Bị bệnh gút có ăn được sữa chua không, loại nào tốt?
Một vài nghiên cứu cho thấy bổ sung sữa ít béo và sữa chua giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút nhờ tác dụng làm giảm acid uric trong máu. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết bị bệnh gút có ăn được sữa chua không? Và để biết câu trả lời chính xác, người bệnh hãy tham khảo ngay bài viết này.
Bệnh gút là một trong những bệnh viêm khớp liên quan đến sự tích tự hàm lượng acid uric trong máu. Bệnh thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức, sưng đỏ ở các khớp xương khiến người mắc phải cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do người bệnh có chế độ ăn uống không hợp lý, dung nạp quá nhiều chất đạm nhưng ít chất xơ.
Bên cạnh đó, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút không thể không kể đến như tuổi tác, cân nặng, giới tính,… Ngoài ra, một vài nghiên cứu mới đây chỉ ra khả năng hình thành bệnh gút nhanh có thể là do người bệnh tiêu thụ quá nhiều đồ uống có tính chua, chứa nhiều vitamin C như nước trái cây, cam, chanh,… Các loại thức uống này chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ lắng đọng acid uric trong khớp dẫn đến tình trạng viêm khớp cấp tính và tăng khả năng kết tinh urate gây sỏi thận. Và đây cũng chính là lý do khiến người bệnh gút lăn tăn không biết bệnh gút có nên ăn sữa chua không, bởi loại đồ ăn dinh dưỡng này cũng có chứa nhiều vitamin C.
Bị bệnh gút có ăn được sữa chua không?
Theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân bị gút, người bị bệnh gút kiêng ăn các loại thực phẩm đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia, nước ngọt có ga,… Đồng thời, bệnh nhân cũng nên kiêng các loại đồ uống có tính chua, chứa nhiều vitamin C như nước chanh, bưởi ép, cam,… Vì những đồ uống này làm tăng nguy cơ lắng đọng acid uric trong máu khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Vì vậy, để tăng khả năng bình phục bệnh, làm giảm triệu chứng đau nhức và sưng tấy ở khớp bị viêm, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng ít nhất 1 hộp sữa chua mỗi ngày. Không những thế, các hướng dẫn về thấp khớp của Đại học Hoa Kỳ năm 2012 cũng khuyến khích bệnh nhân bị gút nên sử dụng sữa chua. Bởi theo các chuyên gia, đây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhờ chứa nhiều thành phần thiết yếu đối với sức khỏe hệ thống xương khớp.
Việc sử dụng sữa chua với liều lượng hợp lý mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát nồng độ acid uric trong máu và hạn chế tình trạng kết tủa urate ở thận. Lợi ích này có được là do sữa chua là sản phẩm lên men nên chứa nhiều hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột như nấm men, lactobacillus caucasicus, streptococcus thermophilus, lactobacillus bungaricus, streptococcus lactic, streptococcus cremoris,… Những chủng khuẩn này có tác dụng chuyển hóa đường đa thành đường đơn và làm giảm độ pH của sữa chua, giúp chuyển hóa đạm trong sữa thành các acid amin và peptone. Đồng thời giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, làm tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu. Từ đó giúp loại bỏ và làm ổn định lượng acid uric trong máu, ngăn ngừa bệnh gút tái phát.
⇒ Kết luận: Sữa chua mang lại nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe của người bệnh gút. Tuy nhiên, để đảm bảo loại thực phẩm lên men này giúp giảm acid uric và hỗ trợ điều trị gút, bệnh nhân chỉ nên ăn 1 hộp mỗi ngày. Tuyệt đối không sử dụng quá nhiều tránh trường hợp gây tác dụng ngược khiến tình trạng bệnh phát triển theo chiều hướng xấu.
Người bị bệnh gút nên ăn loại sữa chua nào?
Trên thị trường hiện này có rất nhiều loại sữa chua được chế biến theo công thức và qui trình lên men khác nhau. Cụ thể:
+ Sữa chua sản xuất từ sữa bò
- Sữa chua nguyên kem: Chứa nhiều thành phần dưỡng chất, đặc biệt sản phẩm này chứa từ 6 – 8 gram chất béo/1 hộp
- Sữa chua ít béo: Sản phẩm đã giảm bớt lượng chất béo trước khi tiến hành lên men. Mỗi hộp sữa chua có khoảng 2 – 5 gram chất béo
- Sữa chua tách béo: Đây là loại sản phẩm vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt kali mặc dù có ít hơn 0,5% chất béo từ sữa và ít chua hơn các loại sữa chua khác
+ Sữa chua từ các loại sữa khác
- Sữa chua làm từ sữa cừu: Loại sữa này khá béo và ngậy, đồng thời có vị hơi nồng
- Sữa chua từ đậu nành: Sản phẩm làm từ đậu nành có hương vị giống sữa chua làm từ sữa bò nhưng chúng có hàm lượng chất béo thấp
- Sữa chua dê: Được chế biến từ sữa dê có mùi vị hơi nồng, hàm lượng chất béo khá cao
Ngoài các loại sữa chua nêu trên còn có loại sữa chua uông. Đây là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thể lỏng với hương vị thơm, rất dễ uống. Một số loại sữa chua uống như Kefir, Lassi,…
Như đã đề cập ở trên, sữa chua là thực phẩm rất tốt với sức khỏe của người bệnh gút, giúp kiểm soát lượng acid uric trong máu. Tuy nhiên, không phải loại sữa chua nào cũng mang lại tác dụng có lợi đối với bệnh. Do đó, người bệnh gút nên lựa chọn loại sữa chua phù hợp với tình trạng bệnh. Tốt nhất để làm giảm acid uric trong máu và hỗ trợ điều trị bệnh gút, bệnh nhân nên chọn những loại sữa chua ít chất béo hoặc sữa chua tách béo hay các loại sữa chua uống.
Như vậy, bị bệnh gút có ăn được sữa chua không? Theo các chuyên gia, sữa chua rất tốt đối với người mắc bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng, tránh việc ăn quá nhiều làm bùng phát cơn đau nhức do gút gây nên. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên thường xuyên theo dõi chế độ ăn uống của bản thân. Đồng thời có kế hoạch tập luyện đều đặn mỗi ngày và thăm khám bệnh đinh kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Có như vậy, bệnh mới mau chóng bình phục.