Bệnh gout theo Đông Y và các bài thuốc điều trị
Gout hay còn gọi là bệnh Thống phong, là tình trạng bế tắc các hoạt động của kinh mạch gây ứ trệ máu huyết ở các tổ chức khớp. Điều trị bệnh gout theo Đông y vận dụng các loại thảo dược tự nhiên can thiệp từ căn nguyên gây bệnh. Các bài thuốc Đông y dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí và không gây tác dụng phụ nguy hiểm được nhiều bệnh nhân quan tâm áp dụng.
Nguyên nhân của bệnh gout theo Đông Y
Theo Tạp chí Đông y, bệnh gout (bệnh thống phong) xảy ra ở những người bệnh mắc chứng “Tý thống”. Nguyên căn của bệnh là do dinh vệ hư, tấu lý không chặt, phong hàn thấp. Từ đó cơ thể dễ bị xâm nhập bởi tà khí, chính khí lưu thông bị tắc, hao hụt và sinh khí huyết ngưng trệ lâu ngày thành chứng tý. Mặc dù theo khoa học, điều này vẫn chưa được lý giải cụ thể nhưng Đông Y vẫn có những bài thuốc đặc trị gout tương đối hiệu quả và được sử dụng lâu đời.
Đặc biệt, bệnh thống phong thường xảy ra ở nam giới ngoài tuổi 40. Đặc biệt là những bệnh nhân có chức năng can tỳ thận đã suy yếu, thường xuyên dùng thực phẩm bổ béo, lạm dụng bia rượu, đời sống phóng túng, hay lo nghĩ phiền uất sẽ càng gây hao hụt nguyên khí. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến bệnh nhân tỳ thận hư suy vận hóa kém, sinh đàm thấp ứ trệ lâu ngày, từ đó sinh thấp nhiệt ứ kết gây đau tại khớp.
Tuy nhiên điều trị bệnh gout theo Đông Y vẫn là hình thức điều trị truyền thống, tính hiệu quả chưa được kiểm chứng bởi nghiên cứu. Cho nên trước khi áp dụng, người bệnh cần tham khảo trước ý kiến bác sĩ, bạn cần được theo dõi kỹ nếu nằm trong nhóm đối tượng sau:
- Trẻ nhỏ
- Phụ nữ có thai và cho con bú
- Người đang mắc các bệnh hoặc các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường…
- Nếu bạn đang sử dụng bất cứ một loại thuốc điều trị song song nào khác.
Điều trị bệnh gout bằng thuốc Đông y có hiệu quả không?
Điều trị bệnh thống phong hay điều trị bệnh gout theo Đông y vận dụng nguyên lý trên mà bám sát vào căn nguyên gây bệnh. Dựa theo giai đoạn phát triển của bệnh mà tương ứng với các vị thuốc điều trị khác nhau. Không có thuốc đặc trị bệnh thống phong trong Đông Y, các vị thuốc được dùng kết hợp hoặc điều chế độc vị nhằm mục đích thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp, thông lạc, và hướng tới hoạt huyết giúp bệnh nhân bồi bổ khí huyết, nâng cao chức tăng can thận.
Đồng thời tác dụng chính của thuốc Đông y là can thiệp vào máu huyết, tăng cường chính khí. Sử dụng thảo dược cũng hỗ trợ chức năng của gan, thận giúp tăng cường hoạt động đào thải các chất cặn bã. Từ đó các triệu chứng được cải thiện giảm dần và ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
Đối với những bệnh nhân đang trong giai đoạn gout cấp. Nếu như có biểu hiện khớp sưng, nóng đỏ và đau nhiều thì nên hạn chế vận động. Người bệnh điều chỉnh lại sinh hoạt cá nhân hoặc nhờ đến can thiệp của các loại thuốc có chứa các chất chống viêm không chứa steroid, hoặc nhóm thuốc có tác dụng đặc trị tăng đào thải và ức chế tổng hợp acid uric… Một số cây thuốc có chứa các chất kháng viêm, giảm đau cũng có hiệu quả tương đương trong giảm đau, thanh lọc cơ thể.
