Bệnh thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên có không ít người trẻ mắc căn bệnh này. Nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới biến chứng tàn phế. Nội dung sau cung cấp đến bạn đọc thông tin về bệnh và cách điều trị hiệu quả nhất, an toàn nhất.
Thoái hóa khớp là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp là tình trạng các xương dưới sụn và sụn khớp bị tổn thương, bào mòn dẫn tới viêm đau. Bệnh gây đau đớn, khó chịu và khiến người bệnh khó vận động các chi có khớp bị thoái hóa.
Các vị trí thoái hóa khớp thường gặp là:
- Thoái hóa cột sống thắt lưng
- Thoái hóa đốt sống cổ
- Thoái hóa khớp ngón tay
- Thoái hóa khớp gối
- Thoái hóa khớp háng…
Bệnh xảy ra ở người trung niên và ngày càng có xu hướng trẻ hóa khi nhiều người trẻ tuổi mắc phải.
Thoái hóa khớp có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:
- Cứng khớp
- Hạn chế vận động, khiến người bệnh đi lại khó khăn
- Biến dạng khớp, cong vẹo các chi.
- Teo cơ
- Bại liệt, tàn phế, mất khả năng lao động.
Triệu chứng thoái hóa khớp đau đớn và khó vận động
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của bệnh mà người bệnh có thể cảm nhận được các triệu chứng khác nhau của thoái hóa khớp.
Giai đoạn khởi phát: Các cơn đau do thoái hóa khớp thường âm ỉ, chưa dữ dội. Nhiều người nhầm lẫn với tình trạng đau mỏi xương khớp do vận động hoặc lao động nhiều.
- Cảm giác đau xương khớp xuất hiện khi người bệnh vận động hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
- Cơn đau tập trung tại vùng khớp bị thoái hóa.
- Xuất hiện tiếng lạo xạo, lục khục tại khớp khi vận động.
Giai đoạn bệnh nặng: Cơn đau tăng dần về mức độ, kèm theo các biến chứng của khớp nếu không được điều trị đúng cách.
- Vùng khớp thoái hóa đau nhức liên tục, đau đột ngột hoặc kéo dài.
- Xuất hiện tình trạng sưng, viêm tại vùng khớp thoái hóa.
- Kèm theo biến chứng biến dạng khớp hoặc tràn dịch màng khớp.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa các khớp, trong đó có yếu tố phổ biến sau:
- Quá trình lão hóa tự nhiên: Khi lớn tuổi, quá trình lão hóa diễn ra mạnh mẽ. Tế bào sụn khớp không còn khả năng sản sinh và tái tạo, sụn khớp suy yếu và mất tính đàn hồi.
- Bẩm sinh: Người khi sinh ra mang những dị dạng khiến diện tích nén bình thường của khớp và cột sống thay đổi, gây áp lực lớn cho khớp, khiến quá trình lão hóa diễn ra sớm hơn.
- Di truyền: Trường hợp có cơ địa già hóa sớm, hoặc di truyền tình trạng xương khớp yếu từ bố mẹ có nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn.
- Các biến dạng thứ phát: Nhiều bệnh lý về xương khớp, chấn thương do tai nạn, nghề nghiệp… dẫn tới tổn thương, biến chứng thoái hóa khớp.
- Béo phì: Tình trạng tăng cân mất kiểm soát sẽ gây ra áp lực lớn lên các khớp xương, dẫn tới khớp thoái hóa nhanh chóng.
- Nội tiết: Thiếu hụt nội tiết tố nữ trong giai đoạn mãn kinh, do bệnh lý tiểu đường, loãng xương… cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt, giúp tăng khả năng phục hồi chức năng của khớp. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị, phổ biến nhất là Tây y, Đông y và phương pháp dân gian.
Chữa thoái hóa khớp bằng Tây y
Tây y chú trọng việc giảm đau, giãn cơ, chống viêm, giảm phù nề tại vùng khớp bị thoái hóa, giúp cải thiện chức năng vận động của khớp. Việc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc chống phù nề trở nên phổ biến.
