Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?
Viêm khớp dạng thấp thuộc một dạng bệnh lý về xương khớp có liên quan đến hệ thống miễn dịch. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng liệu rằng viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không? Tìm hiểu thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp ngay trong bài viết sau đây.
Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp (viêm đa khớp dạng thấp) là hiện tượng biến đổi của màng hoạt dịch khớp và gây viêm, đau nhức ở một số khớp. Bệnh được hình thành bởi tình trạng rối loạn miễn dịch của cơ thể và xuất hiện thường xuyên vào những ngày trời lạnh.
Nếu không có biện pháp khắc phục phù hợp, bệnh viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sinh hoạt và làm việc của bệnh nhân. Viêm khớp dạng thấp mãn tính có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như tổn thương khớp, biến dạng khớp, thoái hóa khớp và suy giảm chức năng vận động.
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp cơ bản là do hệ thống miễn dịch phản ứng với chất nhầy bên trong bao hoạt dịch – lớp màng bao quanh khớp. Hậu quả của quá trình viêm nhiễm đó là làm phá hủy sụn và đầu xương bên trong khớp. Mặt khác, viêm nhiễm kéo dài còn làm cho hệ thống dây chằng bị giãn ra, suy yếu.
Mặc dù, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ nhà khoa học nào tìm ra nguyên nhân cụ thể gây tình trạng rối loạn miễn dịch. Tuy nhiên, một số tác nhân dưới đây có thể khiến cho màng hoạt dịch của người bệnh trở nên nhạy cảm hơn và tạo tiền đề khởi phát bệnh. Cụ thể đó là:
- Do di truyền
- Vi khuẩn, virus tấn công
- Độ tuổi, giới tính
- Môi trường sống
- Thói quen sinh hoạt
- Môi trường làm việc
Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm đa khớp dạng thấp thường không có biểu hiện rõ ràng và thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác. Hoặc cũng có thể các triệu chứng của chúng không được đề cập cụ thể.
- Cứng khớp vào buổi sáng, triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và biến mất nhanh khi cử động khớp.
- Sưng, tấy đỏ, nóng, mềm và biến dạng tại vị trí khớp viêm.
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng thường gặp phải triệu chứng khác như ngứa mắt, chán ăn, ngứa ran và tê, nhịp thở ngắn, sốt cao,…
Đối tượng dễ mắc viêm khớp dạng thấp
- Người có độ tuổi trung bình từ 20 – 40.
- Đa số là nữ giới.
- Phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch suy yếu.
- Người làm việc văn phòng, ít vận động khớp.
Viêm đa khớp dạng thấp có chữa khỏi không?
Bệnh viêm khớp thấp có nguy cơ chuyển sang mãn tính và gây ảnh hưởng đến các khớp. Bệnh thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công “nhầm” vào dịch khớp và gây hiện tượng viêm sưng. Chính vì điều này mà bệnh viêm khớp dạng thấp được xem là bệnh lý tự miễn.
Bởi vì, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được căn nguyên gây bệnh và đây là trở ngại lớn trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị dứt điểm bệnh. Qua đó, có thể xác định được rằng viêm khớp dạng thấp là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Nhưng điều này không có nghĩa là bệnh nhân phải đối đầu với bệnh thường xuyên. Cho đến nay, các nhà khoa học cũng đưa ra rất nhiều phương pháp cải thiện và làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng viêm khớp dạng thấp, đồng thời đó cũng có thể ngăn ngừa được tình trạng làm tổn thương khớp vĩnh viễn. Bệnh nhân hoàn toàn có thể đẩy lùi triệu chứng viêm khớp, tuy nhiên chúng có thể tái phát bất cứ lúc nào nhất là khi gặp điều kiện tác động thuận lợi.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp được đưa ra, trong đó bao gồm cả việc điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và phẫu thuật điều trị. Với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ viêm khớp dạng thấp, nên bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều trị phù hợp khi thăm khám chuyên khoa. Nếu bệnh nhân có thể kiểm soát được tình trạng viêm khớp dạng thấp thì tình trạng tổn thương khớp là điều rất khó xảy ra.
Để khắc phục tình trạng viêm khớp dạng thấp, bác sĩ thường áp dụng điều trị tập tập trung vào việc:
- Kháng viêm
- Ngăn ngừa tổn thương
- Làm giảm triệu chứng
- Cải thiện chức năng vận động
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng cách nào?
Tùy vào mức độ viêm, tình trạng tổn thương và nhiều yếu tố khác để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ở những trường hợp mới phát, bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc giảm viêm đau liều thấp. Nhưng khi bệnh đã tiến triển ở mức độ khác thì bệnh nhân có thể sử dụng thuốc liều cao hoặc phải phẫu thuật phục hồi chức năng của khớp khi có dấu hiệu khớp hư tổn.
1. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc
Thông thường, bệnh nhân được chỉ định sử dụng các nhóm thuốc sau:
- Nhóm NSAID hay thuốc chống viêm không steroid để kiểm soát triệu chứng.
- Nhóm thuốc có chứa Corticosteroid làm chậm sự phát triển của bệnh và kiểm soát hệ miễn dịch.
- Nhóm DMARD có tác dụng làm chậm sự phát triển của viêm đa khớp dạng thấp.
- Nhóm thuốc sinh học để phục hồi chức năng của khớp.
2. Phẫu thuật điều trị viêm khớp dạng thấp
Là giải pháp khắc phục bệnh cuối cùng khi bệnh nhân sử dụng thuốc và vật lý trị liệu không thành công. Hiện nay có 3 loại phẫu thuật điều trị viêm khớp dạng thấp thường được sử dụng đó là:
- Phẫu thuật thay khớp
- Phẫu thuật Joint Fusion nhằm loại bỏ các tế bào hư tổn.
- Phẫu thuật sửa chữa gân hư tổn.
Những điều cần lưu ý khi điều trị viêm khớp dạng thấp
Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Sử dụng thuốc và điều trị bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, hạn chế tình trạng tăng cân đột ngột.
- Tập thói quen thư giãn, thoải mái và luyện tập thể thao để giúp cho tinh thần luôn lạc quan.
- Sử dụng các bài tập trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích trước và sau khi điều trị.
- Khi có biểu hiện bất thường, nên khám chuyên khoa để có giải pháp khắc phục và điều trị kịp thời.
- Uống đủ nước, tăng cường lượng rau xanh, hoa quả tươi để cơ thể khỏe mạnh.
Bệnh viêm khớp dạng thấp tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, đừng nên quá chủ quan khi gặp phải một trong số những dấu hiệu trên.