Bệnh viêm khớp thái dương hàm – Biểu hiện và cách điều trị
Bệnh viêm khớp thái dương hàm là tình trạng tổn thương xảy ra ở vùng thái dương hàm. Tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh, nhiều trường hợp bệnh quá nặng phải dùng đến biện pháp phẫu thuật. Chính vì vậy chúng ta cần tìm hiểu kĩ để chữa dứt điểm căn bệnh này từ khi có những triệu chứng ban đầu.
Bệnh viêm khớp thái dương hàm là gì?
Trước khi xác định bệnh này là bệnh gì thì chúng ta nên tìm hiểu về khớp thái dương hàm. Đây là hai khớp ở gần tai thường kết hợp với các cơ, dây chằng để tiến hành nhiệm vụ đóng và mở của hàm. Nhằm mục đích chính là thực hiện các hoạt động mà chúng ta vẫn làm thường ngày như ăn, nuốt thức ăn và nói. Các phần của khớp thường được bọc bằng sụn và ngăn cách bởi đĩa đệm có tác dụng giúp cho chuyển động của khớp được tiến hành một cách trơn tru nhất.
Bệnh viêm khớp thái dương hàm còn hay được gọi là rối loạn thái dương hàm. Đó là tình trạng bệnh gây ra hàng loạt các triệu chứng ở khu vực thái dương và hàm. Tuy không nguy hiểm nhưng gây ra những cơn đau nhức làm ảnh hưởng đến hoạt động của khu vực này. Việc điều trị bệnh cần tiến hành càng sớm càng tốt vì nếu bệnh nặng có thể phải phẫu thuật.
Biểu hiện của viêm khớp thái dương hàm
Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh hay có các triệu chứng sau:
- Xuất hiện hàng loạt những cơn đau nhức ở khu vực thái dương và khu vực hàm. Mức độ đau càng gia tăng khi nhai, nuốt hoặc nói.
- Phát hiện tính lách cách khi mở miệng và hàm thường không thể mở hoàn toàn
- Một số triệu chứng có thể gặp phải như đau miệng, đau tai, đau đầu, kèm theo đó là cảm giác đau ở vùng mặt và ù tai.
Tùy theo mức độ bệnh mà người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau. Việc xác định có mắc bệnh hay không cần có kiến thức chuyên môn và các cuộc kiểm tra bằng biện pháp chuyên khoa. Vậy nên nếu nghi ngờ mình mắc bệnh, hãy tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm
Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh thường không rõ ràng, bệnh thường xuất hiện do những nguyên nhân sau:
- Phần đĩa đệm bị mòn hoặc di chuyển khỏi vị trí của nó
- Sụn khớp bị tổn thương do viêm khớp
- Khớp thái dương hàm bị tác động do một chấn thương nào đó.
Nguy cơ mắc phải căn bệnh này có thể gia tăng do những nguyên nhân sau:
- Mắc phải một số loại viêm khớp như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.
- Chấn thương hàm do một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như tai nạn, chơi thể thao.
- Thường xuyên có thói quen nghiến răng.
- Răng mọc lệch lạc hoặc không khớp nhau
Chẩn đoán viêm khớp thái dương hàm
Khi các triệu chứng của bệnh làm cho việc đóng mở hàm gặp nhiều khó khăn thì người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tiến hành ngay việc chữa trị.
Bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ tiến hành các biện pháp kiểm tra để biết được bạn có mắc bệnh hay không. Thông thường sẽ tiến hành các kiểm tra lâm sàng như sau:
- Lắng nghe và quan sát hoạt động của hàm khi đóng và mở miệng
- Quan sát phạm vi chuyển động của hàm.
- Kiểm tra khu vực xung quanh hàm để xác định vị trí đau hoặc có cảm giác khó chịu.
Nếu nghi ngờ bị viêm khớp thái dương thì sẽ tiếp tục thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng sau:
- Chụp X-quang để kiểm tra răng và hàm của bạn
- Tiến hành chụp CT để cung cấp hình ảnh chi tiết của xương thái dương hàm nghi ngờ bệnh có liên quan đến các khớp xương.
- Chụp MRI khi bệnh có liên quan đến đĩa khớp và các mô mềm xung quanh.
- Nội soi cũng có thể được chỉ định trong chẩn đoán viêm khớp thái dương hàm. Bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ kèm theo camera vào khu vực khớp bị đau nhức và tiến hành quan sát để chẩn đoán.
Điều trị viêm khớp thái dương hàm
Sau khi xác định được tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định được hướng đi hiệu quả cho việc điều trị căn bệnh này. Đó là các hướng điều trị sau:
1/ Điều trị nội khoa
Với các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, các biểu hiện còn đơn giản thì có thể áp dụng các biện pháp sau:
Dùng thuốc
Việc dùng thuốc có thể làm giảm các cơn đau khi mắc bệnh. Bác sĩ thường hay chỉ định các loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau và chống viêm: tùy theo tình trạng bệnh mà chỉ định các loại thuốc khác nhau. Thông thường đó là các loại thuốc như: aspirin, ibuprofen, mobic, dicloffenac
- Thuốc chống trầm cảm có tác dụng giảm đau, giảm triệu chứng nghiến răng, mất ngủ. Bác sĩ có thể cho dùng thuốc amitriptyline.
- Thuốc giãn cơ được chỉ định dùng trong trường hợp xuất hiện như cơn co thắt cơ bắp.
Dùng các liệu pháp
Nếu không chỉ định dùng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định dùng các biện pháp sau:
- Dùng nẹp miệng hoặc thiết bị bảo vệ cho hàm. Thông thường đó là các thiết bị được đeo vào hàm để hạn chế tình trạng cắn chặt, nhất là vào ban đêm.
- Áp dụng các bài tập tăng cường cơ hàm theo hướng dẫn của bác sĩ, nha sĩ.
2/ Phương pháp ngoại khoa
Thường được áp dụng khi việc áp dụng các biện pháp khác không có hiệu quả, các cơn đau kéo dài làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Việc điều trị bằng biện pháp này thường gặp phải các biến chứng nếu không tiến hành đúng cách. Chính vì vậy bạn nên đến các bệnh viện uy tín để được phẫu thuật bởi các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và sự hỗ trợ bởi các thiết bị chuyên nghiệp.
3/ Biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
Việc khắc phục một số thoái quen và áp dụng một số biện pháp có thể hỗ trợ được việc điều trị bệnh. Chẳng hạn như:
- Hạn chế lạm dụng cơ hàm bằng cách dùng thức ăn mềm, chia thức ăn thành nhiều miếng nhỏ. Hạn chế việc dùng thức ăn cứng, dai… Đặc biệt hạn chế việc nhai kẹo cao su.
- Áp dụng các biện pháp xoa bóp cơ hàm theo hướng dẫn của bác sĩ, nha sĩ và kỹ thuật viên vật lý trị liệu để giảm đau cơ hàm.
- Dùng biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh vào khớp thái dương hàm để giảm đau.
Biện pháp phòng chống bệnh viêm khớp thái dương hàm
Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ, bạn đã hiểu hơn về bệnh viêm khớp thái dương hàm. Thực chất bệnh này vẫn có thể điều trị được nếu bạn phát hiện sớm. Chính vì vậy ngay từ khi có các triệu chứng ban đầu, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách chữa trị hiệu quả nhất.