Bả vai là gì, nằm ở chỗ nào? Các vấn đề thường gặp
Bả vai là một thuật ngữ quen thuộc liên quan đến hệ thống cơ xương khớp được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, để có được một định nghĩa cụ thể về nó thì không phải ai cũng nắm rõ. Vậy bả vai là gì? Nằm ở vị trí nào? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bộ phận này thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Bả vai là gì? Nằm ở chỗ nào?
Bả vai chính là tên gọi chung của các khớp cùng hệ thống dây chằng và mô cơ ở ngay vị trí nối cánh tay với thân người cho tới cột sống lưng trên. Vị trí vùng bả vai nằm ngay 1 bên lưng trên. Cấu tạo của nó gồm 3 xương là xương đòn, xương bả vai và chỏm xương cánh tay.
Các xương ở khu vực bả vai được liên kết với nhau bằng hệ thống mô mềm như gân, cơ, dây chằng và bao khớp để tạo thành một khối cho vai hoạt động. Khớp vai là 1 khớp ổ chảo – lồi cầu, chỏm xương cánh tay sẽ được gắn vào ổ chảo của xương bả vai nhờ bao khớp và chóp xoay.
Chóp xoay gồm có 3 cơ là cơ tròn bé, cơ trên gai và cơ dưới gai. Chúng được kết hợp với nhau thành 1 giải cân bao quanh và bám vào tận mấu động lớn ở xương cánh tay. Chóp xoay này có chức năng nâng đỡ cánh tay cũng như xoay cánh tay ra ngoài.
Ngay tại vùng bả vai còn có chứa 1 túi hoạt mạc lót giữa chóp xoay và phần dưới mỏm cùng vai. Túi hoạt mạc này có chức năng giúp cho chóp xoay tránh va chạm vào mỏm cùng của vai khi cánh tay vận động.
Một số vấn đề thường gặp liên quan đến vùng bả vai
Bả vai thường là khu vực khớp phải vận động rất nhiều trong sinh hoạt cũng như công việc. Đây cũng là lý do chính khiến cho khu vực này thường xuyên gặp phải các vấn đề bất thường.
Dưới đây mà một số vấn đề về vùng bả vai thường gặp mà bạn cần chú ý:
1. Chấn thương chóp xoay
Chóp xoay là một nhóm các cơ và gân bao quanh khớp vai có nhiệm vụ giữ cho đầu xương cánh tay trên vững chắc trong ổ cắm nông của vai. Chấn thương chóp quay có thể gây đau âm ỉ ở vai, thường trở nên tồi tệ hơn khi bạn ngủ nghiêng về phía liên quan.
Chấn thương chóp quay xảy ra thường xuyên hơn ở những người liên tục thực hiện các động tác trên cao ở trong công việc hoặc trong thể thao. Ví dụ như họa sĩ, thợ mộc hay những người chơi bóng chày, tennis. Nguy cơ chấn thương chóp quay cũng được cho là sẽ tăng dần theo độ tuổi.
Nhiều người phục hồi sau khi điều trị bằng các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện tính linh hoạt và sức mạnh của các cơ xung quanh khớp vai. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chấn thương chóp xoay có thể là hệ quả của một chấn thương khác. Lúc này, chăm sóc y tế nên được cung cấp càng sớm càng tốt. Chấn thương chóp xoay mở rộng có thể cần đến phẫu thuật, chuyển gân thay thế hay thậm chí là thay khớp.
2. Tổn thương SLAP
Tổn thương SLAP hay còn được gọi với tên là tổn thương sụn viền và gân nhị đầu dài. Là một trong những nguyên nhân gây đau bả vai dễ bỏ sót khi thăm khám và chẩn đoán, ngay cả khi có phim MRI. Tổn thương này gây ra nhiều phiền toái vì đau trong các động tác sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến việc tập luyện và thi đấu với đối tượng vận động viên.