Điều trị bệnh gout theo Tạp chí Đông Y trong giai đoạn mãn tính được nhiều bệnh nhân áp dụng. Mặc dù hiệu quả điều trị không nhanh chóng như tân dược nhưng thuốc ít gây phản ứng phụ và phù hợp cho quá trình điều trị kéo dài đặc trưng ở giai đoạn này. Trước khi dùng thuốc, liều lượng được điều chỉnh cho phù hợp với thể trạng người gầy, thừa cân, hoặc nếu có bệnh khác đi kèm…
Bệnh nhân gout điều trị theo Đông Y được phân thành các nhóm thể tạng chính: nóng – lạnh (nhiệt – hàn), tốt – suy nhược (thực – hư), cơ quan bệnh (tạng – phủ), giai đoạn bệnh (biểu – lý). Nhóm bệnh nhân bị huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận mãn tính và bệnh tim mạch sẽ được kê riêng đơn thuốc phù hợp tránh phản ứng phụ.
Bài thuốc chữa bệnh gout theo Đông y
Những vị thuốc thường được ứng dụng trong điều trị gout là lá lốt, lá tía tô, dược liệu sói rừng và đậu xanh… Người bệnh có thể áp dụng cùng lúc bài thuốc sắc uống, thuốc ngâm tay/chân hoặc thuốc đắp. Kiên trì áp dụng và thực hiện đúng cách sẽ mang lại những kết quả tốt. Các bài thuốc Đông y chữa bệnh gout có công dụng hiệu quả gồm:
Thuốc chữa bệnh gout bằng Đông y với lá lốt
Lá lốt có tác dụng điều trị giảm đau ở bệnh nhân bị gout và nhiều vấn đề xương khớp khác nói chung. Không chỉ được Đông Y công nhận, khoa học hiện đại cũng đã thừa nhận lá lốt có chứa các hoạt tính giảm đau, kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả. Thông thường lá lốt được dùng để sắc thành thuốc uống, hoặc dùng để ngâm chân. Cách thực hiện như sau:
Bài thuốc uống
Độc vị: Sử dụng khoảng 5-10g lá lốt khô hoặc 15-30g lá lốt tươi đem sắc với 2 chén nước. Sắc thuốc trên lửa vừa cho tới khi nước cô đặc lại còn khoảng nửa chén. Bạn dùng nước này uống sau bữa ăn tối, kiên trì áp dụng trong 10 ngày.
Kết hợp thảo dược: Sử dụng khoảng 30g lá lốt kết hợp cùng 30g vòi voi, rễ bưởi bung, cỏ xước tươi rồi đem sao vàng hạ thổ. Cho dược liệu vào ấm sắc với 2 chén nước trên lửa vừa, đợi đến khi nước cô lại còn nửa 1/2 nước ban đầu thì chia phần nước đó thành 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc ngâm
Người bệnh chuẩn bị 1 – 2 thìa muối biển cùng với 5 – 10 lá lốt tươi. Đem lá lốt rửa sạch sau đó đem nấu đến khi nước sôi. Đợi đến khi nước lá lốt nguội bớt thì mới thêm muối vào. Đến khi nước đã bớt nóng thì bạn dùng nước này ngâm chân, cho đến lúc nước nguội. Kiên trì áp dụng trong 1 tuần đầu sẽ nhận thấy cơn đau ít xuất hiện hơn và tình trạng sưng đỏ, nóng rát ở khớp cũng cải thiện rõ.
Bài thuốc đắp
Bài thuốc đắp được thực hiện với duy nhất nguyên liệu lá lốt, hoặc bạn có thể kết hợp cùng ngải cứu để tăng hiệu quả. Bạn nên sử dụng một nắm lá lốt và nắm ngải cứu tươi mang đi rửa sạch rồi giã nát. Cho hỗn hợp thảo dược vào bếp chưng với giấm rồi đắp lên vùng khớp đau nhức. Lưu ý nên đắp ở trạng thái thuốc còn nóng vừa, tránh bỏng và đợi đến khi thuốc nguội hẳn thì rửa lại với nước ấm.
