Bị thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi để bổ sung?
Thoát vị đĩa đệm là một vấn đề ở xương khớp phổ biến hiện nay. Để điều trị bệnh, việc bổ sung canxi, vitamin và khoáng chất là rất cần thiết góp phần tái tạo vùng bị tổn thương. Cụ thể người bị thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi để bổng sung hay không, bài viết chia sẻ cụ thể về vấn đề này.
Vai trò của canxi đối với cơ thể
Canxi đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là xương khớp. Khi thiếu hay thừa canxi đều gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Canxi tồn tại trong xương và ngoài xương ( máu, dịch ngoài tế bào ). Trong đó xương chiếm gần 50% là muối canxi. Canxi đóng vai trò quan trọng trong máu và dịch tế bào, tham gia vào hoạt động sản xuất ra những tế bào mới cho cơ thể.
Ngoài tác dụng giúp cho xương chắc khỏe, trong từng độ tuổi tác dụng của canxi đóng góp những vai trò khác nhau. Nhờ có canxi mà người cao tuổi giảm thiểu những cơn đau nhức, các khớp xương hoạt động khớp với nhau hơn. Các chuyên gia cho rằng việc bổ sung canxi đặc biệt cần thiết với đối tượng người trung tuổi, người già hoặc những người mắc phải bệnh lý về xương,…
Thiếu hụt canxi là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng lão hóa cột sống, thoái hóa xương khớp. Vì thế có thể nhận thấy ở người cao tuổi, việc bổ sung canxi thường được nhắc đi nhắc nhằm hỗ trợ cải thiện các cơn đau do thoái hóa gây ra. Bổ sung canxi bằng các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, các loại cá (cá mòi, cá hồi), các loại phô mai, rau lá xanh đậm, đậu nành, các loại hạt…
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm lệch khỏi vị trí cơ bản của đốt sống. Bệnh phổ biến trong độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là những người làm việc trong môi trường văn phòng, người làm việc nặng nhọc hay những người có cân nặng quá tải so với cấu trúc đốt sống. Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến thoái hóa cột sống nếu như không điều trị sớm, bệnh ảnh hưởng lâu dài đến sinh hoạt, vận động của bệnh nhân.
Một câu hỏi thường xuyên được nhắc đến là người bị thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi không. Các chuyên gia Xương khớp đã khẳng định việc bổ sung canxi sẽ giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm khá hiệu quả. Canxi được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày như một phương thức điều trị bảo tồn, phục hồi các tổn thương và tăng cường sức chịu đựng của cột sống. Bổ sung khoáng chất, cụ thể là canxi đóng vai trò then chốt trong việc phòng và ngừa biến chứng thoái hóa cột sống do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Trung bình lượng canxi mà một cơ thể bình thường cần được tiếp nạp là khoảng 1.200 mg canxi. Tuy nhiên thực tế ở những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, lượng canxi đo được trong tế bào xương chỉ khoảng 1/3 so với yêu cầu cơ bản này. Thiếu hụt canxi thường đến từ thói quen ăn uống thiếu khoa học và dinh dưỡng nghèo nàn, hoặc do lười vận động mà cơ thể không diễn ra tổng hợp canxi.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính khi bổ sung canxi có thể ngăn cản các cơn đau mỏi hiệu quả. Việc uống canxi chỉ thật sự cần thiết khi người bệnh không đáp ứng đủ nguồn canxi qua thực đơn hàng ngày, trong đó tắm nắng cũng là cách bổ sung canxi hiệu quả nhờ quá trình tổng hợp vitamin D tự nhiên.
Canxi dạng thuốc bổ được sản xuất ở nhiều loại, trong đó uống vitamin B12 là hình thức bổ sung canxi dạng uống hấp thụ canxi tốt nhất. Cách này đáp ứng đủ lượng canxi cơ thể cần trong ngày nhanh chóng nhưng uống canxi cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó theo khoa học, chế độ bổ sung gián tiếp qua các thực phẩm vẫn được khuyến khích ưu tiên.
Ở mỗi người có mức thiếu hụt canxi ở mức độ khác nhau. Sau khi thăm khám và đánh giá, tùy thuộc vào chỉ số canxi mà chuyên gia bác sĩ sẽ chỉ định hình thức bổ sung phù hợp. Nếu như lượng thiếu hụt không quá đáng kể, bạn có thể uống thêm sữa hoặc bổ sung thêm các thực phẩm nhất định. Trường hợp uống canxi dạng viên thuốc bổ, bệnh nhân sẽ được chỉ định một trong 4 loại sau:
- Calcium Carbonate (40% Canxi thực sự), thông dụng nhất
- Calcium Citrate (21% Canxi thực sự)
- Calcium Gluconate (9% Canxi thực sự)
- Calcium Lactate (13% Canxi thực sự)
Dư thừa canxi có thể gây ra những ảnh hưởng nào?
