Bệnh viêm khớp sụn sườn điều trị như thế nào?

Viêm khớp sụn sườn là vấn đề xương khớp có thể bắt gặp ở mọi đối tượng. Bệnh sẽ nhanh chóng chuyển thành mãn tình nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Những thông tin được tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

viêm khớp sụn sườn
Bệnh viêm khớp sụn sườn gây ra tình trạng đau tức ngực rất khó chịu

Tìm hiểu về bệnh viêm khớp sụn sườn

Viêm khớp sụn sườn là tình trạng mô khớp dày nối giữa xương ức và xương sườn bị các phản ứng viêm tấn công khiến tình trạng sưng đau xuất hiện. Thống kê cho thấy rằng, bệnh lý này có nguy cơ xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ và những người trên 40 tuổi.

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp sụn sườn thường không rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây có thể sẽ kích hoạt sự khởi phát của bệnh.

  • Chấn thương: Trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay vui chơi thể thao.
  • Căng thẳng về thể chất: Thường xuyên phải lao động, làm việc nặng, luyện tập thể dục với cường độ mạnh.
  • Các cơn ho kéo dài: Do hen suyễn, cảm cúm…
  • Nhiễm trùng khớp: Do các loại vi khuẩn, virus hay vi nấm tấn công cơ thể sau đó có thể lây nhiễm sang khớp sụn sườn.
  • Khối u: Khi khu vực thành ngực có sự xuất hiện của các khối u thì khớp sụn sườn cũng có thể bị tác động và khởi phát tình trạng viêm.
  • Các vấn đề xương khớp khác: Một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh khởi phát.

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố rủi ro khác cũng có thể sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điển hình như:

  • Sức đề kháng kém
  • Thừa cân, béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Mắc bệnh ung thư
  • Từng bị Hội chứng Tietze

2. Triệu chứng

Khi mắc bệnh viêm khớp sụn sườn, bạn có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng phổ biến dưới đây:

  • Đau nhức ở một hoặc cả hai bên thành ngực
  • Tình trạng đau sẽ nặng nề hơn kho hắt hơi, ho hay hít thở sâu
  • Hơi dồn nén ở ngực gây khó thở, thở gấp

Triệu chứng của bệnh lý này rất giống với các dấu hiệu của bệnh tim nên bạn cần hết sức chú ý. Hãy sớm thăm khám để kiểm soát tình hình khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng kể trên.

Điều trị bệnh viêm khớp sụn sườn như thế nào?

Sau khi xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Sau đây là một số phương pháp điều trị bệnh viêm khớp sụn sườn thông dụng:

1. Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc sẽ tập trung vào mục tiêu khắc phục tình trạng đau nhức cũng như sưng viêm. Từ đó giúp ức chế diễn tiến xấu của bệnh.

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc uống sau đây:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chứa Codeine
  • Thuốc kháng viêm không steroid
  • Thuốc chống động kinh
  • Thuốc chống trầm cảm
điều trị bệnh viêm khớp sụn sườn
Bác sĩ có thể kê toa một số nhóm thuốc Tây trong điều trị viêm khớp sụn sườn

Nếu các loại thuốc đường uống không thể đáp ứng được triệu chứng của bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định việc tiêm thuốc. Steroids, cortisone hay các thuốc giảm đau toàn thân là những loại thuốc tiêm được sử dụng phổ biến trong trường hợp này.

**Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm khớp sụn sườn:

  • Cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, tần suất và thời gian.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng.
  • Tránh tự điều chỉnh tăng giảm liều hay ngưng thuốc khi bác sĩ chưa yêu cầu.
  • Báo cho bác sĩ ngay để nhận sự điều chỉnh khi liều dùng chỉ định chưa đáp ứng triệu chứng.
  • Cẩn trọng với các tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình dùng thuốc.

2. Liệu pháp hỗ trợ

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, bạn nên thực hiện thêm các liệu pháp hỗ trợ nhằm cải thiện triệu chứng tốt hơn.

  • Bài tập vận động: Bạn có thể thực hiện một vài động tác kéo giãn cơ nhẹ nhàng cho vùng ngực. Nên tham khảo bác sĩ trị liệu để được tư vấn về bài tập cũng như thời gian và cường độ tập luyện.
  • Tác dụng nhiệt: Có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh tùy thuộc vào triệu chứng mà bạn gặp phải. Chườm lạnh thường được ưu tiên khi xuất hiện dấu hiệu sưng viêm. Còn chườm nóng sẽ có tác dụng tốt trong cải thiện lưu thông máu.
  • Massage: Thực hiện một số động tác massage nhẹ nhàng lên vùng ngực cũng là cách tốt để làm giảm tình trạng đau nhức. Tránh dùng lực tay quá mạnh bởi có thể khiến vùng mô mềm bị tổn thương. Điều này rất dễ tạo cơ hội cho các phản ứng viêm phát triển.

3. Cách chăm sóc và dự phòng

Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, bạn cần thiết lập kế hoạch chăm sóc tốt để kiểm soát diễn tiến của bệnh. Một vài khuyến nghị sau đây sẽ hữu ích cho bạn:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nhất là canxi và vitamin D. Tránh những loại thực phẩm có thể kích hoạt phản ứng viêm như đồ hộp, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ…
  • Tập luyện với cường độ phù hợp. Trao đổi với bác sĩ về việc thiết lập chế độ rèn luyện.
  • Tránh làm việc quá sức, mang vác nặng.
  • Tráng tư thế xấu, không nên nằm sấp khi ngủ.
  • Giữ ấm cho cơ thể trong những ngày gió lạnh.
  • Thường xuyên thăm khám để dự phòng các trường hợp rủi ro phát sinh.

Bệnh viêm khớp sụn sườn mặc dù không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh rất giống với dấu hiệu của bệnh tim hay bệnh phổi. Bạn nên thăm khám kịp thời khi có dấu hiệu bất thường xảy ra để có thể loại bỏ các vấn đề nguy hiểm khó lường.

Tham khảo thêm: Thuốc Đông y đặc trị viêm xương khớp