Bài thuốc trị bệnh gout theo Đông Y từ lá tía tô
Tía tô là vị thuốc có nhiều công dụng trong Đông y, đây cũng là bài thuốc chữa bệnh gout quen thuộc của ông bà ta trong nhiều thế kỷ trước. Theo ghi nhận của tài liệu y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, vị cay và không độc, tía tô cũng có tác dụng tốt vào kinh phế – tâm- tỳ vị. Vị thuốc dùng điều trị chứng phong hàn tốt, lợi tiểu và đào thải độc tố từ gan, thận. Điều này giúp tía tô mang lại những hỗ trợ đáng kể trong chữa gout và bệnh viêm đau khớp xương bằng phương pháp Đông Y.
Sử dụng lá tía tô chữa bệnh gout bằng cách đắp trực tiếp lên vùng khớp bị sưng viêm, hoặc sắc thuốc uống để dược tính phát tác từ nguyên căn.
Thuốc đắp ngoài: Sử dụng số lá tía tô tương ứng với diện tích vùng khớp xương bị gout. Lấy cành non và lá tía tô đem rửa sạch và cho vào cối giã nát, bạn sử dụng phần tía tô này đắp vào vùng khớp bị sưng viêm. Để thuốc thẩm thấu qua da trong khoảng 1-2 giờ thì thay một lần. Bài thuốc đắp giảm cơn đau nhanh chóng sau 2 – 3 tuần áp dụng.
Thuốc dùng uống: Với bài thuốc uống, người bệnh nên sử dụng phần lá và cành non của tía tô đem phơi khô hoặc sấy. Trong khi sắc thuốc nên canh chừng đến khi thuốc sắc cạn còn 1/2 phần thì dùng uống khi còn ấm. Tác dụng của vị thuốc giúp thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, đồng thời hỗ trợ tích cực hoạt động đào thải axit uric ra ngoài để đẩy lùi bệnh gout.
Bài thuốc chữa gout từ đậu xanh trong Đông y
Phương pháp chữa bệnh gout bằng Đậu xanh (đặc biệt là khi ăn cả vỏ) được nhiều bệnh nhân áp dụng và công nhận những cải thiện tích cực. Đậu xanh là thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, từ đó mà vị thuốc có thể hạn chế được sự hình thành và tích tụ độc tố trong cơ thể. Trong y học hiện đại, những chất này gọi là axit uric – vốn là nguyên nhân gây ra bệnh gout và các triệu chứng sưng tấy, đỏ nóng khớp và biến dạng khớp đặc trưng.
Đậu xanh có tính kháng viêm cao, Đông y cũng ghi nhận đậu xanh như một vị thuốc giúp thanh nhiệt, hỗ trợ khí huyết, ức chế quá trình thoái hóa. Vỏ đậu xanh có chất giải độc công hiệu. Bài thuốc cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả cho những người bị viêm khớp, gout cấp và mãn tính, thoái hóa khớp nói chung.
Đậu xanh ninh nhừ: Sử dụng khoảng 150g đậu xanh, sau đó đem rửa sạch và ngâm đậu xanh trong nước khoảng 1 giờ đồng hồ. Cho đậu xanh vào ấm ninh nhừ với lượng nước vừa đủ. Khi đậu mềm thì tắt bếp, dùng đậu xanh nguyên chất không nên nêm thêm gia vị. Bệnh nhân nên canh chỉnh để liều lượng vừa đủ dùng trong một ngày. Để sử dụng, bạn chia đậu xanh làm 2 phần ăn vào buổi sáng và trưa, hoặc sáng và tối. Kiên trì áp dụng khoảng 30 ngày có phát huy các tiến triển tích cực.
Nước đậu xanh rang: Nước đậu xanh rang hỗ trợ đào thải các axit uric dưa thừa và điều hòa thân nhiệt tố. Bạn chuẩn bị 1 nắm đậu xanh, sau đó đem đậu xanh rửa sạch và rang khô trên chảo. Rang đến khi đậu dậy mùi và hơi vàng thì bạn tắt bếp, sau đó đun sôi đậu xanh với 2 lít nước. Bạn nên uống nước đậu xanh mỗi ngày và phần bã dùng để ăn. Thực hiện hàng ngày để tăng cường hoạt động đào thải của thận.