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm khi uống canxi cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng được bác sĩ chỉ định. Nếu dư thừa canxi cũng gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng, như tăng canxi trong máu gây sốc phản ứng. Canxi lắng đọng nhiều sẽ tạo thành sỏi phosphat hoặc sỏi oxalat lắng đọng ở thận. Song song với điều trị hỗ trợ bằng thuốc bổ, bệnh nhân cần phải tuân thủ các yếu tố giúp điều trị cả triệu chứng và nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm để phòng bệnh tái phát thành biến chứng.
Sỏi thận, sỏi mật hay sỏi gan là một trong những vấn đề thường xảy ra khi cơ thể dư thừa canxi. Những vấn đến ở hệ tiêu hóa, như rối loạn tiêu hóa hay đầy hơi , táo bón và bệnh đường ruột cũng dễ gặp phải hơn. Trong một số ít trường hợp thì dư thừa canxi có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, tuy nhiên tỷ lệ này là rất thấp. Việc bổ sung canxi dạng viên uống thuốc bổ chỉ thật sự cần thiết nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng sau:
- Người ăn chay trường không cung cấp được canxi từ động vật
- Những người dị ứng với đạm lactose, hoặc người ít uống sữa bẩm sinh
- Những người có chế độ ăn uống nhiều đạm thịt, ăn mặn nhiều khiến cơ thể thải Canxi
- Người già hoặc những người được chẩn đoán bị loãng xương
- Người điều trị bệnh với corticosteroid lâu dài
- Người không hấp thụ canxi bẩm sinh do viêm ruột hay bệnh Celiac
Từ những lưu ý trên, người bị bệnh thoát vị đĩa đệm khi bổ sung canxi dạng uống chỉ tuân thủ liều lượng được định sẵn theo khuyến cáo từ bác sĩ. Canxi chỉ là phương thức hỗ trợ điều trị và giúp xương khớp thêm chắc khỏe, không sử dụng viên uống canxi cho mục đích điều trị bệnh lâu dài.
Các cách bổ sung canxi tự nhiên cho người bị thoát vị đĩa đệm
Canxi dạng viên uống mặc dù có thể đảm bảo nhu cầu bổ sung đúng liều lượng và đáp ứng nhu cầu nhanh chóng nhưng thực tế chúng lại rất khó tiêu hóa. Vì thế thay vì uống canxi dạng viên tổng hợp, người mắc bệnh có thể bổ sung canxi từ các nguồn thực phẩm/thức uống giàu khoáng chất trong tự nhiên. Cụ thể bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bổ sung canxi qua các con đường sau:
Thực phẩm giàu canxi
Trong bữa ăn cần duy trì nhóm thực phẩm giàu các vi khoáng, trong đó thành phần canxi cũng tồn tại trong những thực phẩm nhất định. Nếu người bệnh bị thoát vị đĩa đệm hoặc bất kỳ vấn đề gì ở khớp xương nên bắt đầu chế độ dinh dưỡng giàu canxi càng sớm càng tốt.
Nhóm các loại thực phẩm giàu canxi có mặt trong động vật và thực vật. Mặc dù bạn sẽ không nhận thấy bệnh được điều trị dứt điểm nhưng nhờ có canxi và các dưỡng chất này mà cơn đau của bạn sẽ cải thiện hiệu quả. Những thực phẩm giàu canxi nhất được liệt kê gồm có:
- Rau bồ ngót
- Rau bina
- Rau cải xoăn
- Súp lơ xanh
- Bông cải xanh
- Cà rốt
- Cần tây
- Các loại đậu
- Trái bơ
- Hạnh nhân
- Óc chó
- Sữa tươi
- Sữa đậu nành
- Các loại ngũ cốc
- Hải sản có vỏ
Uống trà xanh
Trà xanh cũng được đánh giá là thức uống tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Trà xanh cung cấp các chất chống oxy hoa, từ đó hỗ trợ điều trị viêm nhiễm trong cơ thể hiệu quả. Ngoài ra trà xanh là lựa chọn thay thế caffeine để giữ tinh thần tỉnh táo, trong trường hợp bạn bị bệnh đau nhức xương khớp hoặc bất kỳ bệnh lý nào khác mà không được phép dùng cà phê.
Để tăng cường hiệu quả giảm đau và chống viêm của trà xanh, người bệnh nên thêm vào nước trà xanh một thìa mật ong. Ngoài ra trà xanh cũng là dược liệu có lượng canxi đáng kể, tuy nhiên bạn không nên sử dụng trà xanh đã qua nấu nước nhiều lần sẽ làm mất tác dụng của lá trà.
