Bệnh gút có ăn được thịt vịt không? Cảnh báo từ chuyên gia
Thịt vịt là một trong những thực phẩm thông dụng ở Việt Nam có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Vậy người bệnh gút có được ăn thịt vịt không, thịt vịt có chứa nhân purin ảnh hưởng đến tình trạng bệnh hay không?
Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g thịt vịt có chứa khoảng 25g protein, cao hơn rất nhiều so với thịt bò, thịt heo, dê, trứng… Thịt vịt còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể khác như sắt, canxi, photpho, acid nicotinic và các vitamin B1 B2, A, D…
Theo Đông y, thịt vịt vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Hỗ trợ điều trị tốt các chứng tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Vô cùng thích hợp cho những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm chữa khỏi… Ngoài ra, thịt vịt còn giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, lao phổi, ung thư…
Người bệnh gút có ăn được thịt vịt không?
Như đã đề cập, thịt vịt là món ăn tốt cho sức khỏe và vô cùng giàu đạm. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc bị gút có ăn được thịt vịt không chính là không. Bởi lẽ gút là một bệnh xương khớp đặc biệt xảy ra khi lượng axit uric trong máu quá cao dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối urat sắc nhọn trong các mô và khớp xương.
Các axit uric này tăng cao là do người bệnh hấp thu quá nhiều nhân purin có trong các loại thịt đỏ, nội tạng, hải sản. Một trong những loại thịt chứa nhiều nhân purin mà người bệnh gút nên hạn chế sử dụng là thịt vịt. Theo các nghiên cứu, trong 100g thịt vịt có đến 128mg purin được chuyển hóa thành acid uric. Trong khi đó, khuyến cáo mà bác sĩ đưa ra là người bệnh gút cấp tính chỉ nên sử dụng tối đa 135 – 150mg/100g.
=> Kết luận: Như vậy, với hàm lượng purin khá cao trong thịt vịt, người bệnh gút mãn tính tuyệt đối không được sử dụng. Nếu tình trạng gút của bạn chỉ ở giai đoạn cấp tính thì có thể thêm một ít vào khẩu phần ăn của mình.
Những lưu ý khi người bệnh gút sử dụng thịt vịt
Mặc dù thịt vịt không tốt cho người bệnh gút nhưng bạn cũng không cần kiêng hoàn toàn loại thịt phẩm này nếu tình trạng bệnh nhẹ. Chỉ cần khống chế lượng purin nạp vào cơ thể trong ngày ở mức cho phép thì vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuyệt đối không ăn đùi vịt và da vịt vì vị trí này chứa nhân purin vượt ngưỡng cho phép.
- Chỉ nên sử dụng tối đa từ 50 – 70g thịt vịt một ngày, chế biến theo kiểu kho, hấp và không nên chiên, rán, nướng để tránh gia tăng chất béo.
- Nên ăn kèm rau xanh, uống nhiều nước để gia tăng đào thải lượng acid uric trong cơ thể.
- Không nên uống canh thịt vịt hoặc ăn nội tạng vì chứa hàm lượng purin cao.
- Nếu ngày hàm đó đã sử dụng thịt vịt thì tuyệt đối không ăn bất kỳ thực phẩm nào có chứa purin trong ngày hôm đó nữa.
Các loại thịt mà người bệnh gút có thể sử dụng
Để tránh thiếu hụt đạm và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, người bệnh có thể bổ sung bằng các nguồn đạm sau đây:
- Nên sử dụng thịt gà, nhất là ức gà với lượng vừa phải thay cho thịt vịt, thịt bò để tránh gia tăng tình trạng bệnh.
- Có thể sử dụng thịt cá sông như cá quả, cá rô đồng, cá trắm cỏ ở mức cho phép vì chúng là thịt trắng, giàu đạm, ít nhân purin và rất tốt cho cơ thể.
- Có thể sử dụng thịt heo nhưng chỉ được dùng từ 30 – 50g/ngày cho người bệnh gút cấp tính. Người bệnh mãn tính không được sử dụng vì thịt heo chứa đến 150mg – 200mg purin.
- Tuyệt đối không ăn thịt chó, thịt mèo, thịt dê, thịt cừu để tình trạng đau nhức sưng viêm không trở nên trầm trọng hơn.
Như vậy, với thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt vịt không thì câu trả lời là người bệnh gút mãn tính tuyệt đối không được sử dụng thịt vịt. Trong khi đó, người bệnh cấp tính, người có lượng acid uric cao nhưng chưa gây bệnh thì có thể sử dụng. Tuy nhiên chỉ được dùng với lượng nhỏ từ 50 – 70g/ ngày. Tuần chỉ nên dùng tối đa từ 2 – 3 lần.