Chữa bệnh gout theo Đông Y bằng cây sói rừng
Cây sói rừng được xem là vị thuốc Đông y chữa bệnh gout lâu đời và mang lại những kết quả bất ngờ. Tuy nhiên tác dụng của vị thuốc thường phát huy chậm nên bệnh nhân cần có sự kiên nhẫn khi sử dụng. Theo Đông y, cây sói rừng có tác dụng giúp khu phong trừ thấp, từ đó giúp người bệnh giải độc tiêu viêm, hoạt huyết, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt hiệu quả giảm đau từ chất flavonoid của loại dược liệu này đã được khoa học công nhận. Do đó vị thuốc có thể hỗ trợ điều trị cải thiện chứng thống phong khá hiệu quả.
Sắc thuốc uống: Chỉ sử dụng phần rễ của cây sói rừng làm thuốc uống. Bạn chuẩn bị 50g rễ cây sói rừng đem rửa sạch. Có thể đem rễ cây thái thành miếng mỏng, đem sao vàng hạ thổ để tăng hiệu quả dược tính. Sau đó đem dược liệu sắc với 1,5 lít nước cho đến khi vị thuốc còn khoảng 1 lít thì dùng trong ngày uống như nước lọc giúp. Bài thuốc sắc uống này giúp thải trừ axit uric trong vòng 2 – 3 tuần.
Bài thuốc chữa bệnh gout bằng lá trầu và nước dừa
Lá trầu không có công dụng trừ độc, tiêu viêm, chống sưng nề và đau nhức, vị thuốc được dùng phổ biến trong điều trị các vấn đề về xương khớp trong Đông Y. Ngoài ra lá trầu cũng chứa các tinh dầu ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Trong y học hiện đại, lá trầu không được ghi nhận có thành phần chống viêm tự nhiên như eugenol, chavicol, estragol, giảm đau hiệu quả.
Kết hợp lá trầu không và nước dừa là phương pháp điều trị bệnh theo Y học dân gian được công nhận hiệu quả. Nước dừa đóng vai trò là một chất hòa tan, giúp những hoạt chất trong lá trầu được tiết ra và hấp thụ nhanh chóng hơn. Đồng thời nước dừa cũng giúp chuyển hóa chất nhanh chóng, tăng cường trao đổi chất, cải thiện chức năng thận. Bài thuốc kết hợp giúp đào thải axit uric qua đường tiểu nhanh chóng.
Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị một quả dừa xiêm tươi nhiều nước, cắt vạt nắp sẵn. Dùng khoảng 100g lá trầu không đem rửa sạch, ngâm nước muối và thái lát nhỏ. Sau đó cho lá trầu không bỏ vào trong quả dừa xiêm đã chuẩn bị. Để ngâm lá trầu trong nước dừa khoảng 30-40 phút. Để sử dụng, người bệnh uống hết nước bên trong, bỏ đi phần bã. Áp dụng liên tục 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Bài thuốc chữa gout từ lá sake, lá ổi, đậu bắp
Những tài liệu Đông y ghi nhận lá sake có tác dụng tốt trong việc bồi bổ tỳ vị, lợi tiểu, đồng thời giúp tiêu viêm, kháng khuẩn. Đây cũng là vị thuốc giúp giải trừ độc tốt và tăng cường hoạt động đào thải của thận hữu hiệu. Đối với đậu bắp, tác dụng chính của nguyên liệu này là giúp làm giảm đường huyết trong máu, lợi tiểu, phòng ngừa tình trạng chướng khí trong cơ thể. Thành phần lá ổi có chứa tanin giúp hỗ trợ chuyển hóa, đào thải các chất cân bằng các hoạt chất trong cơ thể. Sự kết hợp của các nguyên dược liệu này có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh gout trong Đông y.
Cách thực hiện: Dùng khoảng 2 lá sake khô cùng 100 gram đậu bắp, lá ổi non đem đi rửa sạch. Sau đó bạn đem tất cả các nguyên liệu trên vào nấu chung với 1,5 lít nước. Sắc thuốc đến khi nước cạn còn 1 lít nước thì lấy uống cả ngày. Áp dụng trong thời gian khoảng 2 ngày các triệu chứng bệnh gút thuyên giảm rõ rệt không còn đau, cơn buốt khỏi hẳn. Nên thực hiện bài thuốc này vào lúc sáng sớm khi mới ngủ dậy chưa ăn gì. Sau khi uống khoảng 30 phút rồi mới ăn sáng.