Uống rượu vang đỏ
Mặc dù bia rượu có nhiều tác hại đối với sức khỏe nhưng rượu vang đỏ lại được đánh giá rất tốt đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm. Rượu vang đỏ được sản xuất chủ yếu từ các loại trái cây men, đặc biệt là nho. Ngược lại nho được đánh giá là loại hoa quả cung cấp nhiều chất sắt, canxi, đồng thời nho cũng có thành phần kali đa dạng tham gia vào quá trình phân giải và chuyển hóa canxi đến xương khớp.
- Ngoài khả năng cung cấp canxi ở mức nhất định, ăn nho thường xuyên cũng giúp người bệnh giảm các cơn đau nhức xương khớp. Thành phần các chất chống oxy hóa có trong rượu vang cũng được đánh giá tích cực trong điều trị các triệu chứng viêm nhiễm, thoái hóa trong xương. Tuy nhiên bạn nên sử dụng rượu vang với chừng mực hợp lý, chỉ nên dùng tối đa 2 ly rượu vang mỗi ngày. Thời điểm uống rượu vang tốt nhất là vào bữa sẽ mang lại mặt lợi ích cho sức khỏe.
Uống nước nghệ và gừng
Một cách bổ sung canxi và hỗ trợ điều trị thoát vị cột sống, thoát vị đĩa đệm hiệu quả là duy trì thói quen uống nước nghệ và gừng. Trong gừng và nghệ đều có hàm lượng canxi nhất định, trong đó nghệ bao gồm thành phần cucurmin – một hoạt chất chống viêm và giảm đau rất công hiệu. Ngoài ra nhờ có những đặc tính chống sưng viêm từ gừng và nghệ mà cơn đau nhức xương khớp của người bệnh có thể cải thiện tốt.
Để sử dụng nước gừng và nghệ tốt nhất bạn nên kết hợp cùng các loại trái cây có vị chua ngọt để dễ uống hơn. Trong đó táo xanh hoặc táo đỏ có chứa nguồn canxi cao, khi ép nước táo bạn nên thêm vào lượng nước gừng/nghệ ép để uống cùng. Mỗi ngày đều sử dụng loại thức uống này sẽ giúp xương khớp bạn chắc khỏe hơn đáng kể.
Lưu ý lúc uống canxi dành cho người bị đau lưng
Bị thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi không phụ thuộc vào mức độ thiếu hụt canxi của từng người. Nếu như bạn đã được chỉ định bổ sung canxi, cần đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng bổ sung và uống canxi đúng cách. Một số vấn đề mà người bệnh cần lưu ý khi uống canxi gồm có:
- Uống canxi kết hợp với magie: Theo các chuyên gia, canxi được cơ thể hấp thu tốt hơn khi bổ sung cùng với magie liều thấp. Tỷ lệ bổ sung là 2 canxi: 1 magie, đối với trẻ em hoặc người cao tuổi nên tham khảo liều lượng bổ sung theo chuyên gia.
- Bổ sung canxi buổi sáng: Thời điểm bổ sung canxi tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi ăn khoảng 1 giờ , đồng thời trong thời sau 6 – 8h sáng bạn nên tắm nắng để cơ thể hấp thụ thêm vitamin D, hỗ trợ chuyển hóa canxi tốt hơn.
- Chia thành nhiều lần uống trong ngày: Canxi là một khoáng chất mất nhiều thời gian để cơ thể hấp thu và xử lý, nếu như cùng lúc bổ sung liều lượng canxi lớn sẽ khiến lượng dư thừa tích trữ và gây ra sỏi thận. Nếu bắt buộc phải bổ sung canxi liều cao, bạn nên chia thành nhiều lần uống trong ngày.
- Kiêng nhóm chất kích thích: Chất cồn và cafein có trong bia rượu hay cà phê đều là những xúc tác ức chế hoạt động tổng hợp canxi. Ngoài ra các loại thức uống có ga, nước đóng chai cũng gây cản trở hấp thu canxi vào cơ thể.
- Hạn chế ăn mặn: Natri trong muối có thể gây cản trở hoạt động tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thành canxi. Muối đồng thời thúc đẩy hoạt động đào thải canxi khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu.
- Uống nhiều nước: Nước là dẫn xuất quan trọng để mọi hoạt động chuyển hóa – trao đổi chất xảy ra thuận lợi. Trung bình mỗi ngày người bệnh nên uống từ 2l nước trở lên, điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi vào trong xương và trong cơ thể.
Bài viết đã lý giải cụ thể về vấn đề người bị thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi để bổ sung. Người bệnh chỉ nên sử dụng canxi dạng thuốc bổ khi thật sự cần thiết, và dùng viên uống theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Song song đó, thay đổi chế độ sinh hoạt, làm việc đúng tư thế và nghỉ ngơi khi cần thiết để phòng tránh các tổn thương ở cột sống. Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm đảm bảo chức năng khớp xương luôn được bảo vệ tốt nhất.