Bị tràn dịch khớp gối có nên hút dịch?

Tràn dịch khớp gối khiến cho khớp gối bị phù nề, sưng tấy, giảm chức năng vận động, đau nhức thường xuyên,… Vậy mắc bệnh tràn dịch khớp gối có nên hút dịch hay không? Liệu phương pháp này có đảm bảo an toàn cho người bệnh? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tràn dịch khớp gối có nên hút dịch?

Nhiều bệnh nhân bị bệnh tràn dịch khớp gối vô cùng lo lắng bởi những cơn đau đớn do bệnh gây ra. Hầu hết người bệnh mắc phải căn bệnh này là do nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch khớp gối, bệnh gout và một số chấn thương như gãy xương, đứt dây chằng khớp gối, rách sụn chêm khớp gối,…

Tràn dịch khớp gối có nên hút dịch
Không phải bệnh nhân nào mắc bệnh tràn dịch khớp gối cũng có thể hút dịch

Với căn bệnh tràn dịch khớp gối, việc điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết. Nếu bệnh không được kiểm soát sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm, hạn chế quá trình vận động. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để chữa trị tình trạng tràn dịch khớp gối như sử dụng thuốc giảm đau, chọc hút dịch khớp, xét nghiệm, chụp X quang,…

Không ít bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối muốn chọc hút dịch khớp để nhanh chóng khỏi bệnh. Thực tế, đây là một thủ thuật dùng kim nhỏ để đưa vào ổ khớp, giúp chọc hút các dịch ở khớp ra ngoài. Mục đích chính của phương pháp này là giúp chẩn đoán được bệnh lý khớp như tràn dịch khớp gối, viêm màng hoạt dịch, tràn máu ổ khớp, viêm khớp đầu gối,…

Mặc dù phương pháp chọc hút dịch khớp đã được áp dụng cho rất nhiều bệnh nhân mang lại hiệu quả tích cực, giúp người bệnh giảm được những cơn đau đớn, khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể áp dụng được cách chữa trị này. Nếu thực hiện điều trị tùy tiện, bệnh không những không khỏi mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy trọng hơn.

Thậm chí, một số trường hợp người bệnh phải chọc hút nhiều lần gây tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn do không đảm bảo được các nguyên tắc vô trùng.  Đặc biệt, nếu thao tác và phương pháp kỹ thuật không đáp ứng tiêu chuẩn cũng có nghĩa là bạn đang phá hủy dần dần lớp sụn khớp của mình.

Chọc hút dịch khớp được xem là phương pháp tối ưu giúp ngăn ngừa tình trạng tràn dich khớp gối. Tuy nhiên, khi áp dụng tùy tiên và không được kiểm soát, bệnh nhân có thể bị tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì vậy, người bệnh cần phải thận trọng khi áp dụng cách chọc dịch khớp gối.

Trường hợp người bệnh nên và không nên chọc hút dịch khớp gối

Với căn bệnh tràn dịch khớp gối, bệnh nhân cần phải tiến hành điều trị bệnh sớm. Để biết bản thân có phù hợp với cách chữa trị này hay không, người bệnh cần tiến hành thăm khám sớm để bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tràn dịch khớp gối có nên hút dịch
Chỉ một số trường hợp cần thiết, người bệnh mới được chỉ định hút tràn dịch khớp gối

Thông thường, bệnh nhân được yêu cầu tiến hành điều trị bệnh phương pháp chọc dịch khớp gối sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh. Đồng thời, người bệnh đã áp dụng những cách chữa trị khác nhưng không có kết quả như mong đợi. Một số trường hợp bệnh nhân có thể thực hiện phương pháp này như:

  • Viêm hoạt dịch ở khớp nhưng không tìm ra nguyên nhân
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến viêm màng hoạt dịch như viêm dính khớp, viêm khớp mạn tính, viêm khớp dạng thấp, viêm dính khớp,…
  • Tràn dịch khớp gối nhưng theo chu kỳ
  • Viêm màng hoạt dịch được nghi ngờ là do vi khuẩn gây ra
  • Chấn thương khớp gối gây tổn thương xương

Phương pháp chọc hút dịch khớp giúp xác định được chính xác bản chất của dịch khớp có máu, vi khuẩn gây viêm nhiễm hay không hay do bệnh lý ưa chảy máu hoặc chấn thương. Riêng những đối tượng mắc bệnh tràn dịch khớp gối sau đây không nên thực hiện phương pháp chọc hút khớp gối.

  • Người bệnh mắc chứng chảy máu, đang tiến hành điều trị bệnh bằng thuốc có chứa thành phần chống đông.
  • Bệnh nhân có dấy hiệu bị trầy xước ở vùng da bị chọc hút dịch khớp gối.
  • Người bị máu khó đông, máu thuộc loại hiếm, không có mày dự phòng để truyền sẵn.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn

Ngoài ra, những bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối ở mức độ nhẹ, có thể sử dụng thuốc kháng sinh để uống hoặc thuốc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Với phương pháp chọc hút dịch khớp, người bệnh cần phải kết hợp với tiêm thuốc chứa corticoid. Tuy nhiên, với cách chữa trị này, người bệnh phải được bác sĩ thăm khám, chữa trị và kê đơn. 

Một số lưu ý sau khi chọc dịch khớp gối

 Chế độ điều trị bệnh sau khi đã thực hiện phương pháp chọc hút khớp gối vô cũng quan trọng. Điều này sẽ hỗ trợ tốt cho bệnh nhanh trong suốt quá trình chữa trị. Để bệnh nhanh chóng khỏi, người bệnh cần phải chú ý một số vấn đề sau.

tràn dịch khớp gối có nên hút dịch
Người bệnh nên nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng khỏi
  • Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi, không được cử động nhiều, nhất là ở đầu gối
  • Hạn chế đi lại để trọng lượng cơ thể không bị dồn nhiều ở khớp gối.
  • Chườm đá và thường xuyên kê cao chân để ngăn ngừa tình trạng tràn dịch do chấn thương và ngăn ngừa phù nề.
  • Tiến hành thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm soát bệnh, tránh trường hợp bệnh tái phát trở lại.
  • Đeo nẹp chân trong những trường hợp cần thiết, theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Chú ý luyện tập sức khỏe ở phần cơ đùi để giúp xương khớp dễ vận động, tránh tình trạng nhức mỏi, chấn thương ở khớp.
  • Áp dụng các bài tập thể dục theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh bị thừa cân, béo phì, gây áp lực lên đầu gối.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích.
  • Tích cực bổ sung cho cơ thể các loại vitamin, rau xanh và chất xơ
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo để đào thải các độc tố cho cơ thể.
  • Giữ tâm lý thoải mái, không nên quá lo lắng, căng thẳng, gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề: tràn dịch khớp gối có nên hút dịch? Thực tế, việc hút dịch hay không không phải do người bệnh quyết định mà phải theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân không được quá nóng lòng muốn bệnh nhanh khỏi mà đến các cơ sở khám “chui” khiến bệnh không những không khỏi mà càng tồi tệ hơn. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, ngay khi có dấu hiệu đau nhức, khó chịu ở chân, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám bác sĩ sớm.