Ngoài ra những bài thuốc Đông y chữa bệnh gout kể trên, người bệnh có thể liên hệ với các nhà thuốc uy tín để được thăm khám và bốc thuốc điều trị. Tuy nhiên nếu bạn điều trị kết hợp Đông y và Tây y cùng lúc thì nên tham khảo trước ý kiến chuyên môn của bác sĩ để tránh các phản ứng trái ngược của thuốc.
Biện pháp phòng ngừa bệnh gout tái phát
Song song với các bài thuốc chữa bệnh gout theo Đông Y kể trên, người bệnh cần chủ động trong biện pháp phòng ngừa mới có cơ hội điều trị dứt điểm được bệnh. Bệnh nhân cần hiểu rõ, bệnh gout khó có thể điều trị hoàn toàn nếu chỉ dựa vào thuốc. Do đó bệnh nhân nên tuân thủ những nguyên tắc phòng trị bệnh sau:
-
Tăng cường thực phẩm chứa ít purin: Bao gồm các loại hạt lanh (hạnh nhân, óc chó…), ngũ cốc, rau nhiều chất xơ, cá nước ngọt… chúng có thể giúp bạn giảm hấp thu những ảnh hưởng của chứng rối loạn chuyển hóa và tăng đào thải axit uric trong máu.
-
Bổ sung đủ nước, ăn nhiều rau xanh: Trung bình bạn cần uống đủ 2 – 3 lít nước/ngày. Do nước có chứa bicarbonate, sẽ làm kiềm hóa nước tiểu và hỗ trợ việc thải bỏ axit uric ra khỏi cơ thể tốt hơn. Bạn cũng nên ăn các loại rau có nhiều nước như dưa chuộc, xà lách, cần tây…
-
Kiêng nhóm thực phẩm đạm: Không hẳn bạn phải kiêng hoàn toàn các loại đạm cơ bản. Trong đó cần hạn chế tốt nhất các loại thịt đỏ, hải sản, phủ tạng động vật và nhóm thực phẩm giàu purin như nấm, măng… để hạn chế sản sinh thêm axit uric trong máu.
-
Kiêng rượu bia, thuốc lá: Chất kích thích và những loại thức uống có cồn rất nguy hại với người mắc bệnh gout. Bạn cũng nên loại bỏ đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh và thực phẩm đóng hộp ra khỏi thực đơn vì chúng khiến quá trình thanh lọc axit uric bị giới hạn.
-
Tập luyện thể dục: Duy trì chế độ luyện tập khoa học, mỗi ngày dành 30 phút để tập thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, xương khớp cứng cáp, từ đó giảm sự kết tủa các muối urat trên khớp, bảo tồn khả năng vận động của người bệnh.
-
Duy trì thể trạng khỏe mạnh: Đảm bảo điều trị dứt điểm những bệnh lý có mối quan hệ với gout như tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh huyết áp cao, rối loạn lipid máu, sỏi thận,…
Hiệu quả điều trị bệnh gout theo Đông y có thể phát huy tốt hơn tân dược ở những trường hợp nhất định. Tuy nhiên tương tự như thuốc tân dược, tác dụng của thuốc có thể hiệu quả cho người này nhưng không hiệu quả cho người khác. Đối với một bệnh khó trị dứt điểm như bệnh gout không thể điều trị bằng một phương pháp duy nhất. Người bệnh cần thực hiện kiên trì liệu pháp tổng hợp gồm điều chỉnh lối sống, ăn uống hợp lý, đồng thời uống nhiều nước, chăm luyện tập thể dục thể thao và sử dụng thuốc đúng chỉ định.
Để được hướng dẫn cách chữa bệnh gout đúng hướng, đảm bảo hiệu quả điều trị được như kỳ vọng thì bệnh nhân nên đến các chuyên khoa xương khớp thăm khám. Việc điều trị Đông Y bằng Tây y đều có những thế mạnh nhất định, nhưng quan trọng nhất là bệnh nhân cần tìm được phương pháp điều trị phù hợp với bản thân.