Sụn viền khớp vai là 1 cấu trúc giải phẫu nằm bao quanh ổ chảo xương vai, cũng chính là phần tiếp khớp với xương cánh tay. Nó có vai trò làm sâu thêm ổ chảo để giúp tăng khả năng chống trật khớp cho khớp vai. Còn gân nhị đầu dài xương cánh tay chính là 1 trong 2 đầu gân của cơ nhị đầu cánh tay. Cơ này tham gia trực tiếp vào động tác gấp và sấp khuỷu tay.
Cơ chế chấn thương SLAP thường gặp là khớp vai xoay trong khi khuỷu tay duỗi đột ngột. Thường gặp nhiều trong động tác ném bóng, vật nặng hay động tác phát bóng trong tennis. Chấn thương có thể nặng ngay lập tức hay tăng dần khi bị tác động lặp đi lặp lại.
Tổn thương SLAP là tổn thương khó do vị trí nằm sâu trong khớp. Chính vì thế mà để chẩn đoán cần dựa vào việc thăm khám kỹ bằng những nghiệm pháp lâm sàng chuyên khoa kết hợp với phim MRI khớp vai. Tốt nhất là máy MRI 1.5 Tesla trở lên và nếu có thể cần tiêm thuốc cản quang nội khớp.
Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Trong đó, nếu trường hợp nặng thì phẫu thuật là phương án cần cân nhắc. Mục tiêu đầu tiên là để cải thiện triệu chứng đau và tiếp đó là mức độ vận động. Ttriệu chứng đau có thể được cải thiện tương đối tốt nhưng mức độ vận động thì không thể đạt 100% như trước khi chấn thương.
3. Trật khớp vai
Vai là khớp di động nhiều nhất của cơ thể, vốn không ổn định nên dễ bị trượt ra khỏi vị trí. Đây chính là một chấn thương trong đó xương cánh tay trên bật ra khỏi ổ cắm hình cốc là một phần của xương bả vai.
Khớp vai thường di chuyển theo nhiều hướng nên có thể bị trật khớp về phía trước, lùi hay xuống, hoàn toàn hay một phần. Trong đó, hầu hết các trường hợp trật khớp đều xảy ra ở phía trước vai. Ngoài ra, các mô sợi nối với xương vai cũng có thể bị kéo căng hay rách và thường gây ra biến chứng trật khớp.
Phải có một lực mạnh, chẳng hạn như một cú đánh bất ngờ vào vai để kéo xương ra khỏi vị trí. Xoay cực mạnh khớp vai có thể làm bật xương cánh tay trên ra khỏi hốc vai. Trật khớp một phần – trong đó xương cánh tay trên nằm một phần ra khỏi hốc vai – cũng có thể xảy ra.
Nguyên nhân chính có thể thường là do chấn thương trong thể thao, tham gia giao thông hay trong công việc. Điều trị có thể là chỉnh hình, vật lý trị liệu, thuốc men và có trường hợp cũng có thể cần đến phẫu thuật.
4. Gãy xương bả vai
Xương bả vai là một xương hình tam giác nối xương cánh tay trên với xương đòn và thành ngực. Mỗi người sẽ có hai xương bả vai, nằm ở hai bên lưng trên. Nó được bảo vệ bởi nhiều cơ bắp, giúp di chuyển một cách trơn tru.
Gãy xương bả vai là một chấn thương không phổ biến. Theo Hiệp hội Phẫu thuật Chỉnh hình Hoa Kỳ, chấn thương này chiếm chưa đến 1% tất cả các trường hợp gãy xương ở Hoa Kỳ mỗi năm. Gãy xương thường do các chấn thương lớn, ví dụ như tai nạn giao thông, tai nạn thể thao hay té ngã.
Gãy xương xảy ra ở các bộ phận khác nhau của xương bả vai sẽ gây ra các triệu chứng hơi khác nhau. Nhưng nhìn chung, các triệu chứng của chấn thương này sẽ bao gồm:
- Đau dữ dội khi cố gắng di chuyển cánh tay.
- Không có khả năng nâng cánh tay lên trên đầu.
- Sưng, bầm tím hay trầy da ở mặt sau xương bả vai.
Đa phần các trường hợp gãy xương bả vai đều có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh đeo nịt để cố định khớp vai. Đồng thời kết hợp vật lý trị liệu để tăng khả năng vận động. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp thì phẫu thuật lại được cho là cần thiết.
5. Bong gân vai
Trong chấn thương này, dây chằng nâng đỡ và ổn định vai bị kéo căng hay bị rách, đồng thời khớp AC bị trật hoặc tách rời. Các nguyên nhân phổ biến của bong gân vai bao gồm chấn thương trực tiếp đến vai do tai nạn hay trường hợp ngã đè vào một cánh tay đang dang ra.
Bong gân vai được phân tách thành các lớp, tùy thuộc vào mức độ tổn thương dây chằng cũng như mức độ phân tách giữa xương đòn và huyệt vị. Trong bong gân độ 1, dây chằng của khớp AC bị kéo căng hoặc rách một phần, nhưng xương không bị tách rời. Đau nhẹ và sưng có thể gây cản trở các hoạt động hàng ngày bình thường.
Trong bong gân độ 2, dây chằng sẽ bị rách, gây đau và sưng. Trong bong gân độ 3 thì khớp AC sẽ bị tách biệt hoàn toàn. Tổn thương ở dây chằng AC và dây chằng coracoclavicular gần đó có thể khiến xương đòn bị trật khớp. Điều này dẫn đến các triệu chứng bầm tím, đau và sưng. Chúng có thể cản trở bạn thực hiện các hoạt động thông thường. Xương đòn bị trật thường sẽ xuất hiện như một vết sưng trên vai.
Lớp 4, 5 và 6 bong gân nghiêm trọng hơn và cũng ít phổ biến hơn. Trong những chấn thương này, dây chằng sẽ bị rách, khớp AC tách ra, đồng thời cơ cũng tách ra khỏi xương đòn.
6. Viêm khớp vai
Đau bả vai được cho là một trong những triệu chứng rất thường gặp. Nó có thể phát sinh do một số chấn thương kể trên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đau vùng bả vai còn liên quan trực tiếp đến các bệnh về cơ xương khớp. Điển hình nhất là khi các bệnh lý này kích hoạt ngay tại vùng bả vai hay khu vực lân cận.
Bệnh lý thường gặp nhất chính là viêm quanh khớp vai khiến cho gân cơ, dây chằng và bao khớp bị tổn thương. Lúc này không chỉ làm phát sinh các triệu chứng sưng đau mà còn khiến chức năng vận động của khớp bị hạn chế. Sau đây là những nguyên nhân chính khiến khớp vai bị viêm:
- Thoái hóa khớp: chính là sự thoái hóa khớp do mài mòn và rách khiến cho sự trơn láng của mặt khớp mất đi. Thường gặp phổ biến ở người trên 50 tuổi, chủ yếu ở khớp cùng đòn và rất ít gặp ở khớp ổ chảo cánh tay.
- Viêm khớp dạng thấp: là bệnh hệ thống gây viêm mặt khớp hoặc bao khớp, có thể ảnh hưởng tới bất cứ độ tuổi nào.
- Viêm khớp sau chấn thương: là 1 dạng của thoái hóa khớp sau sang chấn, chẳng hạn như gãy xương hoặc trật khớp vai. Viêm khớp thoái hóa cũng có thể phát triển sau khi bị rách chóp xoay.
Việc điều trị bệnh viêm khớp vai có thể là dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, các thuốc chức năng hay thuốc điều trị đặc hiệu. Đắp nóng hoặc vật lý trị liệu cũng có thể được yêu cầu kết hợp. Nếu các phương án này không thể đáp ứng thì phẫu thuật mới được cân nhắc.