Viêm sụn khớp gối có chữa được không?
Hiện tượng viêm sụn khớp gối có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 chân và gây cản trở đến vấn đề vận động của người bệnh. Triệu chứng viêm được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như tuổi tác, chấn thương hoặc do một số bệnh lý về xương khớp. Và viêm sụn khớp gối có chữa được không trở thành một thắc mắc lớn của nhiều người bệnh, cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này.
Viêm sụn khớp gối có chữa được không?
Khớp gối là điểm tiếp giáp của xương đùi, xương ống chân và xương bánh chè. Giữa các đầu xương thường được bao phủ bởi một lớp sụn có bề mặt mịn láng, đóng vai trò như một chất đệm ở khớp xương, giúp các khớp hoạt động trơn tru. Tại đây, còn có sự hiện diện của các mô hoạt dịch trải dài trên khớp, kích thích sản sinh dung dịch bôi trơn khớp và nuôi dưỡng sụn.
Tình trạng viêm sụn khớp gối xảy ra khi phần đầu sụn bị tổn thương, lúc này các khớp xương sẽ cọ xát vào nhau, tạo ma sát và làm giảm tình trạng hấp thụ chấn động. Viêm sụn khớp gối gây đau nhức, làm cản trở vận động và chức năng di chuyển của bệnh nhân. Ai cũng có thể mắc chứng viêm sụn khớp gối nhưng những người ở độ tuổi sau 45 là đối tượng phổ biến.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, viêm sụn khớp gối là bệnh lý không thể tránh khỏi khi tuổi tác cao. Bởi vì lúc này, chức năng phục hồi sụn và tái tạo chất nhờn đã bị suy yếu dần. Ngoài ra, chứng viêm sụn khớp gối còn được hình thành bởi một số nhân tố khác như:
- Mắc bệnh gout mãn tính
- Loãng xương
- Viêm gân
- Viêm màng bao hoạt dịch khớp
- Thoái hóa khớp
Có thể thấy đây là bệnh lý về xương khớp rất nghiêm trọng. Nhưng liệu rằng “Viêm sụn khớp gối có chữa được không?”. Câu trả lời là có thể. Nếu bệnh nhân phát hiện sớm và khắc phục, điều trị chúng đúng cách. Trường hợp người bệnh chủ quan và kéo dài tình trạng viêm hoặc để viêm nhiễm tái phát thường xuyên sẽ khiến cho phần sụn bị ăn mòn và khó khắc phục hơn so với thời điểm ban đầu.
Chữa viêm sụn khớp gối bằng cách nào?
Hiện nay, có rất nhiều cách để khắc phục và điều trị viêm sụn khớp gối. Thông thường, sẽ được chỉ định điều trị bằng một số cách sau:
– Điều trị bằng thảo dược:
Việc điều trị này được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng, bởi vì nguyên liệu được sử dụng có nguồn gốc từ tự nhiên, dễ tìm, ít để lại tác dụng phụ. Tuy nhiên, với lượng dược tính thấp, thảo dược tự nhiên không có khả năng dứt điểm căn nguyên và tạo điều kiện cho bệnh phát triển về sau. Một số dược liệu tự nhiên thường được sử dụng như là cây cỏ xước, cà gai leo,…
– Điều trị nội khoa:
Ở giai đoạn khởi phát, bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng một số kháng viêm, kháng sinh không chứa steroid (NSAID) như:
- Acetaminophen (Tylenol), Tramadol
- Aspirin, Ibuprofen, Naproxen
Thuốc này có tác dụng làm giảm viêm, đau nhưng cũng có thể để lại một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến dạ dày, tim, gan, thận. Cho nên bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt liều, lượng theo quy định.
Trường hợp bệnh có xu hướng tiến triển nặng, bệnh nhân thường được chỉ định:
- Uống hoặc tiêm Corticosteroid (steroid) vào khớp gối.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp với một số chế phẩm sinh học như etanercept (Enbrel), adalimumab (Humira), infliximab (Remicade), methotrexate, penicillamine, sulfasalazine, gold salts, và hydroxychloroquine nhằm ngăn chặn sự phá hủy khớp.
– Chườm lạnh:
Phương pháp này chỉ giúp cải thiện cơn đau và không có tác dụng điều trị viêm sụn khớp gối. Các chuyên gia đầu ngành khuyến nghị, chỉ nên thực hiện chườm lạnh khoảng 2 lần/ngày, mỗi lần tối đa 30 phút để không gây ảnh hưởng đến một số bộ phận liên quan.
– Vật lý trị liệu:
Vật lý trị liệu điều trị viêm sụn khớp gối bao gồm châm cứu kết hợp với bài tập. Phương pháp này góp phần kích thích các tế bào thần kinh hoạt động và giải phóng hormone endorphin – chất giảm đau tự nhiên.
Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm sụn khớp cũng cần cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm, các chế phẩm có công dụng kích thích tái sinh tế bào sụn và dịch nhầy. Điều này giúp cho sụn khớp khỏe mạnh và ngăn ngừa viêm nhiễm. Cần bổ sung thêm lượng canxi, vitamin D, khoáng chất để hình thành và củng cố cơ, xương khớp.
Biện pháp phòng ngừa viêm sụn khớp gối tái phát
Có thể nói, viêm sụn khớp gối là căn bệnh khá phổ biến và thường gặp ở mọi đối tượng. Vì thế, mỗi người cần chủ động phòng tránh bệnh bùng phát bằng cách đẩy lùi các yếu tố nguy cơ gây bệnh và thay đổi lối sống:
- Kiểm soát tình trạng cân nặng và hạn chế tình trạng tăng cân đột ngột.
- Không nên đứng quá lâu hoặc vận động, mang vác đồ đạc nặng nhọc.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao điều độ, đúng cách và không tập với cường độ mạnh.
- Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và khớp gối.
- Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột, tránh làm cho sụn khớp tổn thương.
Trên đây là một số giải đáp về bệnh viêm sụn khớp gối. Khi gặp phải triệu chứng bất thường về khớp gối, bệnh nhân nên trực tiếp thăm khám chuyên khoa và không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.