Viêm khớp phản ứng có hết không? Bao lâu thì khỏi?
Viêm khớp phản ứng là một dạng viêm khớp do nhiễm trùng và gây ảnh hưởng đến các cơ quan. Nếu không điều trị sớm bệnh có thể biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt. Người bệnh cần có kiến thức cụ thể về căn bệnh này để chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh.
Tổng quan về bệnh viêm khớp phản ứng
Viêm khớp phản ứng là gì?
Viêm khớp phản ứnghay còn được gọi là hội chứng Reiter. Đây là một dạng bệnh lý xương khớp ít gặp, bệnh xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng tại một cơ quan của cơ thể kéo theo viêm khớp thường xuyên. Những cơ quan này có thể là hệ tiêu hóa, ruột, hệ thống tiết niệu sinh dục, bộ phận sinh dục….Trong trường hợp tiến triển thành viêm khớp, những vùng bị ảnh hưởng thường là đầu gối, các khớp ở mắt cá chân và bàn chân. Bệnh viêm khớp phản ứng thường xảy ra ở những khớp lớn chi dưới, khớp cùng chậu, viêm các điểm bám gân…
Bệnh viêm khớp phản ứng là hậu quả của sự quá mẫn của hệ thống miễn dịch với tình trạng nhiễm trùng của cơ thể. Thông thường tình trạng viêm khớp sẽ xảy ra sau nhiễm trùng một vài tuần, một vài tháng, hoặc một vài năm. Bệnh có thể gặp phải ở mọi đối tượng, dù là đàn ông hay phụ nữ, ở mọi độ tuổi đều có khả năng mắc bệnh. Trong 10-20% trường hợp thì viêm khớp phản ứng là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như: viêm khớp vảy nến mãn tính, viêm cột sống dính khớp gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng động khớp, cột sống.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp phản ứng
Bệnh viêm khớp phản ứng thường xảy ra do các phản ứng chống lại các yếu tố bên ngoài của cơ thể. Thông thường người ta chỉ phát hiện bệnh khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Một số loại vi khuẩn có thể gây viêm khớp phản ứng có thể lây nhiễm qua đường thực phẩm, trong khi một số khác có thể xâm nhập qua cơ quan sinh dục khi quan hệ. Trong đó có những loại vi khuẩn gây viêm khớp phản ứng thường gặp là:
- Chlamydia
- Campylobacter
- Yersinia
- Salmonella
- Shigella
- Clostridium difficile
Một số trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng lại gặp ở bệnh nhân bị lao hệ thống hoặc virus như: Rubella, virus viêm gan, Parvovirus, HIV,… Ngoài những nguyên nhân lây nhiễm chính qua đường tiết niệu – sinh dục, tiêu hóa, còn có tới 20% các trường hợp viêm khớp phản ứng không tìm được nguyên nhân.
Triệu chứng gây viêm khớp phản ứng
Viêm khớp phản ứng là căn bệnh hiếm gặp khó để nhận diện, Do bệnh có những biểu hiện lâm sàng tương đồng với các căn bệnh viêm khớp khác. Các triệu chứng của viêm khớp phản ứng thường sẽ xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm trùng khoảng 1 – 3 tuần. Trong thời gian này bệnh nhân có thể xuất hiện những dấu hiệu sau đây:
- Các khớp bị đau và cứng: Được cho là một trong những dấu hiệu cơ bản của bệnh viêm khớp phản ứng. Vùng bị ảnh hưởng có thể là ở bất kỳ vùng khớp nào, tuy nhiên thường gặp nhất vẫn là đầu gối, bàn chân, mắt cá chân. Triệu chứng cũng thường gặp ở vùng lưng, mông, gót chân.
- Triệu chứng ở đường tiết niệu: Viêm khớp phản ứng có thể kèm theo các biểu hiện ở đường tiết niệu, bệnh nhân tiểu tiện nhiều hơn và có cảm giác khó chịu, rát và nóng tại vùng âm đạo, đây là những dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Ở nam giới có thể xảy ra tình trạng tiểu mủ vô khuẩn.
- Triệu chứng thương tổn mắt: Người bệnh có thể gặp phải hiện tượng đỏ mắt và ngứa, nóng, viêm ở mắt. Ngoài ra người bệnh còn sợ ánh sáng, đau hốc mắt hoặc viêm loét kết mạc,…
- Biểu hiện tổn thương ngoài da: Xảy ra tình trạng sưng, phồng chân và ngón tay. Kèm theo các tổn thương viêm niêm mạc như ở miệng, lưỡi, bao quy đầu, viêm bàng quang – niệu đạo
- Thân nhiệt tăng cao: Bệnh nhân có thể bị sốt và mệt mỏi, đau tại vùng thắt lưng, lở miệng và lưỡi, đau cơ, mụn nước ở đầu dương vật, phát ban lòng bàn tay, bàn chân…
- Đối vớiviêm khớp phản ứng ở trẻ em, những biểu hiện thường gặp là thấy mỏi, khó di chuyển và vận động, chán ăn và gầy sút..
Những dấu hiệu viêm khớp phản ứng kể trên là những triệu chứng cơ bản. Một số biểu hiện khác có thể xảy ra tùy vào cơ địa và mức độ bệnh lý của mỗi người. Tuy nhiên nếu nghi ngờ bản thân có một trong những biểu hiện trên, bạn cần thăm khám và chẩn đoán sớm để được can thiệp hiệu quả.
Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp phản ứng?
Bệnh viêm khớp phản ứng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng, nhưng nam giới trong độ tuổi 20 – 40 là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp phản ứng nằm trong nhóm đối tượng sau:
- Giới tính: Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới, đặc biệt là nam giới trong độ tuổi trưởng thành đến đàn ông trung niên.
- Di truyền: Viêm khớp phản ứng thường xảy ra khi người bệnh có một hoặc nhiều gen phản ứng thái quá với tác nhân gây bệnh. Nếu trong gia đình có cha mẹ bị bệnh thì con cháu sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn.
- Những người có kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Bệnh viêm khớp phản ứng xảy ra nhiều nhất ở những người đang trong độ tuổi từ 20 – 40.
Viêm khớp phản ứng có hết không? Bao lâu thì khỏi?
Mặc dù những ảnh hưởng của viêm khớp phản ứng gây ra không ít khó chịu cho người bệnh, nhưng theo các chuyên gia thì căn bệnh này không nguy hiểm và không thuộc nhóm bệnh mãn tính. Bệnh nhân bị viêm khớp háng phản ứng có thể chữa khỏi sau khi điều trị khoảng 3 – 4 tháng. Nếu như bệnh có biểu hiện nhẹ, bệnh nhân có sức đề kháng tốt thì bệnh sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Sau điều trị, một số trường hợp vẫn có nguy cơ tái phát nếu không khắc phục tận gốc nguyên nhân gây bệnh trước đó. Do đó, bệnh nhân cần đi khám để được các bác sĩ chỉ định cách điều trị khác.
Người bệnh cũng có thể yên tâm vì viêm khớp phản ứng là căn bệnh không lây nhiễm trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên do bệnh xuất phát từ virus, vi khuẩn nên nếu nhiều người trong gia đình đều tiếp xúc với mầm bệnh thì khả năng nhiễm bệnh đồng thời là rất cao. Các virus, vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua các con đường khác nhau như: Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân đang bị viêm khớp phản ứng, quan hệ tình dục không an toàn…
Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp phản ứng
Bệnh viêm khớp phản ứng có thể điều trị dễ dàng bằng thuốc, nhưng trước tiên bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh đến từ đâu. Quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp phản ứng như sau:
Chẩn đoán viêm khớp phản ứng
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh viên khớp phản ứng thông qua các biểu hiện khi thăm khám lâm sàng. Kết hợp tìm hiểu bệnh sử của bản thân, gia đình bệnh nhân, kiểm tra các triệu chứng nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu phản xạ kém, những xét nghiệm sẽ được chỉ định để chẩn đoán chính xác triệu chứng:
- Xét nghiệm máu: Giúp đánh giá chính xác tình trạng nhiễm khuẩn, dấu hiệu viêm, các kháng thể đi kèm với một số loại viêm khớp. Đồng thời xác định dấu ấn di truyền liên quan đến bệnh viêm khớp phản ứng
- Xét nghiệm dịch khớp: Đưa ra nhận xét đúng về số lượng các tế bào bạch cầu, nếu số lượng các tế bào bạch cầu tăng lên cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm hoặc nhiễm khuẩn. Xét nghiệm dịch khớp cũng cho thấy mức độ lan rộng của các loại vi khuẩn trong dịch khớp, tình trạng này thường dẫn tới tổn thương khớp nghiêm trọng. Phân biệt viêm khớp phản ứng với gout nhờ nhận diện rõ các tinh thể axit uric trong dịch khớp.
- Xét nghiệm hình ảnh: Phương pháp này không giúp đánh giá được hình ảnh khớp viêm cấp tính. Tuy nhiên hình ảnh X quang có thể giúp chẩn đoán loại trừ khả bệnh viêm cột sống dính khớp – bệnh lý có triệu chứng tương đương viêm khớp phản ứng.
Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp phản ứng
Có nhiều cách điều trị bệnh viêm khớp phản ứng, trong đó phổ biến nhất là điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc được sử dụng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (do virus hay vi khuẩn). Để điều trị, những phương pháp thường được áp dụng gồm có:
Sử dụng thuốc
Nhóm thuốc kháng sinh và giảm đau được sử dụng chủ yếu trong điều trị viêm khớp phản ứng. Trong đó:
- Nhóm thuốc kháng sinh nhằm khắc phục tình trạng nhiễm trùng, thuốc kháng viêm không chứa steroid có tác dụng giảm đau, giảm tình trạng cứng và sưng khớp.
