Bệnh gai cột sống – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Bệnh gai cột sống là một trong những căn bệnh thoái hóa cột sống hay mắc phải. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Bạn nên tìm hiểu các thông tin chi tiết để ứng phó cũng như điều trị căn bệnh này.
Bệnh gai cột sống là gì?
Gai cột sống là phần gai xương mọc ở phía bên ngoài hoặc hai bên của cột sống. Sở dĩ gai xương này xuất hiện là do sự phát triển của xương trên dây chằng quanh khớp, đĩa sụn hoặc thân đốt sống. Mà cụ thể là do sự lắng đọng canxi, chấn thương hoặc do viêm khớp cột sống mạn tính.
Thông thường gai cột sống hay tập trung ở thắt lưng, cổ nên có bệnh gai đốt sống cổ, gai đốt sống thắt lưng… Thông thường gai chỉ dài khoảng vài mm và chỉ mọc ở phía sau nên ít khi chèn tủy và rễ thần kinh. Chính vì vậy việc phát hiện sớm rất khó, thậm chí đến khi bệnh nặng mới phát hiện mình mắc bệnh.
Tưởng chừng đơn giản nhưng gai cột sống nếu không được điều trị sớm sẽ ngày càng gặp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như biến dạng cột sống, gây chèn ép các dây thần kinh, các hội chứng thoái hóa… thậm chí có thể gây tàn phế. Chính vì vậy chúng ta tuyệt đối không được chủ quan mà phải chủ động khi gặp các biểu hiện của căn bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống thường gặp
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống mà chúng ta thường mắc phải. Trong đó không thể không nhắc đến những nguyên nhân sau:
- Thói quen sinh hoạt không hợp lý như thường xuyên mang vác vật nặng, lười vận động, ngủ gối cao… dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống và dần dần bệnh gai cột sống xuất hiện.
- Chấn thương, tai nạn cũng có thể gây bệnh. Tình trạng va chạm có thể làm hư hại sụn khớp, địa đệm… Quá trình phục hồi có thể tạo nên các gai xương tại cột sống
- Tình trạng dư thừa lắng đọng canxi cũng là nguyên nhân gây gai cột sống mà chúng ta thường gặp. Điều này thường gây ra tình trạng thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi.
- Những người bị mắc các bệnh về xương khớp như loãng xương, viêm cột sống dính khớp, gai đôi đốt sống… cũng có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh gai cột sống.
- Nếu trong gia đình có người bị gai cột sống thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn những người khác. Các nhà khoa học đã khẳng định đây là một trong những căn bệnh có khả năng di truyền.
Ngoài ra, những người thừa cân, thường xuyên dùng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích… có thể tác động lên đĩa đệm cột sống, làm đĩa đệm bị bào món và tạo điều kiện cho bệnh gai cột sống có cơ hội xuất hiện.
Các triệu chứng bệnh gai cột sống
Việc xác định sớm các biểu hiện của bệnh giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ các triệu chứng của bệnh và thường nhầm lẫn bệnh gai cột sống với các bệnh xương khớp khác. Khi mắc bệnh gai cột sống thường có các triệu chứng như sau:
- Có cảm giác đau chạy dọc theo vùng cổ tới vùng thắt lưng. Đặc biệt triệu chứng đau thường hay tập trung nhiều ở phần lưng và cổ.
- Do gai cột sống đặc biệt là gai cột sống thắt lưng có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa nên dễ gây tê bì và mất cảm giác ở chân tại một số thời điểm.
- Giảm khả năng vận động do những cơn đau lan dần xuống hai tay hoặc hai chân. Đặc biệt khi vận động sẽ làm cho những cơn đau xuất hiện với cường độ mạnh hơn.
- Gai cột sống cũng có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan xung quanh trong đó có hệ bài tiết. Dẫn đến tình trạng mất kiểm soát đại tiện và tiểu tiện.
Tùy theo từng bệnh nhân mà các biểu hiện bệnh có thể khác nhau. Việc xác định chính xác tình trạng bệnh cần trải qua một số kiểm tra chuyên môn. Chính vì vậy khi nghi ngờ mắc bệnh hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán bệnh gai cột sống
Bác sĩ sẽ tiến hành hàng loạt các kiểm tra để biết được bệnh nhân đang mắc bệnh ở mức độ nào. Từ đó mới có hướng điều trị thật sự phù hợp. Cụ thể như sau:
Khám sức khỏe
- Bác sĩ sẽ đặt ra vài câu hỏi để biết được các triệu chứng mà bạn đang gặp phải
- Kiểm tra phản xạ cũng như hoạt động của khớp xương
Xét nghiệm hình ảnh
- X-quang để kiểm tra tình trạng xuất hiện của các gai xương
- CT để quan sát chi tiết hơn về các gai xương
- MRI giúp xác định vị trí dây thần kinh bị chèn ép
Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm kiểm tra khác.
