảy ra ở một bên cơ thể, tình trạng đau nhức không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi. 

Bệnh nhân không thể vận động bình thường khi thoát vị đĩa đệm vào giai đoạn 3. Bệnh nhân có thể gặp nhiều khó khăn khi đi đứng, ngồi, cột sống cứng khi thay đổi tư thế, các chi vận động yếu và mất kiểm soát không rõ nguyên nhân. Thoát vị thực thụ cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng đến các rễ thần kinh có thể tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi.

Một trong những biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn này là tình trạng đĩa đệm trượt khỏi vị trí cơ bản và nằm chèn lên dây thần kinh tọa. Biến chứng này xảy ra ở hơn 40% các trường hợp thoát vị giai đoạn 3.  Một số ít trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng chùm đuôi ngựa – tình trạng mất cảm giác tạm thời tại khu vực đùi trong, mặt sau của chân và xung quanh trực tràng. Những triệu chứng sau đó là mất kiểm soát tiểu tiện, viêm bàng quang, kèm theo những cơn đau âm ỉ từ lưng, hông xuống mông đùi.

Trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều trị kết hợp nhiều phương pháp. Tỷ lệ hồi phục có thể từ 60 – 80% , tại đốt sống có thể để lại sẹo hoặc tổn thương vĩnh viễn.

Giai đoạn 4:  Hư đĩa đệm – Khớp đốt sống 

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm và điều cần biết
Thoát vị đĩa đệm giai đoạn cuối là tình trạng hư hỏng cấu trúc đĩa đệm mãn tính khó khắc phục

Ở giai đoạn 4 cũng là giai đoạn cuối cùng trong các giai đoạn thoát vị đĩa đệm. Đây là mức độ tổn thương nặng nhất khi các tổn thương ở đốt sống không thể phục hồi, cột sốn biến dạng nhiều, rễ thần kinh bị tổn thương nặng, có thể kèm theo tổn thương ở tủy sống.

Tình trạng hư đĩa đệm thường kèm theo thoái hóa cột sống, vì thế khả năng tái tạo những tế bào mới thay thế cấu trúc xương hư hỏng là rất thấp. Người bệnh có thể nhận biết mức độ hư đĩa đệm thông qua các cơn đau thắt lưng  nghiêm trọng. Từ một ống sống bị hư có thể thay đổi toàn bộ cấu trúc cột sống. Ngoài ra do các rễ dây thần kinh bị chèn ép nặng mà bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong vận động các chi, sinh hoạt và vấn đề vệ sinh cũng bị ảnh hưởng.

Người bệnh phải đối mặt với rất nhiều biến chứng trong giai đoạn này, cụ thể là tình trạng teo cơ, giảm vận động, rối loạn vận động và rối loạn cơ tròn. Hơn 15% bệnh nhân bước vào giai đoạn 4 mất hoàn toàn khả năng vận động, nguy cơ này chủ yếu xảy ra ở những người cao tuổi. Ở giai đoạn này, các phương pháp điều trị chỉ mang tính tương đối, nhằm duy trì vận động cho bệnh nhân và hạn chế các biến chứng tồi tệ hơn xảy ra.

Có nhiều trường hợp các giai đoạn thoát vị đĩa đệm nêu trên không diễn ra theo thứ tự mà xảy ra hiện tượng nhảy đoạn. Tình trạng này thường là do bệnh lý của bệnh nhân quá nặng, tiến triển bệnh nhanh, do chấn thương cột sống hoặc do cơ địa và bệnh khó kiểm soát theo phác đồ thông thường. Điều quan trọng trên hết là bệnh nhân cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, bằng cách này mới có thể giúp phục hồi cấu trúc cột sống gần giống nhất với cột sống ban đầu.

Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm theo từng giai đoạn

Mặc dù thoát vị đĩa đệm là căn bệnh mãn tính, tuy nhiên nếu như đáp ứng điều trị bằng các phương pháp phù hợp thì khả năng chữa khỏi bệnh vẫn cực kỳ cao. Tùy thuộc vào các giai đoạn thoát vị đĩa đệm của từng bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định hình thức phù hợp cho bạn. Trong đó nội khoa và điều trị bảo tồn là những hình thức được ưu tiên trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Cụ thể phương hướng điều trị trong từng giai đoạn như sau:

Nội khoa bảo tồn

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm và điều cần biết
Phương pháp điều trị nội khoa giúp giảm đau và làm giảm các triệu chứng co cứng cơ do ảnh hưởng từ tình trạng thoát vị

Điều trị nội khoa bảo tồn được chỉ định cho những bệnh nhân bị thoát vị giai đoạn 1, 2 và một số ít bệnh nhân giai đoạn 3 chưa có biến chứng ảnh hưởng đến dây thần kinh. Ưu điểm của phương pháp này là tính an toàn, tuy nhiên hiệu quả đạt được có thể mất nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Điều trị nội khoa bảo tồn bao gồm những hình thức cụ thể sau:

Thay đổi sinh hoạt

  • Làm việc đúng tư thế: Người bệnh tập thói quen ngồi làm việc với tư thế thẳng lưng, không khom hay nghiêm người sai lệch đường cong sinh lý cột sống. Cách 1 – 2 giờ nên đi lại để cột sột được thư giãn.
  • Nghỉ ngơi tại giường: Để đối phó với những cơn đau do thoát vị đĩa đệm, người bện có thể nằm nghỉ ngơi tại giường trong vài ngày sẽ nhận thấy cơn đau biến mất.
  • Thay đổi hoạt động: Người bệnh nên lưu ý không nên vận động mạnh, mang vác nặng trong thời gian điều trị, không nên cúi người hay xoắn vặn cột sống thắt lưng.

Rèn luyện thể dục – thể thao

Việc luyện tập thể dục thể thao cần nhận được sự cho phép của bác sĩ. Tùy thuộc vào các giai đoạn thoát vị đĩa đệm mà bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn phương thức luyện tập phù hợp cho người bệnh. Đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn 1, 2, việc vận động có thể kích thích cột sống tái cấu trúc. Đồng thời những bài vận động này cũng giúp giảm cơn đau nhức, giúp thư giãn rất tốt.

Những bài vận động nhẹ người bệnh có thể thực hiện như: Đi bộ, bơi lộ, đi xe đạp,tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm, tập dưỡng sinh… Cần tránh luyện tập những bộ môn dằn xóc có thể  tổn thương đến vùng đĩa đệm thoát vị. Ngoài ra người bệnh cũng chỉ nên rèn luyện thể dục ở mức độ hợp lý và dừng tập luyện nếu có cơn đau tái phát.

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm và điều cần biết
Việc rèn luyện những bộ môn thể thao phù hợp có thể giúp người bệnh cải thiện chức năng cột sống

Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm

Nhóm thuốc được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm mang lại kết quả khả quan trong điều trị bệnh ở giai đoạn đầu. Nhóm thuốc phù hợp sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Trong đó đa phần là nhóm thuốc giảm đau, kháng sinh… Cụ thể bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc như sau:

  • Nhóm thuốc giảm đau đơn thuần (paracetamol).
  • Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (diclofenac, meloxicam
  • Nhóm thuốc giảm đau thần kinh (neurontin).
  • Nhóm thuốc thuốc giãn cơ (mydocal, myonal).

Việc điều trị bằng thuốc chỉ có hiệu quả giảm đau là chính. Nếu như người bệnh lạm dụng thuốc Tây y lâu dài, khả năng tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày có thể xảy ra. Ở những bệnh nhân lớn tuổi, việc sử dụng thuốc cũng làm tăng nguy cơ loãng xương. Vì thế chỉ định dùng thuốc chỉ thật sự cần thiết khi điều trị bảo tồn không đạt kể quả như mong đợi. 

Phương pháp xoa bóp cột sống

Đây là phương pháp trị liệu cột sống đơn giản nhưng đem lại những thay đổi tích cực. Hình thức điều trị này có thể áp dụng song song với nhiều phương pháp điều trị khác với vai trò hỗ trợ, giúp thư giãn và giảm đau cột sống. Áp dụng đều đặn trong thời gian đầu có thể mang lại những kết quả khá khả quan.

Một số trường hợp thực hiện xoa bóp cột sống có thể gây đau và mệt mỏ sau điều trị do ảnh hưởng từ các dây thần kinh liên quan. Cũng cần lưu ý nếu như bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh lý rễ thần kinh và có khiếm khuyết thần kinh nặng sẽ không thực hiện điều trị xoa bóp cột sống. 

Điều trị ngoại khoa

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm và điều cần biết
Phương pháp phẫu thuật cột sống được chỉ định cho những bệnh nhân bị thoát vị giai đoạn nghiêm trọng

Phương pháp điều trị ngoại khoa – phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được chỉ định trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây được gọi là phẫu thuật cột sống để tái cấu trúc đĩa đệm bị thoát vị, ổn định lại chức năng của cột sống. Phẫu thuật mang lại tỷ lệ hồi phục cao, hơn 85% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau điều trị hồi phục khả năng vận động sau 2 – 5 tháng. Trong dó 2 hình thức phẫu thuật được áp dụng chính gồm:

  • Phẫu thuật qua ống sống: Phẫu thuật thực hiện dựa trên quy trình cắt bản sống và lấy nhân đệm qua mổ hở, tái tạo tổn thương đĩa đệm với kết quả điều trị hơn 30% so với hình thức điều trị bảo tồn.
  • Phẫu thuật trong đĩa đệm: Phẫu thuật mở không gây tổn thương màng cứng, thao tác trực tiếp lên đĩa đệm với đường mổ nhỏ, ít biến chứng, ít mất máu nhưng hiệu quả điều trị không cao.

Các bác sĩ chỉ thực hiện phẫu thuật nếu như người bệnh không đáp ứng tất cả những hình thức điều trị nội khoa bảo tồn kể trên. Bởi sau phẫu thuật, mặc dù cột sống được sửa chữa nhưng bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều biến chứng như nhiễm trùng, thiếu máu, đau lưng kinh niên, rối loạn thần kinh,… Do đó mà phương pháp phẫu thuật chỉ được chỉ định cho nhóm bệnh nhân sau:

  • Người bệnh mắc hội chứng chèn ép chùm đuôi ngựa
  • Bệnh nhân bị tổn thương cột sống ảnh hưởng đến dây thần kinh.
  • Người bệnh bị yếu liệt cấp tính hoặc nhóm bệnh nhân cần phẫu thuật sớm
  • Bệnh nhân không đáp ứng điều trị với thuốc.

Bài viết đã thông tin cụ thể về các giai đoạn thoát vị đĩa đệm và mức độ nguy hiểm, tỷ lệ điều trị thành công trong từng giai đoạn. Hiện nay bệnh thoát vị đĩa đệm có thể khắc phục bằng nhiều phương pháp, việc lựa chọn phương hướng điều trị tối ưu còn phục thuộc vào mức độ tổn thương đĩa đệm và độ tuổi của người bệnh. Để đạt được kết quả điều trị như mong đợi, bệnh nhân nên chủ động thăm khám sớm và tiến hành điều trị theo đúng hướng dẫn và chỉ định chuyên khoa.