- Phương pháp điều trị tăng cường miễn dịch được chỉ định với bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng mãn tính. Chẳng hạn như tiêm cortisone vào khớp nhằm giúp cơn đau, sưng khớp được giảm bớt.
- Đa số bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân áp dụng thêm phương pháp khác cải thiện song song như vật lý trị liệu hoặc tập thể dục theo hướng dẫn.
- Nếu như bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng ở mắt, các loại thuốc nhỏ mắt chứa steroidđược chỉ định để phòng hậu quả xấu ảnh hưởng đế thị giác.
Phương pháp tập vật lý trị liệu
Song song với phương pháp điều trị bằng thuốc, người bệnh cần thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương gây viêm khớp, người bệnh sẽ được hướng dẫn phương pháp tập vật lý trị liệu để điều trị viêm khớp gối phản ứng.
Đối với những bài tập giãn cơ, các bài tập được thực hiện nhằm mục đích thả lỏng khớp và cơ. Bằng cách này có thể giúp chức năng của khớp tổn thương mau được phục hồi. Bên cạnh đó người bệnh nên tự điều chỉnh lại tư thế ngồi, tư thế đi đứng khoa học để duy trì cấu trúc nền tảng cho khớp xương, nhằm giữ cho hoạt động của khớp và xương sống không bị biến dạng.
Phương pháp điều trị khác
Đối với các tổn thương ngoài khớp, bệnh nhân cần phải điều trị các tổn thương mắt bằng corticoid tại chỗ hoặc toàn thân. Sử dụng thuốc điều trị dưới sự hướng dẫn và ý kiến của chuyên khoa có liên quan. Bệnh nhân cần điều trị từ nguyên nhân gây bệnh mới khắc phục bệnh được tận gốc.
Phòng ngừa viêm khớp phản ứng
Bệnh viêm khớp phản ứng có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát trước các yếu tố nguy cơ. Trong đó yếu tố di truyền làm tăng đáng kể nguy cơ bị viêm khớp phản ứng, nếu như trong gia đình người bệnh có thành viên mắc bệnh, hoặc trong gia đình có cha, mẹ thuộc nhóm kháng nguyên HLA-B27 (+). Nếu bạn biết cách tuân thủ một số quy tắc nhất định, trong sinh hoạt, ăn uống và vận động, khả năng phòng bệnh hoàn toàn có thể xảy ra. Những lời khuyên giúp hạn chế tối đa khả năng xảy ra viêm khớp phản ứng được liệt kê gồm:
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Người bệnh nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng đa dạng, chế biến thực phẩm sạch nhằm phòng tránh những nguy cơ xấu. Nguyên tắc cơ bản là, người bệnh cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng đa dạng, đủ chất, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Viêm khớp phản ứng có tỷ lệ xảy ra và tiến triển xấu nếu cơ thể bạn bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Do đó người bệnh nên chủ động sơ chế và nấu nướng, đảm bảo nguyên tắc “ăn chín uống sôi”. Nếu như bạn gặp phải các vấn đề ở hệ hô hấp, đường tiêu hóa, bài tiết khó khăn thì cần thăm khám sớm. Chủ động trong điều trị các bệnh lý này sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao
Bạn cần chủ động xây dựng chế độ nghỉ ngơi và rèn luyện thể thao hợp lý. Tập thể thao tăng cường sức khỏe, đồng thời cải thiện độ linh hoạt của khớp, hạn chế tình trạng co cứng khớp xảy ra. Ngoài ra rèn luyện thể chất cũng giúp bạn có sức đề kháng tốt, các kháng nguyên và kháng thể hoạt động hiệu quả, từ đó phòng tránh sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh.
Chú ý quan hệ tình dục an toàn
Bệnh viêm khớp phản ứng cũng có thể xảy ra khi người bệnh mắc phải các bệnh xã hội – bệnh lây qua đường tình dục không an toàn. Cụ thể như bệnh dùi mào gà, lậu, giang mai, và phổ biến nhất là HIV/AIDS . Do đó để bảo vệ chính bản thân trước nguy cơ lây nhiễm, bạn cần có đời sống tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su khi quan hệ nếu chưa lập gia đình.
Viêm khớp phản ứng có hết không? Bao lâu thì khỏi là một thắc mắc thường gặp. Bài viết đã giải đáp phần nào những nghi vấn của bạn đọc về căn bệnh này. Nếu bạn nhận thấy cơ thể đang có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, hoặc đã được chẩn đoán viêm khớp phản ứng, cần chủ động thăm khám và điều trị theo phác đồ để sớm hồi phục, ngăn ngừa tái phát hiệu quả.