Cách điều trị bệnh gai cột sống
Không chỉ gây ảnh hưởng đến cơ quan vận động mà tình trạng gai cột sống còn có tác động tiêu cực lên nhiều cơ quan khác. Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp điều trị cần được thực hiện sớm.
Tùy theo từng trường hợp bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, việc điều trị bệnh thường bao gồm các phương pháp như sau:
1/ Điều trị nội khoa
Việc áp dụng phương pháp này chủ yếu có tác dụng giảm đau và hạn chế sự phát triển của các gai xương. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định
# Dùng thuốc
Tùy theo từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc cũng như liều lượng phù hợp. Bao gồm thuốc giảm đau, thuốc corticoid, thuốc giãn cơ… Được dùng dưới dạng thuốc tiêm, thuốc uống hoặc thuốc thoa bên ngoài da…
Nếu dùng thuốc thì cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc cũng như liều lượng. Căn cứ theo tình trạng chuyển biến của bệnh, bác sĩ sẽ thay đổi cách sử dụng thuốc cho thật sự phù hợp. Bệnh nhân cũng cần phải quan tâm nhiều đến những biểu hiện của cơ thể trong quá trình sử dụng thuốc. Nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào cũng phải liên hệ ngay với bác sĩ.
Hiện nay cũng có nhiều bài thuốc dân gian, thuốc đông y,… được nhiều bệnh nhân chia sẻ với nhau. Nhưng theo các bác sĩ thì chỉ có tác dụng tạm thời, không có tác dụng chữa dứt điểm bệnh.
# Vật lý trị liệu
Thường có tác dụng giúp máu lưu thông, giảm đau, kéo giãn cột sống… Phương pháp này cũng áp dụng thêm cả biện pháp châm cứu được các thầy thuốc Đông y nghiên cứu có tác động tích cực đến các biểu hiện của bệnh.
Việc kết hợp phương pháp này giúp cho việc điều trị bệnh gai cột sống nhanh chóng có kết quả khả quan. Nhưng người bệnh không nên tự ý thực hiện mà cần có sự hướng dẫn của các thầy thuốc, kĩ thuật viên có chuyên môn.
# Tập Yoga
Đây là phương pháp tập luyện tác động tích cực đến các triệu chứng bệnh được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng. Các bài tập giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể lên đốt sống, giúp thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.
# Phương pháp xung điện
Với phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành dùng tia hồng ngoại, xung điện để tác động lên các vùng có gai xương ở cột sống. Việc tác động này có tác dụng giảm đau, giúp cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân.
2/ Điều trị ngoại khoa gai cột sống
Biện pháp này thường được áp dụng khi các phương pháp khác không có hiệu quả, những cơn đau kéo dài quá lâu và làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bệnh nhân.Thông thường chỉ nên dùng khi các gai xương chèn ép vào tủy làm cho ống tủy hẹp lại và chèn ép lên hệ thần kinh làm bệnh nhân bị tê bì chân tay, rối loạn đại tiện. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các gai xương ở cột sống, đồng thời sẽ chỉnh hình cột sống nếu cần thiết.
Việc tiến hành phẫu thuật đòi hỏi phải có bác sĩ có chuyên môn cao, cùng các trang thiết bị hiện đại. Vậy nên nếu tiến hành điều trị theo phương pháp này thì nên đến các bệnh viện lớn, có uy tín.
Ngoài việc tiến hành theo các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cần phải kiên trì và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thì mới đem lại kết quả khả quan.
Biện pháp phòng chống gai cột sống
Những triệu chứng của bệnh gai cột sống gây không ít gánh nặng về sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp điều trị bệnh hết sức quan trọng. Bạn nên áp dụng các biện pháp sau:
- Hạn chế việc ngồi nhiều đứng lâu hoặc ngồi sai tư thế. Nếu do đặc thù công việc thì cứ khoảng 1-2 tiếng nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng.
- Hạn chế tối đa việc làm những công việc nặng nhọc như khuân vác, bưng bê quá nặng…
- Duy trì cân nặng hợp lý, không để cân nặng tăng lên quá nhanh có thể gây ảnh hưởng đến cột sống cũng như hệ thống xương khớp
- Xây dựng chế độ ăn uống thật sự phù hợp. Trong chế độ ăn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường vitamin và các khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó cần hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích…
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường sức mạnh của xương khớp. Nhờ đó mà hạn chế được khả năng mắc phải căn bệnh này.
Qua những thông tin được chia sẻ có lẽ bạn đọc đã có được những thông tin cơ bản nhất về bệnh gai cột sống. Bệnh vẫn có thể điều trị được nếu bạn áp dụng đúng phương pháp. Chính vì vậy, ngay từ khi có các triệu chứng ban đầu, bạn có thể đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và áp dụng các biện pháp điều trị.