Bệnh đau thần kinh tọa có tự hết không?

Đau thần kinh tọa là bệnh lý để lại nỗi ám ảnh lớn cho hầu hết mọi bệnh nhân. Bởi cơn đau nhức thường lan rộng và gây cản trở trong quá trình vận động. Để tìm hiểu rõ hơn về thắc mắc “Đau thần kinh tọa có tự khỏi không?”, bạn đọc đừng nên bỏ qua bài viết dưới đây.

Bệnh đau thần kinh tọa có tự hết không?
Đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng đến chức năng vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Bệnh đau thần kinh tọa có tự hết không? 

Trao đổi với bệnh nhân về vấn đề này, PGS. TS. BS Đặng Hồng Hoa, trưởng khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Echo biết:

Đau thần kinh tọa được biểu hiện bằng những cơn đau nhức do rễ thần kinh bị viêm nhiễm, tổn thương hoặc bị chèn ép. Theo đánh giá lâm sàng, viêm đau thần kinh tọa là bệnh lý khá nghiêm trọng. Hầu hết, các bệnh nhân đều gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình vận động, sinh hoạt và làm việc khi có triệu chứng đau thần kinh tọa. Ngoài ra, cũng có không ít trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu teo cơ hoặc thậm chí bị bại liệt hoàn toàn và làm mất chức năng vận động.

Đối với thắc mắc đau thần kinh tọa có tự hết không? Câu trả lời là KHÔNG thể. Bởi vì, chứng đau thần kinh tọa hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cho nên bệnh cũng không có khả năng tự khỏi nếu không có sự can thiệp của các phương pháp điều trị. Cho dù khi đã áp dụng các biện pháp điều trị nhưng để dứt điểm được chứng đau thần kinh tọa cũng rất khó khăn.

Để khắc phục dần các triệu chứng do đau thần kinh tọa, thông thường bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố đánh giá khác nhau để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Phải kể đến một số yếu tố như là:

  • Dựa vào nguyên nhân gây bệnh
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh
  • Ý thức khắc phục
  • Phương pháp hỗ trợ điều trị
  • Tính chất công việc
  • Thể trạng mỗi người

Cải thiện chứng đau thần kinh tọa bằng cách nào?

Đau nhức lan tỏa, cứng khớp, cản trở vận động là triệu chứng thường gặp khi bị đau thần kinh tọa. Để giảm thiểu các triệu chứng này, bệnh nhân có thể tham khảo một số giải pháp khắc phục sau:

  • Chườm lạnh: Phương pháp chườm lạnh làm tê liệt một số vị trí tổn thương và cải thiện cơn đau tạm thời. Bạn có thể dùng 1 túi chườm có đá để chườm lên vị trí đau nhức. Chườm khoảng 15 – 20 phút và có thể áp dụng nhiều lần trong ngày.
  • Chườm nóng: Cũng tương tự như chườm lạnh, biện pháp chườm nóng giúp làm giãn cơ, làm dịu cơn đau nhức. Để chườm nóng, bạn có thể dùng túi chườm thảo dược hoặc miếng sưởi để áp lên da. Nhưng ở cách làm này, bạn chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần/tuần.
  • Lựa chọn bài tập phù hợp: Tư thế nằm thoải mái dưới sàn, sau đó co đầu gối phải lên cao, dùng 2 tay kéo đầu gối về phía ngực và giữ như vậy khoảng 10 giây rồi từ từ thả ra, đưa chân về vị trí ban đầu. Tiếp tục động tác tương tự với chân còn lại. Bài tập này giúp cho phần đùi, cơ mông được kéo giãn và hạn chế áp lực được hình thành trên thần kinh tọa.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng: Bệnh nhân đau thần kinh tọa nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng với nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước và duy trì cân nặng ở mức vừa phải. Ngoài ra, cần phải bổ sung thêm canxi và vitamin D để giúp cho xương luôn chắc khỏe.
  • Cân bằng trạng thái tâm lý: Tâm lý thoải mái, vui vẻ sẽ giúp cho bệnh nhân vượt qua các triệu chứng đau nhức dễ dàng hơn. 
  • Sử dụng thuốc: Thông thường, việc sử dụng thuốc cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp.
Bệnh đau thần kinh tọa có tự hết không?
Để cải thiện tốt triệu chứng đau thần kinh tọa, bệnh nhân nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ

Đau thần kinh tọa là bệnh lý có nguy cơ chuyển biến nguy hiểm nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời. Khi có biểu hiện bất thường, bệnh nhân nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách.