Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý về xương khớp đặc biệt nghiêm trọng và có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường. Bởi chưa ý thức được sự nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống nên vẫn có nhiều bệnh nhân chủ quan và chưa tích cực trong việc điều trị.

Thoái hóa cột sống lưng
Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Cột sống của chúng ta bao gồm nhiều đốt sống được nối lại với nhau bằng hệ thống dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau, dây chằng vòng, dây chằng liên gai sống. Trong đó, dây chằng dọc sau có chứa nhiều thụ thể thần kinh cảm giác nên khi tác động vào, rất dễ gây đau. Cho nên, khi cột sống bị chấn thương hoặc thoái hóa không chỉ làm cho khả năng chuyển động của cơ thể mà còn có thể gây đau, mất cảm giác hoặc làm tác động đến một số bộ phận tương ứng. 

Tùy vào vị trí thoái hóa và mức độ thoái hóa mà các biến chứng cũng hoàn toàn khác nhau. Hiện nay, thoái hóa cột sống lưng và thoái hóa đốt sống cổ là 2 vị trí phổ biến và cũng khá nghiêm trọng. Bởi đây là nơi tập trung của rất nhiều thần kinh vận động quan trọng. 

Vậy bị thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Theo BS. Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM, thoái hóa cột sống tuy không gây hại đến tính mạng nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại rất nhiều biến chứng nghiêm trọng chẳng hạn như làm giảm vận động, biến dạng khớp, tàn phế,… Dưới đây là một số tác hại nghiêm trọng của thoái hóa cột sống, chẳng hạn như:

Hẹp ống sống

Thoái hóa cột sống gây ảnh hưởng đến cấu trúc của đốt sống và theo thời gian, những đốt sống bị thoái hóa bị biến dạng và sẽ hình thành nên các gai xương, gây chèn ép lên tủy, các dây thần kinh, làm hẹp không gian của tủy sống. Vì vậy, người bị thoái hóa cột sống thường có biểu hiện ngứa vùng cánh tay, đau tức ngực, tê mỏi chân tay, đau mỏi vai gáy khi không gian tủy sống bị thu hẹp. Hẹp ống sống có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống. Các nhà nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra, có khoảng 75% các trường hợp bị hẹp ống sống phổ biến ở cột sống thắt lưng và có ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tọa.

– Chèn ép các dây thần kinh quan trọng

Có thể nói, đây là biến chứng nghiêm trọng mà bạn có thể gặp khi bị thoái hóa cột sống. Tình trạng chèn ép này bao gồm chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy thắt lưng khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu. Không chỉ dừng ở đó, các triệu chứng đau nhức này còn lan sang các vị trí khác như thắt lưng, mông, đùi, bàn chân,…

Trường hợp các dây thần kinh chỉ bị chèn ép tạm thời, chỉ cần nghỉ ngơi hoặc điều trị đúng cách thì các triệu chứng này có thể biến mất. Nhưng nếu bệnh nhân không kiểm soát được những áp lực hoặc tác động lên cột sống thì có khả năng bệnh chuyển biến mãn tính và gây ra những tổn thương vĩnh viễn là điều khó tránh khỏi.

Biến dạng cột sống

Biến dạng cột sống được xem là biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể phải đối mặt khi không điều trị thoái hóa đúng cách. Tình trạng biến dạng còn kéo theo rất nhiều hệ lụy như vẹo cột sống, gù và lâu dần làm mất đi khả năng vận động.

Thoái hóa cột sống lưng
Thoái hóa cột sống lưng để lại nhiều di chứng nghiêm trọng có liên quan đến một số bộ phận khác

Thoát vị đĩa đệm

Một số tài liệu y khoa khẳng định rằng, thoát vị đĩa đệm hay gai cột sống là di chứng điển hình của bệnh thoái hóa cột sống. Hầu hết những bệnh lý này đều là bệnh mãn tính và rất khó để điều trị dứt điểm. Cho nên, khi bị thoát vị do thoái hóa cột sống, bệnh nhân thường phải gánh hậu quả nghiêm trọng về thể chất lẫn tinh thần.

