Bệnh loãng xương nên ăn gì? Chế độ ăn cho người loãng xương
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh loãng xương. Liệu người bệnh loãng xương nên ăn gì để hỗ trợ điều trị tốt hơn? Những gợi ý hay từ bài viết sẽ giúp bạn xây dựng chế độ ăn phù hợp nhất khi đang sống chung với bệnh lý này.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người loãng xương
Bệnh loãng xương thường khởi phát cùng với quá trình lão hóa chung của cơ thể. Biểu hiện của bệnh chính là sự mất dần canxi trong xương, khiến xương khớp suy yếu, chịu lực kém và rất dễ gãy.
Cấu trúc xương bao gồm các thành phần chính đó là canxi, collagen và protein. Các thành phần này có nhiệm vụ tăng cường độ đàn hồi và sự chắc khỏe cho xương khớp.
Bệnh loãng xương sẽ thường xuất hiện khi cơ thể không đáp ứng được các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp. Chính vì thế, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học chính là yếu tố quan trọng nhất trong điều trị và ngăn ngừa bệnh lý này.
Các chuyên gia cho biết, việc xây dựng chế độ ăn cho người bị loãng xương cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tăng cường thực phẩm chứa nhiều canxi để đáp ứng nhu cầu cơ thể
- Bổ sung vitamin D để xúc tiến quá trình hấp thu canxi
- Nên ăn các thực phẩm giàu omega-3 để hỗ trợ tổng hợp collagen
- Đảm bảo lượng protein cơ thể cần từ nguồn thực phẩm lành mạnh
- Cân bằng hàm lượng các dưỡng chất mà cơ thể cần
- Không nên ăn quá 5g muối mỗi ngày
- Tránh hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm làm giảm hấp thu canxi như cà phê, chocolate, thực phẩm chứa nhiều sắt…
Khi đang sống chung với bệnh loãng xương, tốt nhất bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Ngoài việc, bổ sung các thành phần dưỡng chất từ chế độ ăn, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn sử dụng các loại viên uống bổ sung. Tùy vào hiện trạng bệnh và sẽ có cách can thiệp phù hợp nhất.
Bệnh loãng xương nên ăn gì để hỗ trợ cải thiện
Rất nhiều bệnh nhân loãng xương đang băn khoăn không biết nên ăn gì để tốt cho quá trình điều trị. Một số gợi ý sau đây sẽ hữu ích với việc xây dựng khẩu phần ăn của bạn:
1. Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa và chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin D rất lớn tốt cho người bệnh loãng xương. Trung bình mỗi ngày một người trưởng thành cần tới khoảng từ 800 – 1200mg canxi.
Uống sữa đều đặn mỗi ngày có thể cung cấp tới 60% nhu cầu canxi nói trên. Ngoài ra, thức uống này còn chứa các thành phần dưỡng chất khác như vitamin D, C, protein, khoáng chất…
Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều các loại sữa tốt cho người loãng xương, ví dụ như:
- Sữa Anlene
- Sữa Ensure Gold
- Sữa Nutricare Gold
- Sữa Vinamilk Sure Prevent
- Sữa Nutri Care Bone
- Sữa GoldMilk Hi Canxi
Ngoài sữa, bạn nên bổ sung một số chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua… cũng rất tốt cho quá trình tổng hợp canxi và vitamin D trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên chọn các loại sữa và chế phẩm sữa có hàm lượng chất béo thấp để tốt hơn cho sức khỏe.
2. Trứng
Đây là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe, nhất là đối với bệnh nhân loãng xương. Trứng có chứa hàng loạt các thành phần dưỡng chất có lợi cho quá trình tái tạo cấu trúc cương.
Hàm lượng canxi, selen, vitamin D, folate dồi dào trong trứng chính là nguồn dinh dưỡng giúp cjo xương khớp được chắc khỏe. Ngoài ra, trứng còn có chứa một lượng lớn protein lành mạnh, đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bệnh loãng xương.
Trứng rất dễ chế biến, bạn có thể luộc, chiên, ốp la hay kết hợp với các loại thực phẩm khác để tạo ra những món ăn bổ dưỡng.
3. Hải sản
Tùy thuộc vào từng loại hải sản mà thành phần dinh dưỡng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đây là nhóm thực phẩm rất tốt cho sức khỏe xương khớp, chúng chính là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất hoàn hảo.
Một số loại hải sản như tôm, cua, nghêu, ốc… có chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao. Đây chính là hai thành phần chính tham gia vào quá trình tái tạo các tế bào xương mới.
Ngoài ra, lượng omega-3 dồi dào trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi… cũng rất tốt cho sức khỏe. Chúng không chỉ giúp cải thiện độ đàn hồi và linh hoạt của xương khớp mà còn giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa hiệu quả.
4. Rau củ và trái cây
Rau củ và trái cây là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào trong nhóm thực phẩm này rất quan trọng với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Chúng có tác dụng tuyệt vời trong việc nâng cao sức đề kháng.
Đối với những người loãng xương nên tăng cường bổ sung các loại rau như bắp cải, bông cải xanh, rau bina, măng tây… Nguồn vitamin K lớn từ các loại rau này sẽ giúp tăng cường quá trình chuyển hóa xương hiệu quả.
Ngoài ra một số loại trái cây họ cam quýt, quả mọng… có hàm lượng vitamin C, D dồi dào rất tốt cho sức khỏe xương khớp. Thường xuyên uống nước ép trái cây hay sinh tố cũng là cách tốt để làm chậm quá trình lão hóa.
5. Quả hạch
Các loại quả hạch bao gồm hạnh nhân, hồ trăn, óc chó, hạt điều, mắc ca… Đây là nhóm thực phẩm đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là đối với những người bị loãng xương.
Quả hạch chứa nhiều chất béo nhưng hầu hết là chất béo lành mạnh. Lượng omega-3 dồi dào trong quả hạch khi được dung nạp vào cơ thể sẽ là thành phần chính tham gia vào quá trình tổng hợp collagen. Điều này không chỉ giúp xương khớp dẻo dai hơn mà còn giúp làn da được trẻ hóa.
Ngoài ra, trong quả hạch còn có chứa hàm lượng chất xơ, protein, selen rất dồi dào. Những dưỡng chất này đem lại hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ quá trình tái tạo cấu trúc xương.
Chế độ dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp, nhất là với bệnh nhân loãng xương. Ngoài việc xây dựng chế độ ăn lành mạnh, người bệnh cần kết hợp tập luyện khoa học để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống cũng như luyện tập phù hợp nhất.