Những trường hợp bệnh nặng, đã xuất hiện biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định làm phẫu thuật bao gồm: phẫu thuật dự phòng, phẫu thuật bảo tồn, phẫu thuật thay thế. Việc phẫu thuật thường tốn kém chi phí và tồn tại những rủi ro.
Ngoài ra, các phương pháp vật lý trị liệu dưới tác động của sóng cao tần, nhiệt, điện… là biện pháp hỗ trợ giảm đau.
Chữa thoái hóa khớp bằng dân gian
Trong dân gian cũng lưu truyền một số cách chữa thoái hóa khớp được nhiều người tin tưởng sử dụng như: dùng rượu ngâm hạt mè, lá mơ lông và gừng, lá lốt….
Cách phương pháp này được khá nhiều người áp dụng, tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh công dụng chữa bệnh cũng những bài thuốc truyền miệng này. Do đó, hầu hết chỉ mang lại tác dụng tạm thời, chứ không đẩy lùi được bệnh.
Bài tập chữa thoái hóa khớp tại nhà
Một số bài tập và động tác Yoga tại nhà giúp giảm nhẹ các cơn đau và hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp cũng được bác sĩ khuyên áp dụng. Tùy thuộc vào vị trí khớp bị thoái mà có các bài tập phù hợp.
- Động tác Squat: Đứng thẳng lưng, chụm 2 chân, tay đưa về phía trước ngang vai. Từ từ hạ hông xuống, chân và đầu gối cân bằng. Giữ nguyên tư thế trong 15 – 20 giây và lặp lại.
- Động tác rắn hổ mang: Nằm sấp, chống tay xuống sàn, nâng phần thân trên, uốn cong người, ngửa cổ về sau hết sức có thể. Giữ nguyên tư thế trong 30 – 60 giây và lặp lại.
- Bài tập co duỗi khớp gối: Ngồi trên 1 chiếc ghế, chân vuông góc sàn nhà, từ từ nâng phải lên song song với sàn, giữ tư thế trong 20 giây rồi hạ xuống. Thực hiện với chân còn lại và lặp lại.
Chữa thoái hóa khớp bằng phương pháp Đông y
Theo y học cổ truyền, bệnh thoái hóa khớp thuộc vào chứng Tý. Nghĩa là kinh mạch khí huyết bị ứ đọng, bế tắc, không thông suốt. Vì thế mà gây nên cơn đau buốt, đau nhức khớp, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Để điều trị thoái hóa khớp, Đông y tập trung vào các nguyên lý sau:
- Giải tỏa kinh lạc, khai thông khí huyết.
- Giải nhiệt, khu phong, tán hàn, trừ thấp.
- Tăng thể trạng, tăng hệ miễn dịch.
- Bồi bổ gan thận, bồi bổ xương khớp.
- Giảm đau nhức xương khớp.
Điều trị thoái hóa khớp bằng Đông y bao gồm sử dụng các bài thuốc từ thảo dược, kết hợp trị liệu Đông y bằng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu….
Hoạt huyết Phục cốt hoàn – Giải pháp vàng cho người thoái hóa khớp
Hiểu rõ nguyên lý điều trị, các chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nghiên cứu chuyên sâu và cho ra đời Hoạt huyết Phục cốt hoàn. Đây giải pháp đột phá trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp.
Hoạt huyết Phục cốt hoàn là thành quả nghiên cứu trên 100 bài thuốc cổ. Kết hợp với quá trình tìm kiếm vị thuốc quý tại các bản làng vùng núi Tây Bắc. Sự góp mặt của chủ dược Hầu vĩ tóc đã mở ra hướng đi đột phá.
Hầu vĩ tóc là vị thuốc được chứng minh có khả năng tái tạo và phục hồi sụn khớp, sản sinh dịch khớp. Hiệu quả đặc biệt trong việc điều trị thoái hóa khớp. Các chuyên gia đã bổ sung thêm những vị thuốc quý như Na rừng, Hy Thiêm, Phòng phong, Gối hạc… giúp tăng dược lực lên nhiều lần.
