Bệnh thoái hóa cột sống M47 là gì? Biểu hiện và cách điều trị
Thoái hóa cột sống m47 là tình trạng đốt sống thắt lưng bị tổn thương khiến vùng thắt lưng đau nhức khiến người bệnh khó khăn trong việc thay đổi tư thế cũng như thực hiện của hoạt động sống hằng ngày.
Thoái hóa cột sống m47 là gì?
Trong y học, mỗi đốt sống trên cột sống đều có ký tự riêng để các bác sĩ dễ phân biệt và xác định vị trí của chúng. Trong đó, m47 là ký hiệu của đốt sống thắt lưng, nơi phải chịu nhiều áp lực giúp cơ thể thực hiện mọi chức năng và hoạt động.
Thoái hóa cột sống m47 là kết quả của quá trình hao mòn đốt sống do cơ thể lão hóa, vận động quá mức hoặc không vận động. Việc thường xuyên thực hiện các động tác giữ nguyên một tư thế ngồi hoặc cúi, gập, nghiêng người đột ngột và bưng bê vật nặng là nguyên nhân khiến cột sống m47 bị tổn thương. Lâu dần, cột sống này không thể thực hiện tốt các chức năng của mình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vận động của cơ thể.
Biểu hiện của thoái hóa cột sống m47
Các triệu chứng của thoái hóa cột sống m47 xuất hiện một cách từ từ với các biểu hiện nhau sau:
- Đau nhức, đau âm ỉ hoặc đột ngột tăng dần các cơn đau ở vùng thắt lưng.
- Người bệnh vận động chậm chạp, khó khăn trong việc thay đổi tư thế. Các cơn đau thắt lưng tăng dần khiến người bệnh không thể cúi người hay đứng thẳng lưng.
- Cứng cơ, căng cơ thắt lưng: Xuất hiệu dấu hiệu co cứng các cơ quanh cột sống thắt lưng kèm theo triệu chứng đau nhói, đau dữ dội nếu người bệnh thực hiện các vận động mạnh hoặc xoay người đột ngột.
Các biểu hiện bệnh của thoái hóa tiến triển một cách từ từ, ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ không thường xuyên lâu dần chuyển biến xấu và ngày một trầm trọng hơn. Chính vì các biểu hiện ban đầu không quá nghiêm trọng, người bệnh thường bỏ qua khiến bệnh phát triển nặng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng đời sống.
Ngoài việc cột sống thường xuyên đau nhức nếu không kịp thời điều trị người bệnh có thể gặp một số vấn đề như:
- Cột sống m47 biến dạng: Khi tình trạng thoái hóa diễn ra lâu ngày, cột sống m47 có thể bị biến dạng, cong vẹo bất thường hoặc trượt thân đốt sống.
- Bại liệt: Thoái hóa cột sống m47 lâu ngày có thể khiến các thân đốt sống bị giòn xốp, xẹp lún dẫn đến tình trạng liệt nửa người thậm chí là liệt toàn thân ở người bệnh.
Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống m47
Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống m47, nhưng đa phần nhiều người mắc bệnh này là do đốt sống chịu nhiều áp lực vì đây vị trí quan trọng hỗ trợ cơ thể thực hiện các chức năng và hoạt động sống. Ngoài ra, có thể kể đến một số nguyên nhân khác như:
- Do tuổi tác: Đốt sống lão hóa do tuổi già, tuổi càng cao, quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh.
- Do tính chất công việc: Những người làm các công việc như văn phòng, lái xe, may vá… thường có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống m47 cao. Lý do là khi không thường xuyên vận động, ngồi quá lâu một chỗ, cột sống thắt lưng sẽ luôn ở tình trạng bị đè nén, chịu sức ép lớn dẫn đến thoái hóa cột sống. Ngoài ra, lao động nặng nhọc, thường xuyên mang vác vật nặng sai tư thế cũng là một trong các nguyên nhân chính.
- Do di truyền, tiền sử bệnh: Các yếu tố di truyền, chấn thương, các bệnh viêm, nhiễm và các vấn đề về nội tiết như tiểu đường, mãn kinh cũng có thể gây ra thoái hóa cột sống m47.
Điều trị thoái hóa cột sống M47 bằng cách nào?
Tùy theo mức độ và tình trạng bệnh mà đối với mỗi bệnh nhân sẽ có những cách điều trị khác nhau. Thông thường thoái hóa cột sống m47 sẽ được điều 5 phương pháp là vật lý trị liệu, dùng thuốc giảm đau, phẫu thuật liệu pháp nhiệt hoặc lạnh và điều trị theo Đông y.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp dùng châm cứu, xoa bóp, các bài tập thể dục để kéo giãn các cơ nhằm cải thiện tình trạng thoái hóa, đưa đĩa đệm về đúng vị trí của nó và phục hồi chức năng của cột sống m47. Đối với những trường hợp bệnh ở cấp độ một, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều trị bằng các bài vật lý trị liệu nhằm chữa trị và giải quyết cơn đau an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này được đánh giá là khá tốn kém đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn điều trị trong thời gian dài.
Liệu pháp nhiệt lạnh
Liệu pháp nhiệt lạnh còn được gọi là chườm nóng, chườm lạnh. Với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể sử dụng túi chườm nóng lên cột sống thắt lưng. Áp dụng thường xuyên sẽ tăng phạm vi chuyển động và tính linh hoạt của đốt sống. Hoặc nếu xuất hiện tình trạng sưng viêm và tê cứng cơ bắp tại vùng thoái hóa đốt sống m47, bạn nên chườm bằng các túi đá để chống viêm, giảm đau.
Dùng thuốc giảm đau
Chỉ được sử dụng thuốc giảm đau khi các bài tập vật lý trị liệu không thể áp dụng và phải có chỉ định của bác sĩ. Tùy vào từng tình trạng bệnh sẽ có những phác đồ điều trị với các loại thuốc phù hợp khác nhau. Vì vậy bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc mà cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc chuyên dùng để giảm đau, điều trị thoái hóa cột sống theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO là:
- Với trường hợp bậc 1: Nên sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol loại 500 mg. Tuyệt đối không sử dụng quá 4g mỗi ngày vì có thể mang đến các tác dụng phụ như nóng gan, tăng men gan…
- Khi tình trạng bệnh ở bậc 2: Có thể sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol kết hợp cùng 2 – 4 liều codein hoặc Tramadol.
- Khi tình trạng bệnh ở bậc 3: Thuốc Opioid hoặc dẫn xuất Opioid sẽ được khuyên dùng trong trường hợp này. Đồng thời nếu xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nên dùng các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid.
Điều trị bằng Đông y
Phương pháp điều trị bằng Đông y cũng được nhiều người bệnh xương khớp lựa chọn. Các bài thuốc Đông y lành tính với các dược liệu từ thiên nhiên giúp người bệnh giảm đau từ từ và bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người mà thầy thuốc sẽ đưa ra bài thuốc điều trị phù hợp. Các vị thuốc thường dùng là: Hà thủ ô, đương quy, hoàng kỳ, đẳng sâm, tục đoạn, nhục quế…
Phẫu thuật
Khi tất cả các phương pháp điều trị trên không có hiệu quả mà bệnh có dấu hiệu tiến triển nặng hoặc ở giai đoạn nguy hiểm thì bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp can thiệp trực tiếp vào cơ quan bị tổn thương để sửa chữa chúng. Phẫu thuật thường giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và sớm quay lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và biến chứng trong hoặc sau phẫu thuật.
Như vậy, có thể nói thoái hóa cột sống m47 không phải là bệnh nguy hiểm nếu người bệnh sớm phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu lơ là chủ quan bỏ qua các dấu hiệu sớm tình trạng thoái hóa, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt nửa người, liệt toàn thân thậm chí tử vong.
Xem thêm:
- Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5 và phương pháp điều trị
- Bị thoái hóa cột sống có nên tập gym?