Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ
Có rất nhiều thông tin trái chiều về việc bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không. Do đó bài viết này sẽ cung cấp thông tin và đưa ra lời khuyên từ chuyên gia để người bệnh có cái nhìn đúng đắn về việc đi bộ khi bị thoát vị đĩa đệm.
Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng một đĩa đệm bị trượt, tổn thương hoặc bị vỡ và rời khỏi vị trí ban đầu. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn nếu thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến các dây thần kinh và rễ thần kinh xung quanh đốt sống.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở lưng, cổ hoặc thậm chí là ở chân. Các cơn đau phụ thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị hoặc tổn thương.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra thoát vị đĩa đệm là sự lão hóa. Khi cơ thể già đi, đĩa đệm bị mất nước và dẫn đến tình trạng thoát vị. Ngoài ra, quá nhiều lực tác động lên đĩa đệm cũng khiến chúng bị tổn thương và gây ra các triệu chứng thoát vị.
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Về vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không thì các chuyên gia cho rằng đi bộ có thể tác động tích cực cho sức khỏe xương khớp và hạn chế các cơn đau nhức. Do đó, người bị thoát vị đĩa đệm có thể lập kế hoặc đi bộ nhẹ nhàng và đều đặn để hỗ trợ điều trị bệnh và giúp các cơ bắp trở nên săn chắc hơn.
Đi bộ hoặc vận động nói chung thường không ảnh hưởng đến tình trạng thoát vị đĩa đệm. Thậm chí hoạt động thể lực đúng phương pháp và cường độ có thể giúp người bệnh khỏe mạnh và tăng khả năng hồi phục. Đi bộ nhẹ nhàng có thể mang lại các lợi ích bao gồm:
- Giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Đi bộ giúp cơ thể vận động, làm giảm gánh nặng lên cơ xương khớp, giúp xương khỏe và chắc chắn hơn.
- Giúp cột sống trở nên linh hoạt hơn. Khi đi bộ, cột sống trở dẻo dai và hạn chế được các vấn đề về cứng khớp.
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp. Đi bộ có thể giữ cho cho cột sống cơ thể luôn thẳng.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Cân nặng dư thừa có thể gây áp lực lên cột sống và đĩa đệm của bạn. Do đó, đi bộ để giảm cân và hỗ trợ bảo vệ cột sống.
- Cải thiện cấu trúc cột sống. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, đi bộ nhiều có thể hỗ trợ việc trao đổi chất ở các mô cột sống, thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương.
Đi bộ thường xuyên có thể cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm và giúp cột sống hoạt động bình thường. Tuy nhiên, người bệnh nên lập ra một kế hoạch đi bộ hợp lý để tránh việc vận động quá sức. Ngoài ra, tránh việc chạy hoặc nhảy. Việc này khác với đi bộ bình thường. Các động tác này tác động một lực mạnh đến cột sống và gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Nguyên tắc đi bộ dành cho người thoát vị đĩa đệm
Để việc đi bộ có thể hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm người bệnh nên tham khảo nguyên tắc đi bộ đúng cách. Nguyên tắc như sau:
- Khi đi bộ cố gắng giữ thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, không nên cúi đầu hoặc ngả về phía sau. Tóm lại, hãy giữ cho cột sống thẳng khi di chuyển.
- Thả lỏng hai tay, có thể ép nhẹ nhàng vào cơ thể sao cho cơ thể cảm thấy thoải mái nhất.
- Mặc quần áo thoải mái, không quá chật. Người bệnh cũng không nên mang quá nhiều trang sức hoặc vật dụng cá nhân khi đi bộ.
- Bước chân có độ rộng vừa phải, không nên bước quá rộng hoặc quá ngắn. Cố gắng giữ cho tư thế đi bộ thư thái và thoải mái nhất.
- Khi tiếp đất, đặt gót chân xuống trước sau đó là bàn chân và mũi chân.
- Tốc độ di chuyển vừa phải, không quá nhanh.
- Chọn đường có địa hình bằng phẳng, không dốc hoặc có nhiều chướng ngại vật.
- Giữ tâm lý thoải mái, thư giãn và hít thở đều khi đi bộ.
Thời gian đi bộ tốt nhất là vào khoảng 6 – 7 giờ sáng vào mùa đông hoặc 5 – 6 giờ sáng vào mùa hè. Nếu đi bộ vào buổi chiều, người bệnh có thể đi vào 17 – 18 giờ vào mùa đông và 18 – 19 giờ vào mùa hè.
Đi bộ đúng cách là phương pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Người bệnh có thể luyện tập thường xuyên để cải thiện tình trạng và các triệu chứng của bệnh.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho người thoát vị đĩa đệm
Để nhận được lợi ích tối đa khi đi bộ để chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên từ các chuyên gia. Các lời khuyên này thường bao gồm:
- Bởi vì thoát vị đĩa đệm có thể gây đau lưng khi tác động mạnh. Do đó, người bệnh nên bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng sau đó từ từ tăng lộ trình theo thời gian.
- Khởi động cơ thể trước khi tiến hành luyện tập. Sau quá trình đi bộ người bệnh cũng nên có thời gian thả lỏng và hít thở sâu để điều hòa lại thân nhiệt.
- Lựa chọn giày phù hợp khi đi bộ. Đi giày vừa chân để bảo vệ đôi chân và hỗ trợ cho cột sống. Nếu có điều kiện người bệnh có thể chọn những đôi giày được thiết kế riêng cho việc đi bộ.
- Duy trì hơi thở bình thường khi đi bộ. Không cố gắng đi quá nhanh đặc biệt là tư thế chúi người về phía trước.
Đi bộ có thể giảm đau, tăng cường cơ bắp và sức khỏe cột sống. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước khi tiến hành đi bộ điều trị thoát vị đĩa đệm.