Bị đau khớp gối có nên tập Gym không?
Hiện nay, gym đang là bộ môn thể thao đang được giới trẻ lựa chọn để duy trì vóc dáng và tăng cường sức khỏe. Nhưng liệu rằng, người bị đau khớp gối có nên tập gym không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bị đau khớp gối có nên tập Gym không?
Đau khớp gối gây khó khăn cho việc vận động khớp gối. Cho nên, những người bị đau khớp gối thường lo lắng rằng việc tập gym có thể khiến cho chứng đau khớp trở nên trầm trọng hơn. Nhưng một vài nghiên cứu mới đây đã khẳng định rằng, việc luyện tập thể thao, đặc biệt là tập gym đúng tư thế, đúng cách còn mang lại tác dụng tích cực trong quá trình điều trị viêm đau khớp gối. Bởi vì, khi khớp gối hoạt động đúng cách sẽ giúp nới lỏng các cơ bị co cứng, điều tiết hoạt động của hệ thống thần kinh, làm cho các đầu khớp chuyển động linh hoạt hơn.
Ngoài ra, việc tập gym đúng cách cũng góp phần phát triển cơ, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ xương khớp. Chính sự dẻo dai này sẽ giúp cho bệnh nhân di chuyển linh hoạt, dễ dàng hơn. Đặc biệt, khi luyện tập gym đúng cách còn giúp đẩy lùi các bệnh có hại như loãng xương, thoái hóa khớp, béo phì và một số bệnh lý về tim mạch.
Các chuyên gia khuyến nghị, bệnh nhân nên nghỉ ngơi khi triệu chứng đau khớp gối bùng phát. Chỉ nên tập khi các triệu chứng đau nhức đã suy giảm. Bên cạnh đó, nên tránh xa các bài tập quá sức, tránh làm cho khớp gối đau nhức trở lại hoặc gây ra biến chứng nguy hiểm hơn.
Bài tập dành cho người đau khớp gối
Khớp gối là bộ phận thường xuyên di chuyển và chịu rất nhiều áp lực từ cơ thể. Để làm giảm triệu chứng đau nhức khớp gối, điều quan trọng là cần phải lựa chọn bài tập phù hợp. Bạn đọc có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
– Bài tập Standing calf SketchUp:
- Tư thế đứng thẳng người, chân dang rộng bằng vai.
- Nhấc chân phải đưa về phía trước, cách chân trái khoảng 1 – 2 bước.
- Gập nhẹ chân phải 1 góc 90 độ, chân trái thẳng, gót chân trái chạm sàn nhà để kéo căng bắp chân.
- Giữ nguyên động tác khoảng 30 giây và thực hiện tương tự với chân còn lại.
– Bài tập kéo giãn chân:
- Tư thế đứng thẳng người, chân rộng hơn vai.
- Uốn cong đầu gối bên trái, dùng tay trái kéo nhẹ nhàng chân về phía mông.
- Cố gắng đưa gót chân càng gần mông càng tốt, giữ nguyên tư thế khoảng 30 giây thì đổi chân.
- Có thể sử dụng bức tường phẳng để giữ thăng bằng cơ thể tốt hơn.
– Bài tập ngồi nâng chân đơn:
- Ngồi thẳng lưng trên ghế, hai chân vuông góc với mặt sàn.
- Nâng chân trái để nó song song với sàn nhà, chân phải giữ nguyên.
- Giữ trong 30 giây, sau đó cho chân trái về tư thế ban đầu và tiếp tục với chân phải.
- Lặp lại động tác khoảng 10 lần.
Những điều cần lưu ý khi tập gym cho người bị đau khớp gối
Theo các chuyên gia, để phòng tránh tổn thương hoặc đau nhức khớp khi tập gym, bệnh nhân cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
– Khởi động kỹ trước khi tập:
Khởi động là yếu tố rất quan trọng và cần thiết trong mọi bài tập vận động cơ thể. Khi chúng ta khởi động đúng cách, cơ nóng lên và kích thích chất nhờn ở khớp tiết ra đủ để bôi trơn khi vận động. Đồng thời đó, các cơ quan như tim, phổi cũng bắt nhịp vận động tốt hơn. Điều này giúp làm giảm nguy cơ gây tổn thương khớp, cho nên các chuyên gia thường khuyến khích bệnh nhân khởi động nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 phút trước khi thực hiện bài tập.
– Tập đúng tư thế:
Người tập gym cần tuân thủ các tư thế luyện tập theo hướng dẫn của huấn luyện viên. Điều này giúp cho người bệnh tránh khỏi các tổn thương không mong muốn.
– Xây dựng thói quen sinh hoạt:
Trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân cũng cần hết sức chú trọng đến tư thế đứng hoặc ngồi. Hạn chế đứng lâu, đứng nghiêng người hoặc ngồi xổm, tránh làm tổn thương đến đầu gối. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần:
- Dành thời gian để cho khớp gối thư giãn và nghỉ ngơi.
- Có thể massage đầu gối bằng nước đá để làm giảm triệu chứng đau mỏi khớp.
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp.
- Kiểm soát cân nặng cơ thể, tránh tình trạng tăng cân đột ngột.
Đau khớp gối khi tập gym là vấn đề rất phổ biến khi bệnh nhân luyện tập quá sức hoặc tập sai tư thế. Để dứt điểm tình trạng này, bệnh nhân cần thăm khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân phát bệnh và tìm ra hướng giải quyết cụ thể.