Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì tốt?

Thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp gối bao gồm paracetamol và một số loại kháng viêm giảm đau khác, có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh và giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì?

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày,  chế độ ăn uống và luyện tập khoa học, có rất nhiều biện pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Ngoài chữa thoái hóa khớp bằng châm cứu và thủy châm, người bệnh có thể điều trị bệnh bằng thuốc Tây y và các bài thuốc Đông y sau đây.

1. Chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Tây y

Điều trị thoái hóa khớp gối sớm sẽ giúp mang lại kết quả điều trị tốt, đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. Để kiểm soát và cải thiện triệu chứng bệnh, bác sĩ thường cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối dùng những loại thuốc sau.

+ Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau có tác dụng giảm nhanh triệu chứng đau nhức ở xương khớp bằng cách ức chế quá trình sinh hóa gây đau. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp làm giảm tình trạng viêm khớp cho người bệnh.

Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì?
Thuốc giảm đau thường được kê trong đơn thuốc của người bệnh thoái hóa khớp gối

Thông thường, thuốc dùng giảm đau do thoái hóa khớp gối gây ra gồm 2 loại chính là Paracetamol và các thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDS) như Naproxen (Aleve),  Ibuprofen (Advil và Motrin) và Aspirin. Cụ thể công dụng của từng loại thuốc được thể hiện như sau:

  • Paracetamol: Là thuốc không kê đơn có tác dụng giúp giảm đau thường được lựa chọn đầu tiên trong điều trị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp giảm đau trong trường hợp thoái hóa nhẹ và không mang lại kết quả điều trị đối với thoái hóa nặng. Hàm lượng sử dụng thông thường là 500mg. Liều dùng tối đa cho người lớn là 4g/ngày. Trong trường hợp sử dụng đồ uống có cồn liều dùng khuyến cáo là 2g/ngày.
  • Ibuprofen: Là thuốc không kê đơn, thường được sử dụng với mục đích làm giảm triệu chứng đau nhức do thoái hóa khớp gây ra. Ibuprofen hoạt đông bằng cách ngăn chặn sự sản xuất chất tự nhiên gây viêm. Tùy theo mức độ bệnh mà liều lượng dùng ở mỗi người khác nhau.
  • Naproxen: Giúp làm giảm đau nhức, sưng tấy và co cứng ở khớp gối. Liều dùng Naproxen tối đa là 1000 – 1100mg/ ngày.
  • Aspirin: Thuốc có tác dụng giảm đau và sưng từ mức độ nhẹ đến vừa. Liều lượng và thời gian điều sử dụng thuốc tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.

→ Lưu ý: Thuốc giảm đau giúp cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nhưng bệnh nhân nên thận trọng khi dùng. Thuốc có thể gây các tác dụng phụ có thể gây chảy máu ảnh hưởng nghiêm trong đến thận và gan. Do đó, người bệnh không nên lạm dụng. Đặc biệt những đối tượng bệnh như người bị loét dạ dày tá tràng, có tiền sử mẩn cảm với thuốc, phụ nữ mang thai ba tháng đầu,… không nên dùng thuốc chữa bệnh.

+ Thuốc chống viêm khớp (DMARD)

Thuốc giảm đau có tác dụng điều trị triệu chứng thoái hóa khớp từ mức độ nhẹ đến vừa và không mang lại kết quả khả quan khi bệnh chuyển nặng. Bên cạnh đó, thuốc chỉ giúp giảm đau và viêm chứ không giúp làm thay đổi quá trình diễn biến của bệnh. Do đó, để điều trị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân cần kết hợp thêm các loại thuốc chống thấp khớp khác.

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?
Thuốc chống thấp khớp có tác dụng ngăn chặn sự phá hủy của xương và sụn khớp

Nhóm thuốc chống thấp khớp (DMARD) bao gồm nhiều loại thuốc không liên quan với nhau nhưng có chung tác dụng làm giảm quá trình phá hủy xương và sụn khớp. Một số loại thuốc thuộc nhóm DMARD như Methotrexate, Azathioprine, Leflunomide và Hydroxychloroquine,… Trong đó, Methotrexate được sử dụng thông dụng nhất.

→ Lưu ý: Các loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống thấp khớp đều có gây phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Ngoài các loại thuốc nêu trên, nếu thoái hóa khớp gối chuyển sang mức độ nặng, bác sĩ sẽ dùng thuốc Corticosteroid tiêm trực tiếp vào khớp gối nhằm cải thiện triệu chứng sưng và đau. 

2. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Đông y

Thuốc Tây giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức do thoái hóa khớp gối gây ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây tác động xấu đối với sức khỏe. Do đó, nếu bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Đông y dưới đây để điều trị thoái hóa khớp gối.

+ Bài thuốc số 1: Độc hoạt tang ký sinh thang

Thang thuốc gồm các vị thuốc với liều lượng như 12g sinh địa, 10g phòng phong, 12g độc hoạt, 12 đương quy, 8g tần giao, 4g tế tân, 12 đỗ trọng, 10g phục linh, 8g xuyên khung, 12g ngưu tất, 10g bạch thược, 12g đảng sâm, 4g cam thảo bắc, 4g quế chi. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia uống 2 – 3 lần trong ngày. Sử dụng thuốc cho đến khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

+ Bài thuốc số 2

Sử dụng 10g thiên niên kiện, 16g thổ phục linh, 12g trinh nữ (cây mắc cỡ), 8g quế chi, 10g lá lốt, 12g sinh địa và 16g cây cỏ xước, 12g hà thủ ô. Sắc uống.

Hy vọng với những thông tin nêu trên sẽ giúp bạn đọc trả lời được thắc mắc thoái hóa khớp gối uống thuốc gì? Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Và tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Do đó, để rút ngắn thời gian chữa trị và ngăn ngừa bệnh quay trở lại, bệnh nhân nên thăm khám đinh kỳ theo lịch hẹn từ bác sĩ.