– Nguy cơ tàn tật

Là biến chứng nghiêm trọng nhất là bệnh nhân thoái hóa cột sống phải đối mặt khi không phát hiện và ứng phó kịp thời. Việc điều trị không đúng cách, phát hiện bệnh muộn, thờ ơ với các biểu hiện bệnh sẽ làm cho tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, các cơ, khớp bị suy yếu, teo tóp và làm mất khả năng di chuyển.

Mặc dù thoái hóa cột sống không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài nó gây nguy hiểm đến chức năng vận động và sức khỏe. Do đó, bệnh nhân cần tìm kiếm giải pháp khắc phục và điều trị tích cực để hạn chế biến chứng ở mức thấp nhất.

Phương pháp giảm đau do thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường diễn biến khá âm thầm cho nên bệnh nhân không thể kiểm soát cơn đau. Khi cơn đau bùng phát, bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản sau:

Chườm nóng: Bệnh nhân sử dụng dược liệu như ngải cứu, ngũ trảo, lá lốt hoặc gừng đem rang nóng và chườm lên vị trí đau nhức. Tuy nhiên không được xoa bóp trong khi đang chườm nóng, tránh tình trạng làm trật khớp. 

Điều trị bảo tồn:

  • Sử dụng máy kéo giãn cột sống theo chỉ định của bác sĩ.
  • Di động cột sống
  • Siêu âm trị liệu, sóng ngắn trị liệu, hồng ngoại trị liệu,…
  • Sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ điều trị viêm đau như Paracetamol, Meloxicam, Piroxicam, Diclofenac, Celecoxib, Eperisone, Myonal, Mydocalm, Profenid gel,…

Phương pháp hỗ trợ khác:

  • Thực hiện các bài tập về cơ cổ, cơ lưng, bụng,…
  • Xoa bóp, massage nhẹ nhàng vùng cột sống thắt lưng.
  • Nghỉ ngơi khi cơn đau bùng phát dữ dội, tư thế nằm thẳng lưng, duỗi thẳng chân.
  • Dùng nạng, gậy khi di chuyển nhằm giảm áp lực đè nặng lên bề mặt khớp.

Để khắc phục thoái hóa cột sống an toàn, bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ một cách nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, cần chủ động phòng ngừa sự phát triển của thoái hóa ngay từ đầu.

Biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống phát triển

Thoái hóa cột sống thuộc dạng bệnh lý rất khó điều trị nhưng lại dễ gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, mỗi người cần chủ động hơn trong việc phòng ngừa, cụ thể như:

  • Hạn chế việc ngồi lâu ở một tư thế, khi ngồi luôn giữ cho lưng thẳng.
  • Thường xuyên luyện tập thể thao để tăng độ đàn hồi cho các khớp.
  • Chú ý các động tác thể thao, nên lựa chọn bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với sức khỏe.
  • Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Có thể sử dụng các phương pháp cải thiện cơn đau như bấm huyệt, xoa bóp, chườm thuốc, bôi gel ở mức vừa phải.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, hạn chế tình trạng béo phì hoặc tăng cân đột ngột.
  • Bổ sung lượng lớn rau xanh, hoa quả tươi, canxi từ thực phẩm để tăng cường dưỡng chất. Đồng thời hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, bia rượu, thuốc lá, thức ăn sẵn, đồ ăn chứa nhiều đường, muối,…
  • Uống đủ 2 – 2,5l nước/ngày.
  • Hạn chế các hoạt động mang, vác quá sức.
Điều trị thoái hóa cột sống
Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống để giảm thiểu đau nhức và biến chứng

Bệnh thoái hóa cột sống lưng gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của bệnh nhân. Khi xương khớp thoái hóa, còn kéo theo rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng, cho nên chúng ta không được chủ quan và thờ ơ khi xương khớp có dấu hiệu bất thường.