Bệnh phong thấp ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh phong thấp ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lâu dài của bé. Đặc biệt nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng khiến bé gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
Hiểu thế nào về bệnh phong thấp ở trẻ?
Bệnh phong thấp ở trẻ em bắt nguồn từ rối loạn miễn dịch khiến các tế bào mô sụn và xương khớp khỏe mạnh bị tác động và gây tổn thương bởi chính hệ miễn dịch của cơ thể. Bệnh thường gây đau nhức xương khớp và có thể khiến bé gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như thấp tim cấp, thấp khớp cấp thậm chí là hội chứng di tim.
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh phong thấp ở trẻ chiếm từ 3 – 5%. Hiện nay, con số này đang có xu hướng gia tăng, bệnh thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 4 – 15.
Nguyên nhân gây bệnh phong thấp ở trẻ
Mặc dù rất hiếm gặp nhưng không có nghĩa là bố mẹ có thể chủ quan cho rằng con mình không có nguy cơ mắc phải bệnh này. Một số nguyên nhân gây bệnh dưới đây sẽ giúp bố mẹ có biện pháp phòng tránh và hiểu hơn về căn bệnh này.
- Do bẩm sinh
Trẻ có thể bị phong thấp ngay từ khi sinh ra với sự thiếu hụt trong cấu trúc xương khớp. Tuy nhiên, lúc này bệnh chỉ có những biểu hiện nhỏ, không rõ ràng nên bố mẹ rất khó phát hiện.
- Do bệnh lý
Phong thấp ở trẻ có thể xuất hiện do biến chứng của các bệnh như sốt phát ban, nhiễm khuẩn đường hô hấp, sốt virus hoặc tai – mũi – họng… Những bệnh lý này tạo điều kiện để vi khuẩn tan huyết nhóm A streptococcus có khả năng xâm nhập và tấn công cơ thể bé.
- Do thời tiết thay đổi
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết tác động lớn để cơ thể của trẻ do lúc này cơ thể trẻ còn yếu, chưa hoàn toàn hoàn thiện và hệ miễn dịch kém dẫn đến các bệnh lý về đường hô hấp và xương khớp. Khi xương khớp chịu các tác động tiêu cực từ yếu tố thời tiết sẽ rất dễ gây ra bệnh phong thấp.
- Do chế độ dinh dưỡng thiếu chất
Trẻ lười ăn, kén ăn hoặc không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ rất dễ bị còi cọc, sức đề kháng yếu, xương khớp kém phát triển. Điều này cũng là nguyên nhân khiến nhiều bé mắc bệnh phong thấp.
Triệu chứng của bệnh phong thấp ở trẻ em
Đối với trẻ bị phong thấp bẩm sinh, các biểu hiện ban đầu thường không rõ rệt. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên các dấu hiệu sẽ rõ ràng, dễ nhận biết. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là:
- Trẻ thường hay sốt nhẹ và bắt đầu xuất hiện các mẩn đỏ.
- Trẻ thường vụng về hơn thường ngày như cầm đồ hay rớt, tay run run khi cầm bút viết chữ…
- Tay chân ra nhiều mồ hôi khiến tay trẻ thường xuyên bị ẩm ướt nhất là khi thời tiết thay trẻ.
- Các ngón tay, ngón chân trẻ bắt đầu sưng viêm và đau khiến trẻ không còn hiếu động, chạy nhảy vui chơi như trước. Nếu không kịp thời điều trị tình trạng sưng viêm sẽ lan sang các khớp khác.
- Trẻ bị cứng khớp, khó khăn khi di chuyển, có thể đi khập khiễng nếu viêm khớp hông hoặc gối, biểu hiện rõ rệt nhất vào buổi sáng sớm khi bé vừa ngủ dậy.
- Da xuất hiện các hạt tròn nhỏ, cứng, có thể di động nhưng không gây đau. Các nốt sần này thường xuất hiện ở những phần xương nhô ra hoặc các vùng da mỏng như khớp cổ tay, cổ chân, bàn chân, vùng chẩm da đầu…
- Ngoài ra, trẻ còn có những hiểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc.
Cách điều trị phong thấp ở trẻ em
Khi trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh phong thấp, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh thường được điều trị bằng các biện pháp sau đây:
1. Dùng thuốc
Nếu bé chỉ bị phong thấp nhẹ, các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng thuốc để giảm đau khớp và ức chế sự phát triển của bệnh. Các loại thuốc thường dùng là:
- Thuốc giảm đau Acetaminophen: Ít gây hại đến các cơ quan trong cơ thể trẻ nhưng cần được sử dụng đúng liều lượng và giờ giấc.
- Thuốc chống viêm không steroid như diclofenac, Ibuprofen để cải thiện tình trạng sưng viêm dữ dội ở cơ bắp và xương khớp trẻ
- Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng để giảm sưng viêm tại khớp và các cơ quan. Tuy nhiên, có thể gây suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác.
2. Vật lý trị liệu
Vì xương khớp của trẻ có khả năng tái tạo và phục hồi nhanh nên ngoài việc dùng thuốc, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bé các bài tập để cải thiện bệnh. Các bài tập này thường nhẹ nhàng vừa giúp giảm đau, khôi phục khả năng vận động lại vừa giúp trẻ nâng cao sức khỏe.
Chăm sóc cho trẻ mắc phong thấp
Để tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn, bố mẹ nên quan tâm đến trẻ nhiều hơn và hãy dạy trẻ cách tự chăm sóc. Nhằm giúp việc điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả, trẻ cần:
- Thường xuyên liệu tập các động tác thể dục nhẹ nhàng giúp hệ xương khớp khỏe mạnh và mau lành bệnh hơn.
- Không nên lên cân quá nhiều vì sẽ khiến các khớp xương sưng viêm nghiêm trọng vì phải chịu áp lực quá lớn.
- Nên được bổ sung nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm giàu đạm, magie, canxi, Kali như sữa, thịt cá, hải sản để xương khớp rắn chắc.
- Giữ cho tâm trạng lạc quan yêu đời để bệnh chóng khỏi. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên chủ động cùng còn điều trị, không nên la mắng khiến tinh thần bé không được ổn định.
- Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý.
Cách phòng tránh phong thấp cho trẻ
Để trẻ không mắc phải bệnh phong thấp, bố mẹ nên phòng tránh bằng cách:
- Luôn giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh, tuyệt đối không để trẻ nhiễm lạnh vì nguy cơ mắc các bệnh về khớp và bệnh đường hô hấp của trẻ ở thời điểm này rất cao.
- Hướng dẫn và tạo thói quen vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối loãng vào buổi tối cho trẻ.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất và phải đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể bé mỗi ngày.
- Các triệu chứng của bệnh phong thấp có thể xuất hiện cùng lúc hoặc lần lượt. Khi có một trong những dấu hiệu này, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kịp thời điều trị.
Bệnh phong thấp ở trẻ em có các biểu hiện ban đầu không mấy rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy, bố mẹ nên hết sức quan tâm đến tình trạng sức khỏe của bé để có thể nhanh chóng phát hiện thông qua các dấu hiệu và có biện pháp điều trị hiệu quả.