Bệnh gút có di truyền không? [Chuyên gia giải đáp]
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh nhân bị mắc bệnh gút. Vậy bệnh gút có di truyền không? Cùng lắng nghe chuyên gia sức khỏe giải đáp về vấn đề này.
Bệnh gút có di truyền không?
Theo PGS.TS.BS Võ Văn Thành (Trưởng khoa Cột sống A Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.Hồ Chí Minh) cho biết: Ngoài những yếu tố chủ quan và khách quan, bệnh gút còn mang tính di truyền. Tuy nhiên, tỉ lệ di truyền của bệnh gút không cao. Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học (NCBI) chia sẻ, có 40% bệnh nhân mắc bệnh gút do gia đình có người từng mắc phải căn bệnh này.
Thông thường, yếu tố di truyền của bệnh gút đối với nam giới và nữ giới sẽ khác nhau (1/3 ở nam giới và 1/5 ở phụ nữ. Bên cạnh đó, tính di truyền ảnh hưởng tới các thành viên như thế nào thì không thể xác định chính xác. Chỉ biết rằng, hầu hết những trường hợp phát hiện bệnh đều có gen kiểm soát nồng độ acid uric.
Hơn nữa, S.-J.Chang (Đại học Y Kaohsiung, Đài Loan) cũng cho biết, nếu trong gia đình có một người anh em song sinh mắc bệnh gút thì tỉ lệ mắc bệnh của bạn gấp 8 lần. Đồng thời, cha hoặc mẹ mắc bệnh thì có con sẽ có nguy cơ mắc bệnh gấp 2 lần. Các số liệu thống kê cho thấy, tỉ lệ số bệnh nhân mắc bệnh gút chiếm 25%. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì con cái sinh ra có nguy cơ mắc bệnh chiếm 45%.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu cũng đã xác định, rút là bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa purin nhưng lại liên quan mật thiết đến gen. Điều này cũng có nghĩa, yếu tố di truyền ở những người chung huyết thống là một trong các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, giới khoa học cũng đã chứng minh được rằng, có 5 gen liên quan đến bệnh gút là HGPRT1, Glc6-photphat (gen tại gan), PRPPs1,PRPPs2, PRPPs3 (trong tinh hoàn).
Những bệnh nhân mắc bệnh gút là do quá trình tổng hợp purin nội sinh trong cơ thể quá nhiều làm cho lượng axit uric vượt ngưỡng cho phép. Axit uric sẽ khiến cho các gốc tự do trong cơ thể sẵn sàng gắn vào với bất cứ gen nào và dần dần biến đổi chúng. Thời gian dài, lượng axit uric không được đào thải sẽ khiến bệnh nhân mắc bệnh gút.
Những bệnh nhân mắc bệnh gút thường bị đau nhức dữ dội ở các khớp xương. Cơn đau sẽ khỏi trong khoảng 1 tuần và nhanh chóng quay trở lại khiến người bệnh không thể vận động, di chuyển được. Các khớp khác như ngón tay, ngón chân, mắt cá chân, bàn tay,… cũng bị đau, sưng tấy. Tình trạng đau âm ỉ kéo dài, khiến các khớp bị tổn thương, tê liệt, mất chức năng vận động, thậm chí teo cơ, phải cắt cụt chi.
Có thể nói, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị mắc bệnh gút. Do đó, nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh thì hãy nhanh chóng tiến hành thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ lượng axit uric để sớm phát hiện mầm bệnh. Đặc biệt, nếu các khớp chân bị sưng tấy, đau đột ngột vào ban đêm thì người bệnh cần phải thận trọng.
Lối sống lành mạnh giúp ngăn ngừa mắc bệnh gút
Để có được cuộc sống khỏe mạnh, tránh nguy cơ mắc bệnh gút, tất cả mọi người cần phải chú ý đến sức khỏe của chính mình. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn có thể sống khỏe và không còn lo lắng bệnh gút tấn công.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng các loại thức ăn có chứa nhiều thành phần purin (nội tạng động vật, thịt đỏ)
- Tích cực bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh và trái cây. Tuy nhiên, những loại trái cây có vị chua thì không được sử dụng vì chúng tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa tình trạng tăng cân, béo phì, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh. Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng ở mức thích hợp nhất
- Uống đủ nước mỗi ngày để đào thải các độc tố trong cơ thể ra ngoài. Đồng thời, bạn có thể sử dụng sữa hoặc nước ép sinh tố để thay thế nước lọc.
- Suy nghĩ tích cực, tránh áp lực, không nên căng thẳng, lo lắng quá mức
- Ngủ đủ giấc, không được làm việc quá khuya
- Không được nhịn tiểu, ảnh hưởng đến bàng quang và quá trình đào thải nước tiểu
- Áp dụng các bài tập yoga để để giúp tinh thần thư giãn, cơ thể khỏe hơn.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, sự dẻo dai cho xương khớp
Trên đây là những thông tin giúp người bệnh có thể giải đáp được thắc mắc: Bệnh gút có di truyền không? Đây là căn bệnh gây rất nhiều phiền toái và bất tiện cho bệnh nhân trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, bệnh có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như tổn thương khớp, suy tim, suy thận,… Do đó, mọi người không nên chủ quan trong việc điều trị bệnh. Tuyệt đối không được mua thuốc uống nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.