Bệnh nhân thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?
Chạy bộ là phương pháp có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không? Liệu việc thường xuyên chạy bộ có ảnh hưởng đến xương khớp?
Bệnh nhân thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?
Thoái hóa cột sống là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê có đến 80% bệnh nhân đứng trước nguy cơ mắc phải căn bệnh này, nhất là những người thường xuyên làm việc nặng, dân văn phòng, người lớn tuổi. Người bệnh sẽ thường xuyên bị đau nhức, khó chịu, cứng khớp, không thể vận động,…
Với căn bệnh này, nhiều người đã sử dụng phương pháp chạy bộ với hy vọng cải thiện được tình trạng bệnh. Bệnh nhân tin rằng, chạy bộ sẽ giúp máu dễ lưu thông, tăng cường màu lên não, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người cho rằng, chạy bộ chính là “con dao hai lưỡi”, rất dễ khiến xương khớp bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Thực hư vấn đề này như thế nào?
Chạy bộ có tác dụng rất tốt đối với bệnh thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia sức khỏe cho rằng chạy bộ chính là “chìa khóa” giúp bệnh nhân bị thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ giảm nhanh các triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi chạy bộ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của việc chạy bộ mang đến cho sức khỏe của bệnh nhân thoái hóa cột sống.
- Nuôi dưỡng cấu trúc xương cột sống: Chạy bộ sẽ giúp phần xương cột sống đàn hồi, quá trình trao đổi chất ở xương cũng diễn ra dễ dàng hơn. Từ đó, xương khớp sẽ nhanh chong được bôi trơn và người bệnh cũng vận động thoải mái, thuận lợi hơn.
- Tăng cường tính ổn định của xương khớp ở cột sống: Một khi người bệnh bị thoái hóa cột sống, các đốt xương sẽ rất dễ bị giãn hoặc lệch khớp. Chạy bộ là phương pháp giúp kiểm soát mật độ xương khớp, giúp các khớp xương ổn định hơn, phục hồi các khớp cột sống và tránh được các tổn thương.
- Duy trì sự linh hoạt cho xương khớp: Với những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, xương khớp sẽ rất dễ bị cứng, khó có thể vận động được. Chạy bộ có tác dụng rất tốt trong việc giúp các khớp xương linh hoạt hơn, giảm được triệu chứng đau nhức.
- Kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa thoái hóa đốt sống: Ngoài các tác dụng trên, chạy bộ sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng tăng cân, tiêu hao lượng mỡ thừa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống.
Mỗi ngày, người bệnh thoái hóa cột sống có thể dành 30 phút để chạy bộ mỗi ngày. Đây là cách không chỉ giúp bạn bảo vệ được các khớp xương mà còn tăng cường được sự đàn hồi cho cơ bắp, tạo sự nhịp nhàng, linh hoạt cho xương, giảm áp lực đè nén lên các hệ thần kinh cột sống, ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra.
Thực tế, rất nhiều bệnh nhân sau một thời gian ngắn chạy bộ, bệnh cũng thuyên giảm dần. Bệnh nhân cảm thấy khỏe khoắn, thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải luyện tập vừa sức, tuyệt đối không được vận động quá mạnh mà phải thực hiện có kế hoạch, bệnh mới nhanh chóng khỏi.
Nếu bị thoái hóa cột sống ở mức độ nặng, bạn không nên chạy bộ
Với những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa cột sống ở mức độ nặng, bệnh đã tiến triển sang một giai đoạn mới, người bệnh không nên vận động. Việc chạy bộ lúc này sẽ gây phản tác dụng và khiến cho bệnh tình của bạn càng trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, việc chạy bộ sẽ khiến các khớp xương bị tổn thương. Nếu không thận trọng, nguy cơ bệnh nhân gặp phải các biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, nếu người bệnh bị thoái hóa cột sống ở mức độ nặng, bạn nên đi bộ nhẹ nhàng vào buổi sáng và không được vận động mạnh để bệnh nhanh chóng khỏi.
Một số lưu ý khi chạy bộ để cải thiện bệnh thoái hóa cột sống
Chạy bộ là phương pháp tích cực giúp người bệnh thoái hóa cột sống giảm nhanh cơn đau. Tuy nhiên, trong quá trình chạy, người bệnh cần phải áp dụng đúng các nguyên tắc, tránh ảnh hưởng đến xương khớp. Trong quá trình chạy bộ, bạn có thể kết hợp với các bài tập như đi bộ, dưỡng sinh, yoga,… Ngoài ra, người bệnh cần phải thực hiện nghiêm túc các yêu cầu dưới đây để bệnh nhanh chóng khỏi.
- Lựa chọn quần áo, giày dép vừa người sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất. Không nên mặc đồ ôm, gây khó khăn trong việc vận động.
- Chú ý chọn những đôi giày vừa chân để tránh bị đau nhức, ảnh hưởng đến khớp xương. Đôi giày được mang chạy bộ phải mềm, có độ giảm xóc để cột sống dễ chịu hơn trong quá trình chạy.
- Tư thế chạy phải đúng, đầu thẳng về phía trước, lưng thẳng. Tuyệt đối không được chạy chúi đầu về phía trước.
- Khi chạy, bạn cần phải thả lỏng 2 cánh tay và cơ thể để máu dễ dàng lưu thông các bộ phận. Đồng thời, hít thở đều, ổn định để không bị mất sức trên đoạn đường chạy.
- Không được chạy bộ khi vừa ăn xong vì rất dễ gây ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: Bệnh nhân thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không? Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mình, người bệnh có thể chạy ở mức độ vừa phải, phù hợp với sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi để bệnh nhanh chóng khỏi.