>> Xem thêm: Thuốc điều trị thoái hóa khớp đẩy lùi cơn đau hiệu quả
Cơ chế tác động tận căn nguyên bệnh, hiệu quả lâu dài
Hoạt huyết phục cốt hoàn tác động tới căn nguyên gây bệnh, bồi bổ gan thận, lưu thông khí huyết, giải độc, tiêu viêm, giúp tái tạo và phục hồi sụn khớp bị tổn thương. Nhờ đó mang lại hiệu quả lâu dài và hạn chế tái phát.
Thử nghiệm lâm sàng trên 500 bệnh nhân sử dụng Hoạt huyết Phục cốt hoàn sau 2 đợt trị liệu cho thấy:
- 423 người không còn đau khớp, vận động linh hoạt sau 90 ngày sử dụng.
- 56 người giảm tới 70 – 80% triệu chứng đau khớp, có thể đi lại, vận động tốt sau 120 ngày sử dụng.
- 21 người giảm 40% tình trạng bệnh do nhiều yếu tác động, cơ địa kém đáp ứng với dược liệu.
Đặc biệt, kết quả thử nghiệm, thực tế điều trị của hàng nghìn bệnh nhân không có ghi nhận tác dụng phụ.
An toàn tuyệt đối nhờ thành phần thảo dược 100%
Hoạt huyết Phục cốt hoàn được bào chế từ 100% thảo dược sạch tự nhiên, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO. Nguồn nguyên liệu được chọn lọc khắt khe từ các vườn dược liệu sạch do Trung tâm Thuốc dân tộc trực tiếp phát triển tại Hòa Bình, Hải Dương, Hưng Yên… Với mục tiêu mang đến những dược liệu chất lượng nhất đến với bệnh nhân, Trung tâm Thuốc dân tộc chú trọng đến từng khâu gieo trồng, chăm sóc. Vườn dược liệu được trồng theo mô hình khép kín theo hướng chuyên canh hữu cơ, không sử dụng hóa chất để đảm bảo thu được những vị thuốc sạch và an toàn.
Hoạt huyết Phục cốt hoàn đã trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt và được cấp phép lưu hành trên toàn quốc theo quyết định số 3821/2018/ATTP-XNCB.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, địa chỉ “vàng” khám chữa bệnh bằng YHCT
Hơn 10 năm hình thành và phát triển, Trung tâm Thuốc dân tộc đã trở thành địa chỉ uy tín hàng đầu, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng tìm đến. Trung tâm là nơi hội tụ đông đảo đội ngũ bác sĩ, chuyên gia uy tín với hàng chục năm công tác tại những bệnh viện YHCT lớn nhất cả nước.
Nhiều năm qua, Trung tâm luôn nỗ lực cải thiện chất lượng khám chữa bệnh, tích cực nghiên cứu tìm ra giải pháp điều trị bệnh bằng YHCT. Minh chứng cho những cố gắng ấy là hàng loạt giải thưởng và danh hiệu cao quý.
Tại Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh được bác sĩ YHCT đầu ngành kết hợp sử dụng thuốc với trị liệu Đông y châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để tăng hiệu quả điều trị. Đồng thời, bác sĩ cung cấp tài liệu và hướng dẫn chi tiết thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì và các bài tập bổ trợ.
Thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì?
Việc bổ sung các dưỡng chất phù hợp giúp giảm nhẹ các cơn đau, hỗ trợ tái tạo sụn khớp. Bệnh nhân thoái khớp nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa nhiều canxi, magie: Hải sản, cá, tôm, sữa, đậu nành, thịt gà, xương ống và sụn động vật…
- Thực phẩm giàu Omega 3: Cá, ngũ cốc, hạt óc chó, hạnh nhân…
- Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất: Rau xanh, củ quả, trái cây…
- Thoái hóa khớp nên kiêng các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, rượu bia và chất kích thích, đồ ngọt…
Tìm hiểu thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR